Skip to main content

Viêm loét dạ dày mãn tính nguy hiểm đến mức nào? Nguyên nhân, cách chữa

Viêm loét dạ dày mãn tính là giai đoạn tiến triển do viêm loét dạ dày cấp tính không điều trị sớm và triệt để. Ở giai đoạn mãn tính, các tổn thương lan rộng, bệnh khó điều trị hơn, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh, trong đó có ung thư dạ dày.

Mục lục

I. Viêm loét dạ dày mãn tính là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng tế bào niêm mạc dạ dày bị viêm và tổn thương kéo dài gây loét hoặc vết loét vượt quá lớp cơ niêm mạc. Thống kê cho thấy, tỷ lệ người mắc loét dạ dày ở Việt Nam chiếm đến 26% dân số và đang có xu hướng trẻ hóa qua từng năm.

Bệnh viêm loét dạ dày được phân thành 2 loại là viêm loét dạ dày cấp tínhviêm loét dạ dày mãn tính (viêm loét dạ dày mạn tính). Trong đó, viêm loét dạ dày mãn tính là tình trạng viêm loét dạ dày cấp tính kéo dài không được điều trị, sau một thời gian có thể chuyển sang dạng mãn tính. 

Ở giai đoạn viêm loét dạ dày mãn tính, các tổn thương lan rộng, bệnh khó điều trị hơn, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm teo, chuyển sản ruột, hẹp môn vị, xuất huyết, viêm nhiễm các cơ quan lân cận, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày thường dễ nhầm lẫn sang các bệnh tiêu hóa thông thường khác nên bệnh nhân thường chủ quan không thăm khám. Thậm chí, theo nghiên cứu, vẫn còn khoảng 20% số người mắc viêm loét dạ dày không ghi nhận triệu chứng. Vì vậy, bệnh viêm loét dạ dày thường bị phát hiện ở giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị.

Viêm loét dạ dày mãn tính là giai đoạn tiến triển do viêm loét dạ dày cấp tính không điều trị sớm và triệt để.
Viêm loét dạ dày mãn tính là giai đoạn tiến triển do viêm loét dạ dày cấp tính không điều trị sớm và triệt để.

II. Những dấu hiệu nào cho thấy người bệnh đang bị viêm loét dạ dày mãn tính?

Khi bị viêm loét dạ dày mạn tính, người bệnh thường xuyên gặp các triệu chứng như: đau vùng thượng vị kéo dài; nóng rát, khó chịu vùng bụng trên; khó tiêu, buồn nôn và nôn, đại tiện bất thường; đi tiểu ra máu hoặc nôn ra máu; sụt cân không rõ nguyên nhân….

1. Đau bụng vùng thượng vị  

Đau thượng vị là dấu hiệu loét dạ dày mãn tính đặc trưng và dễ gặp nhất. Cơn đau rất rõ ràng, có thể bắt đầu từ vùng thượng vị sau đó lan ra cả sau lưng. Thời gian đau có thể kéo dài vài phút hoặc có thể diễn ra trong vài giờ nếu viêm loét nặng. 

Bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính có thể đau âm ỉ, dữ dội, đau tức hoặc đau quặn tùy theo mức độ viêm loét. Cơn đau có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào nhưng hay gặp khi bụng đói, nửa đêm về sáng hoặc sau khi ăn 2-3 tiếng. Cơn đau tái đi tái lại, không khỏi hẳn và kéo dài trên 6 tháng

2. Thường xuyên ợ nóng, ợ hơi, ợ chua 

Dấu hiệu ợ nóng, ợ hơi, ợ chua thường xuyên xuất hiện khi viêm loét dạ dày chuyển sang giai đoạn mãn tính. Nguyên nhân là do khi bị viêm loét, dạ dày tiết nhiều acid hơn bình thường gây dư thừa. Lượng acid dư thừa cùng với khí từ thức ăn lên men trào ngược lên thực quản gây ra ợ chua, ợ hơi và ợ nóng. 

3. Buồn nôn, nôn 

Nguyên nhân khiến bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính bị nôn và buồn nôn là do dạ dày bị tổn thương nên không thể tiêu hóa hết thức ăn gây ứ đọng tại dạ dày. Điều này gây đầy hơi, chướng bụng và đầy hơi tạo thành khí đẩy lên khoang miệng khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn và nôn ói.

5. Đầy bụng, khó tiêu  

Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do dạ dày bị tổn thương nên hoạt động tiêu hóa thức ăn bị chậm lại gây đầy bụng, khó tiêu kèm theo cảm giác khó chịu sau khi ăn.

Khi bị đầy bụng trên, người bệnh viêm loét dạ dày mãn tính có thể gặp các triệu chứng khác như đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn. 

Khó tiêu cũng là triệu chứng nhiều bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày mãn tính gặp phải gây cảm giác ấm ách khó chịu, ăn nhanh no… 

6. Nôn ra máu hoặc đi tiểu ra máu 

Đi tiểu ra máu hoặc nôn ra máu là dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng và báo động cần điều trị y tế ngay. Bệnh nhân có thể nôn ra dịch đỏ sẫm, có lẫn thức ăn hoặc với dịch vị chua. Phân của người bệnh có màu sắc bất thường như: phân có lẫn máu, phân đen sệt như nhựa đường. 

Triệu chứng đi tiểu ra máu hoặc nôn ra máu xuất hiện là do biến chứng xuất huyết ở trong dạ dày. Khi xuất hiện dấu hiệu này, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay để được điều trị kịp thời. Vì nếu để xuất huyết tiêu hóa kéo dài có thể gây mất máu nghiêm trọng, dẫn đến sốc, nặng nhất là tử vong.

7. Đại tiện bất thường 

Đại tiện không bình thường là triệu chứng hay gặp ở các bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính nặng. Theo đó, người bệnh đi đại tiện phân nát, phân sống, có màu đen thậm chí lẫn máu nếu bị xuất huyết dạ dày. 

8. Sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân

Triệu chứng sụt cân đột ngột và không rõ nguyên nhân thường gặp hơn ở những bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính do nhiễm vi khuẩn HP. 

Nguyên nhân là do vi khuẩn HP gây viêm mãn tính toàn bộ niêm mạc, giảm tiết acid, ảnh hưởng đến quá trình tạo máu do kém hấp thu vitamin B12 và các chất dinh dưỡng từ thức ăn khiến người bệnh bị sụt cân.

Bên cạnh đó, người bị viêm loét dạ dày mãn tính do các nguyên nhân khác cũng có thể bị sụt cân do ăn uống không ngon miệng, hoạt động tiêu hóa và hấp thu kém. 

9. Ngủ kém

Các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau thượng vị, buồn nôn thường xuyên xuất hiện khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh không tỉnh táo, đầu óc thiếu minh mẫn, khó tập trung…

10. Triệu chứng của thiếu máu mạn tính

Viêm loét dạ dày mãn tính khiến chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng trong thời gian dài. Điều này làm cơ thể suy giảm hấp thu các chất tạo máu như: sắt, acid folic. Hậu quả là người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, xanh xao, suy nhược cơ thể…

Viêm loét dạ dày mãn tính khiến người bệnh thường xuyên bị đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, nôn ra máu... 
Viêm loét dạ dày mãn tính khiến người bệnh thường xuyên bị đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, nôn ra máu…

III. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày mãn tính

Theo my.clevelandclinic.org và mayoclinic.org, bệnh viêm loét dạ dày mãn tính có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, nguyên nhân chính và phổ biến là điều trị bệnh muộn, không trị dứt điểm vi khuẩn HP, không biết bị bệnh, sử dụng lâu dài thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Ngoải ra, còn có một số nguyên nhân ít gặp hơn và các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

1. Do điều trị bệnh muộn và không triệt để

Viêm loét dạ dày mãn tính là giai đoạn tiến triển do viêm loét dạ dày cấp tính không điều trị sớm và triệt để. Bệnh nhân chủ quan không điều trị hoặc uống thuốc không đủ liệu trình, không kiêng các thực phẩm gây tổn thương dạ dày khiến bệnh dai dẳng và chuyển sang mãn tính. 

2. Do không điều trị dứt điểm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP nếu không điều trị tận gốc sẽ rất dễ tái nhiễm trở lại. Lúc này,vi  khuẩn sẽ kháng thuốc và gây khó khăn trong việc điều trị dẫn tới viêm loét dạ dày mãn tính. 

Theo thông tin từ Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, nhiễm vi khuẩn HP/Helicobacter pylori là một trong các nguyên nhân chính và phổ biến gây viêm loét dạ dày cũng như các bệnh lý dạ dày khác. 

Vi khuẩn HP sống chủ yếu trong dạ dày. Ở nhiều người, H.pylori không gây ra vấn đề gì vì hệ thống miễn dịch đường ruột có thể giữ vi khuẩn này trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, ở một số người bị nhiễm HP, loại vi khuẩn này phát triển quá mức, làm hỏng và ăn mòn lớp màng bảo vệ dạ dày, tạo điều kiện cho axit dạ dày tạo ra vết loét.

3. Do không biết bị viêm loét dạ dày

Một số người bị viêm loét dạ dày nhưng không có triệu chứng hoặc có dấu hiệu nhưng chủ quan không đi khám và điều trị. Viêm loét dạ dày cấp tính không được điều trị lâu ngày sẽ dẫn tới viêm loét dạ dày mãn tính.

Do người bệnh chủ quan không điều trị viêm loét dạ dày ở giai đoạn sớm hoặc không biết mình mắc bệnh. 
Do người bệnh chủ quan không điều trị viêm loét dạ dày ở giai đoạn sớm hoặc không biết mình mắc bệnh.

4. Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID là viết tắt của “thuốc chống viêm không steroid”. NSAID bao gồm các loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến như: Ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác); Naproxen natri (Aleve, Anaprox DS, những loại khác); Ketoprofen; Aspirin. 

Thuốc NSAID gây kích ứng niêm mạc dạ dày khi tiếp xúc và ức chế một số trong số các hóa chất bảo vệ và sửa chữa niêm mạc dẫn tới viêm loét. Thống kê cho thấy,  có đến 30% số người dùng NSAID thường xuyên bị loét dạ dày và 50% các trường hợp loét dạ dày là do lạm dụng NSAID.

5. Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác gây viêm loét dạ dày mãn tính gồm:

  • Nhiễm trùng một số loại virus, nấm hoặc vi khuẩn khác ngoài H. pylori.
  • Yếu tố di truyền: Theo health.harvard.edu, bệnh viêm loét dạ dày thường di truyền trong gia đình và hay xảy ra hơn ở những người có nhóm máu O. Vì thế, nếu trong gia đình có người thân có người mắc phải căn bệnh này thì tỉ lệ mắc viêm loét của bạn là rất cao.
  • Do một số bệnh lý và tình trạng sức khỏe: Một số bệnh lý và tình trạng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng như: viêm khoang mũi, viêm khoang miệng, xơ gan, suy thận, phổi tắc nghẽn mãn tính, hội chứng Zollinger-Ellison, tiểu đường, bệnh tuyến giáp và hệ thống trung ương thần kinh… Nguyên nhân này ít gặp hơn nhưng vẫn có khả năng xảy ra.

6. Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày mãn tính là: 

  • Do căng thẳng kéo dài: Căng thẳng tâm lý kéo dài và nghiêm trọng làm thay đổi cân bằng độ pH, khiến dạ dày tăng tiết axit và mất cân bằng PH dẫn đến loét.
  •  Lạm dụng hoặc uống nhiều bia, rượu: Uống nhiều bia rượu hoặc lạm dụng gây tăng tiết axit trong dạ dày, làm bào mòn lớp vỏ bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày và phá hủy lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hậu quả là dẫn đến tổn thương và hình thành các vết loét ở dạ dày.
  • Ăn uống không đúng cách: Ví dụ như ăn nhiều gia vị/món ăn cay nóng; ăn đồ cứng, nhiều chất xơ, thực phẩm chứa nhiều axit; ăn không đúng bữa, thường xuyên bỏ bữa; ăn quá no hoặc để bụng quá đói; ăn quá nhanh, không nhai kỹ; ăn uống không vệ sinh; vừa ăn vừa uống nước, làm việc, xem điện thoại, tivi; ăn nhiều muối… 
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: Chẳng hạn như thường xuyên thức khuya, ngủ muộn, làm việc quá sức, hút thuốc…
  • Thường xuyên hút thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại có thể khiến cơ chế bảo vệ dạ dày suy yếu, làm cơ quan này dễ bị tổn thương. 
Một số nguyên nhân khác dẫn đến viêm loét dạ dày mãn tính
Một số nguyên nhân khác dẫn đến viêm loét dạ dày mãn tính

IV. Viêm loét dạ dày mãn tính nguy hiểm đến mức nào? Biến chứng 

Viêm loét dạ dày ở giai đoạn cấp tính nếu được điều trị ngay thường không đáng quan ngại, có thể chữa trị khỏi hẳn bằng các biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì viêm loét dạ dày rất khó điều trị khỏi hoàn toàn. Thậm chí, nếu điều trị muộn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh có thể gặp phải bao gồm: chảy máu trong, hẹp môn vị, thủng dạ dày, viêm nhiễm các cơ quan lân cận, ung thư dạ dày:

1. Chảy máu trong 

Theo my.clevelandclinic.org, chảy máu trong do viêm loét dạ dày mãn có thể từ nhẹ đến nặng. Mất máu vừa phải có thể dẫn đến thiếu máu, trong khi mất máu nặng có thể dẫn đến sốc.

Tình trạng chảy máu do viêm loét dạ dày có thể khiến người bệnh bị mất máu, gây chóng mặt, da nhợt nhạt, nôn ra máu hoặc phân có màu đen.

2. Thủng dạ dày

Cũng theo my.clevelandclinic.org, vết loét ăn mòn toàn bộ thành dạ dày là tình trạng rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. 

Vì axit dạ dày và vi khuẩn rò rỉ từ lỗ vào khoang bụng của bạn có thể gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng trong khoang bụng có thể dễ dàng lây lan vào máu và dẫn đến nhiễm trùng huyết .

3. Hẹp môn vị

Môn vị là vị trí nằm ở cuối dạ dày, nơi tiếp nối với hành tá tràng. Viêm loét dạ dày có thể hình thành các mô viêm xơ ở vị trí này, ngăn cản quá trình vận chuyển của thức ăn trong hệ tiêu hóa. Một số triệu chứng thường gặp của hẹp môn vị là nôn ói, bụng óc ách thức ăn cũ và sụt cân nhanh.

4. Ung thư dạ dày

Viêm loét dạ dày là một trong các yếu tố nguy cơ hình thành các khối u ác tính ở dạ dày. 

Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ ung thư dạ dày tương đối thấp, chỉ gặp khoảng 5 – 10% với những vết loét dạ dày mãn tính kéo dài trên 10 năm. Bên cạnh đó, thể viêm loét dạ dày mãn tính thể teo ở vùng hang vị có khả năng ung thư hoá cao hơn (30%) so với loét tá tràng.

Viêm loét dạ dày mãn tính kéo dài lâu ngày có thể gây ung thư. 
Viêm loét dạ dày mãn tính kéo dài lâu ngày có thể gây ung thư.

V. Viêm loét dạ dày mãn tính khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính nên đi thăm khám ngay khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Đau bụng dữ đội nghiêm trọng.
  • Nôn hoặc nôn ra máu, có thể có màu đỏ hoặc đen
  • Máu sẫm trong phân hoặc phân có màu đen hoặc hắc ín.
  • Khó thở
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục. 
  • Thay đổi khẩu vị.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

Hãy đi khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghiêm trọng được liệt kê ở trên để được chữa trị kịp thời, ngăn xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh nên đi thăm khám ngay nếu phát hiện có dấu hiệu bị viêm loét dạ dày. 
Người bệnh nên đi thăm khám ngay nếu phát hiện có dấu hiệu bị viêm loét dạ dày.

VI. Những xét nghiệm nào dùng trong chẩn đoán viêm loét dạ dày mãn tính?

Để chẩn đoán loét dạ dày mãn tính, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử cùng với các triệu chứng và bất kỳ loại thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn nào người bệnh đang sử dụng. 

Sau đó, nếu cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu dưới đây:

1. Xét nghiệm máu, phân hoặc hơi thở 

Để loại trừ nhiễm vi khuẩn H. pylori, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu, phân hoặc hơi thở. Với xét nghiệm máu và phân, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và phân của bệnh nhân nhằm tìm kháng thể kháng HP, để kiểm tra có sự xuất hiện của vi khuẩn HP hay không. 

Với xét nghiệm hơi thở, người bệnh sẽ được hướng dẫn uống một chất lỏng trong suốt và thở vào một chiếc túi, sau đó được niêm phong lại. Nếu có H. pylori, mẫu hơi thở sẽ chứa hàm lượng carbon dioxide cao hơn bình thường.

2. Nuốt bari/ Chụp X-quang GI trên

Chụp X-quang GI trên để kiểm tra dạ dày và tá  tràng thông qua tia X. Bệnh nhân uống một chất lỏng đặc màu trắng (bari) giúp bao phủ đường tiêu hóa trên (dạ dày, thực quản và tá tràng). 

Barium giúp cơ quan tiêu hóa của bạn hiển thị tốt hơn trong hình ảnh đen trắng. Điều này cho phép bác sĩ nhìn thấy dạ dày và ruột non trên tia X.

3. Nội soi (EGD)

Một ống nội soi mỏng, có camera và có ánh sáng được đưa qua miệng vào dạ dày và phần đầu của ruột non. Xét nghiệm này được sử dụng để tìm kiếm vết loét, chảy máu và bất kỳ mô nào có vẻ bất thường.

Người bệnh sẽ được dùng thuốc để làm tê cổ họng và giúp thư giãn trong quá trình kiểm tra. 

4. Sinh thiết nội soi

Trong quá trình nội soi, nếu cần thiết hoặc nghi ngờ bất thường, bác sĩ sẽ lấy một mảnh mô dạ dày được lấy ra để phân tích trong phòng thí nghiệm. Mục đích là để kiểm tra các dấu hiệu tổn thương niêm mạc, thiếu máu, nhiễm H.pylori hoặc khối u ác tính.

5. Chụp CT

Bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân  chụp CT nếu họ cần xem các cơ quan một cách chi tiết hơn. Chụp CT có thể cho thấy các biến chứng như thủng dạ dày hoặc thành ruột. Để kiểm tra, người bệnh sẽ phải nằm trên bàn bên trong máy quét khi chụp X – quang.

Kỹ thuật nội soi được sử dụng để tìm kiếm vết loét, chảy máu và bất kỳ mô nào có vẻ bất thường.
Kỹ thuật nội soi được sử dụng để tìm kiếm vết loét, chảy máu và bất kỳ mô nào có vẻ bất thường.

VII. Điều trị viêm loét dạ dày mãn tính thế nào?

Sự phát triển của y học hiện đại giúp tăng khả năng điều trị loét dạ dày mãn tính, hạn chế các biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tái phát. Tùy theo nguyên nhân và mức độ viêm loét dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

1. Điều trị nội khoa (bằng thuốc)

Theo trang my.clevelandclinic.org, căn cứ vào thể trạng và mức độ viêm loét dạ dày mãn tính, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn các nhóm thuốc dưới đây:

  • Thuốc kháng sinh: Nếu bị nhiễm H. pylori hoặc nhiễm vi khuẩn khác, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc kháng sinh kết hợp để tiêu diệt vi khuẩn. Thuốc kháng sinh phổ biến điều trị nhiễm H. pylori gồm: Tetracycline, Metronidazol, Clarithromycin và Amoxicillin.
  • Thuốc bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày: Giúp điều trị và ngăn ngừa loét dạ dày liên quan đến việc sử dụng NSAID. Thuốc thường dùng gồm: Sucralfate, Misoprostol, Bismuth subsalicylate.
  • Thuốc chẹn thụ thể histamin (thuốc chẹn H2): Tác dụng làm giảm axit dạ dày bằng cách ngăn chặn chất hóa học yêu cầu cơ thể bạn sản xuất ra nó. Thuốc dùng phổ biến là: Famotidin, Cimetidin, Nizatidine.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Công dụng làm giảm axit dạ dày, đồng thời bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày để thúc đẩy quá trình lành vết thương. PPI bao gồm: Esomeprazol, Dexlansoprazol, Lansoprazol, Omeprazol, Pantoprazol, Rabeprazole.

Khi được điều trị bằng thuốc đúng cách, các triệu chứng của viêm loét dạ dày mãn tính sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày mãn tính bằng thuốc, người bệnh cần lưu ý:

– Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh ngừng sử dụng tất cả các thuốc NSAID (nếu được) để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

– Có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường là tạm thời và sẽ biến mất sau khi kết thúc liệu trình điều trị. Nếu gặp các tác dụng phụ gây khó chịu cực độ, bệnh nhân hãy trao đổi với bác sĩ để xem xét thay đổi liệu trình điều trị.

– Tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ, không tự ý giảm liều hoặc ngừng uống thuốc. Điều này giúp đảm bảo loại bỏ vi khuẩn HP triệt để, ngăn tình trạng nhờn, kháng thuốc.

Điều trị viêm loét dạ dày mãn tính bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị viêm loét dạ dày mãn tính bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, khi các dấu hiệu viêm loét dạ dày xuất hiện, người bệnh có thể uống ngay 1 gói Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y.

Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do.

Dùng Yumangel giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị…  chỉ sau 5-10 phút sử dụng.

Yumangel có vị bạc hà thơm nhẹ, thiết kế dạng gói nhỏ rất thuận tiện cho việc mang đi. Đặc biệt, chỉ cần xé là có thể uống ngay mà không cần phải pha với nước nên không mất nhiều thời gian chuẩn bị.

Sản phẩm có hàm lượng natri thấp nên phù hợp cho những người mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch và người có chế độ ăn nhạt.

2. Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Trong một số trường hợp hiếm gặp, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật để điều trị viêm loét dạ dày mãn tính phức tạp. Các trường hợp đó là:

  • Điều trị nội khoa bằng thuốc không hiệu quả.
  • Vết loét không lành lại hoặc thường xuyên tái phát ở vị trí cũ.
  • Xuất hiện các biến chứng như thủng dạ dày, chảy máu, hẹp môn vị ngăn cản thức ăn đi xuống ruột non…

Trang my.clevelandclinic.org cho hay, trường hợp bệnh nhân bị đau mãn tính và để lại sẹo trong dạ dày. Mô sẹo thậm chí có thể cản trở đường thoát ra ở đáy dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để: 

  • Loại bỏ mô sẹo hoặc mở đường thoát ra: phẫu thuật tạo hình môn vị. 
  • Cắt đứt dây thần kinh gây ra axit dạ dày: cắt dây thần kinh phế vị.
Phẫu thuật điều trị viêm loét dạ dày mãn tính.
Phẫu thuật điều trị viêm loét dạ dày mãn tính.

VIII. Chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính như thế nào?

Do dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng nên bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày mãn tính  này cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt với chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý.

1. Thực phẩm nên ăn

Các thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày mãn tính để hỗ trợ phục hồi dạ dày và sức khỏe gồm:

  • Sữa và trứng: Có khả năng làm đệm lót giúp trung hòa lượng axit có ở dạ dày. Cách tốt nhất là uống sữa ấm và ăn trứng đã hấp hoặc cho trực tiếp vào cháo. Lưu ý chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần. 
  • Thức ăn chứa nhiều đạm: Giúp cơ thể dễ tiêu hóa, ví dụ như cá, thịt lợn. Nên chế biến bằng cách hấp, luộc, hầm để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ.
  • Rau củ quả tươi sạch: Ưu tiên rau cải, bắp cải vì có lượng vitamin dồi dào giúp làm lành tổn thương trong hệ tiêu hóa.
  • Thực phẩm có nhiều tinh bột: Giúp bảo vệ dạ dày, trung hòa axit dịch vị và dễ tiêu hóa. Nên ăn cơm, cháo, bánh mì, các loại khoai đã nấu chín.
  • Các loại dầu thực vật từ hạt: Ví dụ như dầu hạt hướng dương, dầu đậu nành, dầu hạt cải…
  • Uống đủ nước: Ngoài ra, người bệnh cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, có thể uống thêm các loại nước ép rau củ quả tốt cho dạ dày như táo, chuối, bơ, thanh long, rau chân vịt, cần tây…
Một số thực phẩm tốt cho dạ dày bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn. 
Một số thực phẩm tốt cho dạ dày bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn.

2. Thực phẩm không nên ăn

Ngược lại, người bệnh viêm loét dạ dày mãn tính nên tránh ăn các thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn được liệt kê dưới đây:

  • Thức uống có gas, cồn, chất kích thích: bia rượu, cà phê, trà, nước ngọt có ga… 
  • Thịt nguội được chế biến sẵn: dăm bông, lạp xưởng, xúc xích…
  • Hoa quả có vị chua: chanh, cóc, xoài, sấu.
  • Gia vị/món ăn cay, nóng: tiêu, tỏi, ớt, mì cay. 
  • Các thực phẩm muối chua: cà muối, dưa muối.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào.
Không nên uống bia, rượu, ăn thức ăn nhanh chế biến sẵn khi đang bị viêm loét dạ dày mãn tính.
Không nên uống bia, rượu, ăn thức ăn nhanh chế biến sẵn khi đang bị viêm loét dạ dày mãn tính.

3. Lưu ý khác trong ăn uống, sinh hoạt

Một số lưu ý khác trong ăn uống, sinh hoạt khi chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính gồm:

  • Khi chế biến thực phẩm, cần chú ý nên thái nhỏ, nghiền nát và nấu thật mềm thức ăn để người bệnh dễ ăn và hấp thụ hơn.
  • Cho bệnh nhân ăn luôn ngay sau khi nấu xong. Lưu ý thức ăn không được quá nóng hoặc quá lạnh vì đều không tốt cho dạ dày. Mức nhiệt thức ăn phù hợp cho bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính là khoảng 40 đến 45 độ C. 
  • Nhắc nhở người bệnh ăn chậm và nhai kỹ để giúp dạ dày không phải hoạt động nhiều gây tổn thương. Tuyệt đối không nên ăn nhanh và nuốt vội.
  • Nên ăn nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no mỗi bữa. Bữa tối nên cách giờ đi ngủ từ 3 – 4 tiếng.
  • Hỗ trợ chăm sóc tinh thần cho người bệnh, tránh bị căng thẳng, lo lắng.
  • Khuyến khích người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thật nhiều, tránh làm việc quá sức.
Hỗ trợ chăm sóc tinh thần cho người bệnh, tránh bị căng thẳng, lo lắng.
Hỗ trợ chăm sóc tinh thần cho người bệnh, tránh bị căng thẳng, lo lắng.

IX. Làm thế nào để ngăn ngừa loét dạ dày mãn tính xảy ra hoặc tái phát?

Theo trang my.clevelandclinic.org, muốn ngăn ngừa loét dạ dày mãn tính xảy ra hoặc quay trở lại, hãy thực hiện các bước sau:

1. Điều trị bệnh sớm 

Để ngăn ngừa viêm loét dạ dày mãn tính, cách tốt nhất là cần điều trị viêm loét dạ dày sớm ở giai đoạn cấp tính khi các triệu chứng còn nhẹ. Điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi và phòng bệnh tái phát càng cao.

2. Loại bỏ H.pylori

Hầu hết những người bị nhiễm H. pylori đều không biết mình đang bị nhiễm. Bạn có thể kiểm tra bằng xét nghiệm hơi thở, phân hoặc máu. Nếu vậy, bạn có thể chủ động loại bỏ vi khuẩn HP triệt để trước khi vi khuẩn này gây ra bất kỳ vấn đề gì cho sức khỏe.

3. Sử dụng NSAID theo chỉ dẫn

Nếu bạn đang có thói quen kiểm soát cơn đau nhức hàng ngày bằng  thuốc chống viêm không steroid (NSAID), hãy đảm bảo không dùng nhiều hơn liều khuyến cáo.

Trường hợp dùng thuốc NSAID trong điều trị bệnh, hãy trao đổi với bác sĩ để được đổi thuốc, giảm liều lượng hoặc dùng các loại thuốc khác để bảo vệ niêm mạc dạ dày. 

4. Giảm các chất kích thích 

Hút thuốc, sử dụng rượu bia và một số loại thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ loét nếu bạn cũng bị nhiễm H. pylori hoặc dùng NSAID. Vì vậy, hãy giảm thiểu tối đa nhất có thể nếu không muốn bị viêm loét dạ dày.

5. Ăn uống và sinh hoạt khoa học

Nên xây dựng thực đơn với các món ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho niêm mạc dạ dày như: sữa, cháo, thịt nạc, cá, bí xanh, đậu phụ… Hạn chế dùng các loại nước có ga, thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng; giảm ăn chất béo…

Tránh căng thẳng, stress bằng cách sắp xếp thời gian làm việc – nghỉ ngơi hợp lý duy trì luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Tập luyện với các bài tập phù hợp vừa giúp quá trình tiêu hóa vừa hỗ trợ lưu thông máu diễn ra tốt hơn. Điều này sẽ giúp dạ dày luôn khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.

Loại bỏ H.pylori, điều trị viêm loét dạ dày sớm giúp phòng ngừa tiến triển thành mãn tính hiệu quả. 
Loại bỏ H.pylori, điều trị viêm loét dạ dày sớm giúp phòng ngừa tiến triển thành mãn tính hiệu quả.

X. Câu hỏi thường gặp

Một số thắc mắc và câu hỏi khác về viêm loét dạ dày mạn tính sẽ được thuốc dạ dày chữ Y giải đáp ngay dưới đây:

1. Viêm loét dạ dày mãn tính có gây ung thư không? 

Viêm loét dạ dày mãn tính không được điều trị có thể gây ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ ung thư dạ dày tương đối thấp, chỉ gặp khoảng 5 – 10% với những vết loét dạ dày mãn tính kéo dài trên 10 năm.

2.  Viêm loét dạ dày mãn tính có chữa khỏi triệt để không?

Khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh viêm loét dạ dày rất khó có thể chữa khỏi triệt để. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ trị theo chỉ định của bác sĩ kết hợp ăn uống và sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ kiểm soát và ngăn bệnh tiến triển.

3. Chữa bệnh viêm loét dạ dày mạn tính bao lâu khỏi?

Thời gian điều trị viêm loét dạ dày mãn tính phụ thuộc vào mức độ viêm loét cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. 

Thông thường, khi đã tiến triển sang giai đoạn mãn tính, bệnh nhân viêm loét dạ dày cần điều trị kéo dài từ 6 tới 8 tháng hoặc có thể mất cảm năm.  Mỗi phác đồ sẽ có thời gian điều trị trong thời gian từ 1,5 – 2 tháng. Sau khi kết thúc một liệu trình người bệnh cần tới bệnh viện khám lại để kiểm tra tình trạng bệnh và đưa ra phương hướng điều trị.

Ngược lại, nếu điều trị viêm loét dạ dày ở giai đoạn cấp tính với triệu chứng nhẹ, người bệnh chỉ cần điều trị uống thuốc từ 1-2 tháng và có thể chữa khỏi triệt để. 

4. Sau điều trị, viêm loét dạ dày mãn tính có tái phát không?

Vì khó điều trị triển để nên viêm loét dạ dày mãn tính có nguy cơ tái phát cao. Điều này khiến việc điều trị bệnh càng trở nên khó khăn hơn và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, trong đó có thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày mãn tính tái phát là do bệnh nhân bị tái nhiễm vi khuẩn HP; bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, hay bỏ dở giữa chừng khi thấy triệu chứng thuyên giảm hoặc tự ý mua kháng sinh để trị bệnh; lối sống không khoa học như ăn nhiều chất chua, cay; ăn uống không đúng giờ; uống nhiều rượu bia; làm việc căng thẳng, hay bị stress…

5. Viêm loét dạ dày mãn tính có phải mổ không?

Trong một số trường hợp viêm loét dạ dày mãn tính nặng hoặc phức tạp; không đáp ứng với điều trị nội khoa; vết loét không lành lại và thường xuyên tái phát, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Viêm loét dạ dày mãn tính là giai đoạn tiến triển của viêm loét dạ dày cấp tính với các tổn thương nặng hơn. Vì vậy, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị ngay với bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Để được tư vấn kỹ hơn về các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bạn đừng quên bình luận bên dưới hoặc gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 gặp dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel nhé.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peptic-ulcer/symptoms-causes/syc-20354223
  • https://www.healthline.com/health/stomach-ulcer
  • https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22314-stomach-ulcer

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.