Skip to main content

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Nếu được phát hiện sớm, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoàn toàn có thể chữa khỏi. Nhưng nếu để lâu, bệnh sẽ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người. Vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ về bệnh để tránh các hậu quả không mong muốn.

Để có được những hiểu biết tổng quan nhất về loét dạ dày, trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về loét dạ dày tá tràng bệnh học bao gồm: định nghĩa, triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh…

Ngay bây giờ, thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về bệnh học viêm loét dạ dày tá tràng nhé!

I – Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Định nghĩa viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tiếng Anh là peptic ulcer disease (PUD). Được biết, viêm loét dạ dày là những tổn thương viêm hoặc loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị bào mòn, làm lộ ra lớp mô bên dưới. 

Viêm loét dạ dày diễn tiến thành 2 cấp độ:

– Viêm loét dạ dày cấp độ 1 – Viêm: Ở cấp độ 1, cơn đau dạ dày thường bùng phát ngắn hạn và có thể tự khỏi nếu duy trì chế độ ăn uống & sinh hoạt lành mạnh.

– Viêm loét dạ dày cấp độ 2 – Loét: Cấp độ 2 nặng hơn cấp độ 1, cần phát hiện và điều trị sớm. Người bệnh thường phải gánh chịu những cơn đau kéo dài, bỏng rát ngay cả khi đã ăn no. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến thủng dạ dày, ung thư dạ dày…

II – Tại sao bị viêm loét dạ dày? 

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày, cụ thể là:

Vi khuẩn Hp: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn Hp sẽ sinh sống và phát triển tại lớp màng nhầy của niêm mạc dạ dày.

Vi khuẩn Hp tiết ra men phá hủy lớp chất nhầy, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, thay đổi pH, tăng tiết axit gây viêm loét dạ dày. Được biết, vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng.

Tại sao bị viêm loét dạ dày tá tràng bệnh họcVi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng

Thường xuyên phải sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid: Thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm có thể ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây ra viêm loét dạ dày.

Thói quen sinh hoạt thiếu điều độ như thường xuyên căng thẳng, stress, thức khuya… cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Bởi vì những thói quen này sẽ làm mất cân bằng chức năng dạ dày làm tăng tiết axit dịch vị, khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

Ăn uống thiếu khoa học chính là lý do tiếp theo gây bệnh, cụ thể là: ăn uống không đúng bữa, ăn quá no hoặc quá đói, lạm dụng rượu bia, thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh,…

Các nguyên nhân tự miễn, hóa chất…

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gìNguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em giống nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở người lớn.

Như vậy, chúng ta vừa mới tìm hiểu loét dạ dày nguyên nhân do đâu. Để phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bạn nên loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh từ sớm bằng cách:

– Rửa tay trước khi ăn, không dùng chung bát đũa, thức ăn với người nhiễm virus… để hạn chế sự lây nhiễm của vi khuẩn Hp.

– Duy trì thói quen sinh hoạt điều độ và ăn uống lành mạnh.

– Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và không lạm dụng thuốc.

III – Viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứng ra sao?

Viêm loét dạ dày biểu hiện như thế nào? Viêm loét dạ dày dấu hiệu nhận biết phổ biến là:

Đau ở thượng vị: Mức độ nghiêm trọng và thời gian đau giữa mỗi người có thể không giống nhau. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài tiếng, thường xuất hiện khoảng giữa các bữa ăn, khi dạ dày rỗng. Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy cơn đau như thiêu như đốt, như bị dao đâm.

– Ngoài ra, bạn có thể gặp một số triệu chứng như:

  • Đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng
  • Đầy bụng, khó tiêu
  • Buồn nôn, đặc biệt là khi mới bước xuống giường vào buổi sáng
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Sụt cân

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứngLoét dạ dày dấu hiệu như thế nào?

IV – Phân loại viêm loét dạ dày tá tràng 

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể chia thành 2 loại:

  • Viêm loét dạ dày cấp tính: Tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm loét tạm thời, có thể kèm theo xuất huyết niêm mạc.
  • Viêm loét dạ dày mãn tính: Tình trạng nặng hơn loét dạ dày cấp tính, niêm mạc dạ dày thường bị tổn thương trong 1 thời gian rất dài, âm ỉ. Đồng thời, việc điều trị viêm loét dạ dày mạn tính cũng mất thời gian và khó khăn hơn rất nhiều so với điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính.

Loét dạ dày nôn ra máu là hiện tượng không quá hiếm gặp bởi vì viêm loét dạ dày rất dễ dẫn đến xuất huyết dạ dày. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Theo thống kê bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già và chiếm 60% trong tổng số trường hợp mắc bệnh.

Bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ emTình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ em không phải là hiếm gặp. 

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu yếu tố đầu tiên của loét dạ dày bệnh học. Bây giờ hãy tiếp tục tìm hiểu viêm loét dạ dày nguyên nhân là gì để có cách phòng tránh trước khi bệnh phát tác nhé!

V – 4 biến chứng của loét dạ dày tá tràng

Hậu quả của viêm loét dạ dày tá tràng là những biến chứng rất nguy hiểm. Các biến chứng thường gặp nhất đó là:

1. Hẹp môn vị dạ dày

Hẹp môn vị dạ dày là một biến chứng thường xuyên xảy ra. Khi bị hẹp môn vị, người bệnh có các triệu chứng:

– Đau bụng dữ dội, liên tục và kéo dài.

– Buồn nôn hoặc nôn. Bãi nôn có mùi rất khó chịu.

– Tiêu chảy.

– Mệt mỏi, toàn thân từ đừ.

2. Thủng dạ dày

Biến chứng thủng ổ loét dạ dày tá tràng không hiếm gặp. Biến chứng này cũng tạo ra những biểu hiện rất điển hình:

– Cơn đau dữ dội

Viêm loét dạ dày gây khó thở: bệnh nhân chỉ cần thở nhẹ cũng thấy đau đớn, quá sức chịu đựng.

Viêm loét dạ dày nôn ra máu: bệnh nhân thậm chí còn nôn ra máu hoặc đi đại tiện có màu đen.

– Người không còn sức lực, rất mệt mỏi.

Khi có những dấu hiệu này, người bệnh cần đến bệnh viện để cấp cứu ngay lập tức vì càng để lâu càng nguy hiểm đến tính mạng. 

3. Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đại tiện phân đen.

4 biến chứng của loét dạ dày tá tràngLoét dạ dày có sao không? Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây biến chứng nguy hiểm.

4. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là loại ung thư hàng đầu ở đường tiêu hóa. Biến chứng này của bệnh loét dạ dày nặng có những biểu hiện như:

– Nôn ra máu, đi đại tiện màu đen

– Cơn đau dạ dày rất dữ dội và xuất hiện cực kỳ nhiều

– Sút cân nhanh chóng

– Cơ thể mệt mỏi, mất sức, không muốn làm gì.

Ung thư dạ dày cũng là một trong những bệnh có thể đe dọa đến tính mạng. Người bệnh cần sớm được phát hiện và điều trị kịp thời.

>>Tìm hiểu chi tiết hơn biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng

>> CLICK VIDEO bác sĩ giải đáp những vấn đề về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng <<

Video cách trị viêm loét dạ dày tại nhàClick xem ngay

VI – Chia sẻ các cách trị viêm loét dạ dày tại nhà

Dưới đây là một vài mẹo chữa viêm loét dạ dày ngay tại nhà, bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Viêm loét dạ dày có chữa được khôngLoét dạ dày điều trị như thế nào?

1. Chữa viêm loét dạ dày bằng quả sung 

Theo y học cổ truyền, sung có vị ngọt, tính bình, có khả năng tiêu viêm, nhuận tràng thông tiện, phòng chống ung thư dạ dày… Vì thế, bạn có thể sử dụng quả sung để chữa viêm loét dạ dày. 

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng quả sung như sau:

– Chuẩn bị 10 – 20 quả sung, sau đó bổ làm đôi rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 – 30 phút.

– Vớt sung ra, để ráo nước, cho lên chảo và sao vàng.

– Để nguội, tán sung đã sao thành bột mịn rồi cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín.

– Mỗi ngày lấy 1 – 2 thìa bột quả sung pha với 300ml nước ấm để uống.

Bài thuốc này nên được duy trì trong vòng 2 tháng, mỗi ngày uống 2 – 3 lần trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Cách chữa viêm loét dạ dày bằng quả sungLoét dạ dày và cách chữa trị bằng quả sung.

2. Viêm loét dạ dày uống nghệ

Từ xa xưa, nhiều người đã biết đến cách chữa loét dạ dày bằng nghệ. Sau 1 thời gian kiên trì, mọi người thấy rằng trị viêm loét dạ dày bằng nghệ thực sự có hiệu quả.

Cách uống tinh bột nghệ chữa viêm loét dạ dày như sau:

– Bạn hòa 1 – 2 thìa tinh bột nghệ với 250ml nước sôi ở 40 độ C. Có thể hòa thêm mật ong để dễ uống hơn.

– Mỗi ngày bạn nên uống 2 cốc nước bột nghệ để điều trị viêm loét dạ dày trào ngược.

3. Mật ong chữa viêm loét dạ dày

Cách chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong khá đơn giản. Thậm chí, bạn chỉ cần mật ong nguyên chất là có thể đẩy lùi được cơn đau dạ dày.

Cụ thể, bạn có thể pha mật ong với một chút nước ấm. Sau đó, bạn uống nước mật ong vào mỗi buổi sáng sớm, ngay sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ vào buổi tối. 

Nước mật ong sẽ giúp làm lành vết thương trên niêm mạc dạ dày, giúp bạn cảm thấy bớt đau và dễ chịu hơn.

4. Những món ăn chữa viêm loét dạ dày

Ngoài áp dụng các giải pháp ở trên, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm chữa viêm loét dạ dày.

– Chuối: Chuối chín có thể trung hòa được lượng axit dư thừa trong dạ dày. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng chuối tiêu nếu bị viêm loét dạ dày.

– Bánh mì: Đây cũng là thực phẩm tốt cho người bị viêm loét dạ dày vì ít béo và dễ tiêu hóa. Hơn nữa, vụn bánh mì còn giúp hút đi lượng axit dư thừa trong dạ dày.

Cách trị viêm loét dạ dày tại nhàBánh mì rất tốt cho người bị dạ dày

– Canh/ cháo/ soup: Đây đều là những món dễ tiêu hóa, không gây áp lực cho dạ dày. Đồng thời, những món ăn này có thể tạo ra một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

– Nước ép táo: Táo chứa nhiều chất xơ hoà tan pectin nên dễ tiêu hóa, tốt cho dạ dày.

– Nước dừa: Nước dừa chứa nhiều điện giải, giúp bổ sung các chất thiếu hụt do ăn uống.

– Gừng: Có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày như đầy hơi, khó tiêu…

Mặc dù các mẹo trên đây rất an toàn, có hiệu quả nhưng bạn phải thực sự kiên trì thì mới có được kết quả như mong muốn. Tìm hiểu thêm nhiều cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả

VII – Thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất

1. Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc nam 

Chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc nam được khá nhiều người lựa chọn. Mặc dù, thời gian chữa khỏi không nhanh bằng thuốc tây nhưng phương pháp này được cho là khá an toàn.

Dưới đây là một số bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng khá phổ biến:

  • Chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược – cây lược vàng

– Cắt nhỏ lá lược vàng đã rửa sạch thành các đoạn dài khoảng 3 – 5 cm.

– Cho lá Lược Vàng vào bình, hộp thủ tinh có nắp đậy.

– Đổ nước sôi vào sao cho ngập phần lá.

– Để ngâm trong khoảng 1 ngày là có thể dùng được.

Bạn có thể chia nước lược vàng thành các phần nhỏ uống nhiều lần trong ngày để cải thiện tình trạng đau dạ dày.

  • Chữa viêm loét dạ dày bằng lá vú sữa

– Lấy một lượng lá vú sữa rửa sạch, sau đó mang phơi khô.

– Cho lá vú sữa đã phơi khô vào nồi đất, hoặc ấm đun. 

– Thêm 1 lít nước sạch tinh khiết. Đun trong nồi khoảng từ 25 – 30 phút với lửa nhỏ. 

– Khi nước sôi bạn chắt lấy phần nước và đổ bỏ phần bã. 

Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc namMỗi ngày bạn uống nước lá vú sữa 2 lần vào buổi sáng và tối. Uống liên tục trong vòng 2 – 3 tháng sẽ thấy hiệu quả.

2. Điều trị viêm loét dạ dày bằng đông y

  • Chữa viêm loét dạ dày bằng đông y với chứng can khí phạm vị

Triệu chứng: Đau thượng vị lan đến mạn sườn, miệng đắng, mặt đỏ, ợ hơi, nôn chua, rêu lưỡi vàng…

Bài thuốc: Diên hồ sách 12g, Ô dược 20g, Hương phụ 20g, Sa nhân 8g, cam thảo 12g, Trần bì 12g.

Cách dùng: Sắc các vị trên với 1500ml nước, chia thành 4 phần, uống trong ngày.

  • Chữa viêm loét dạ dày bằng đông y với nhóm hỏa uất

Bài thuốc: Đan bì 20g, Thược dược 20g, Chi tử 20g, Trạch tả 16g, Thanh bì 8g, Trần bì 10g, Bổi mẫu 12g.

Cách dùng: Thược dược tẩm giấm thanh vi sao, các vị sắc với nước, chia thành 5 phần, uống trong ngày.

  • Chữa viêm loét dạ dày bằng đông y do tỳ vị hư hàn

Triệu chứng: Đau thượng vị liên miên, nôn mửa nước trong, tay chân lạnh, phân nát, rêu lưỡi màu trắng.

Bài thuốc: Nhân sâm 15g, can khương 30g, thục tiêu 10g, di đường 100g 

Cách dùng: Các vị trên sắc với nước, bỏ bã, chia nước thành 4 phần, uống trong ngày.

*Lưu ý, người dùng không tự cắt các liều trên.

3. Điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng bằng tây y

Điều trị viêm loét dạ dày bằng tây y là phương pháp cho kết quả nhanh nhất. Tuy nhiên, nó có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.

Khi có những dấu hiệu của viêm loét dạ dày, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chỉ định nhóm thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng phù hợp với nguyên nhân và tình trạng bệnh.

Dưới đây là các nhóm thuốc trị loét dạ dày tá tràng thường được bác sĩ chỉ định:

– Nhóm thuốc kháng axit

– Nhóm thuốc chống tăng tiết dịch vị (kháng H2, ức chế bơm proton)

– Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

– Thuốc kháng sinh nếu có sự tồn tại của vi khuẩn Hp

Ngoài ra, để giải quyết nhanh các triệu chứng khó chịu của viêm loét dạ dày, bạn có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhấtNgười bị viêm loét dạ dày khi mang thai không được tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa được chỉ định từ bác sĩ.

Yumangel ở dạng hỗn dịch sẽ tạo ra lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời Yumangel còn giúp trung hòa axit dạ dày, giảm nhanh cơn đau.

VIII – Giải đáp các thắc mắc thường gặp khi bị viêm loét dạ dày tá tràng

1. Viêm loét dạ dày có chữa được không?

Hiện nay, đã có nhiều cách chữa loét dạ dày hiệu quả. Dù áp dụng cách nào, bạn cũng cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh thì sử dụng thuốc mới có tác dụng.

Tuy nhiên, một số người có thể điều trị không thành công không thành công, khiến bệnh phát đi phát lại. Điều này có thể do bệnh nhân không tuân thủ đúng phác đồ viêm loét dạ dày tá tràng. 

Vì thế, muốn điều trị khỏi bệnh, bệnh nhân cần thực hiện chính xác chỉ dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn và có thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, điều độ.

2. Viêm loét dạ dày có phải mổ không?

Tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám và quyết định bệnh nhân có nên làm phẫu thuật không.

Các phẫu thuật dạ dày có thể thực hiện là:

– Khâu dạ dày: Trường hợp thủng dạ dày, chảy máu dạ dày thường có thể áp dụng phương pháp khâu để cầm máu.

– Cắt 1 phần dạ dày: Viêm loét dạ dày biến chứng thành hẹp môn vị dạ dày, ung thư dạ dày có thể được chỉ định cắt 1 phần dạ dày.

– Cắt toàn bộ dạ dày: Trong trường hợp dạ dày mất toàn bộ chức năng, tế bào ung thư xâm lấn hoặc ổ loét quá rộng, cách tốt nhất là cắt toàn bộ dạ dày rồi nối thực quản với ruột non. Nhưng trường hợp này, bệnh nhân có thể sống khoảng 5 năm.

3. Viêm loét dạ dày có lây không?

Loét dạ dày có lây không? Viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp có thể lây cho người khác. Bởi vì, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm bằng nhiều con đường khác nhau.

– Miệng – Miệng: Dùng chung dụng cụ ăn uống, ăn chung, uống chung, hôn nhau, nhai cơm,… với người bị viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn hp sẽ khiến bạn nhiễm vi khuẩn Hp từ trong nước bọt của họ.

– Miệng – Phân: Vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong phân của người bị loét dạ dày Hp dương tính. Vì thế, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, bạn nhớ phải rửa tay thật sạch sẽ.

– Dạ dày – dạ dày: Sử dụng chung dụng cụ y tế (nội soi) với người viêm loét dạ dày tá tràng Hp mà không được tiệt trùng sạch và kỹ cũng là một trong những con đường chính gây lây nhiễm vi khuẩn Hp.

Bị viêm loét dạ dày có lây khôngLoét dạ dày có vi khuẩn Hp có thể lây cho người khác.

4. Viêm loét dạ dày bao lâu khỏi?

Viêm loét dạ dày bao lâu khỏi” là câu hỏi của tất cả những người gặp phải bệnh này. Câu trả lời đó là thời gian điều trị viêm loét dạ dày có thể kéo dài vài tháng đến cả năm. Điều trị viêm loét dạ dày trong bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh, phương pháp điều trị, bạn có tuân thủ phác đồ điều trị không, có sinh hoạt và ăn uống lành mạnh trong quá trình điều trị không…

5. Viêm loét dạ dày có bị sốt không?

Viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng sốt. Các biểu hiện thường gặp của sốt cao là nhức đầu, run, ra mồ hôi, nhức đầu, đau cơ bắp, chán ăn…

Tùy thuộc mức độ viêm loét dạ dày có thể gây ra những cơn sốt nặng, nhẹ khác nhau. Dù sao thì người bệnh cũng không được chủ quan trước những dấu hiệu của cơ thể. Đặc biệt, viêm dạ dày kèm theo sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa.

6. Loét dạ dày hay gặp ở vị trí nào?

Loét dạ dày thường gặp ở các vị trí sau:

– Hang vị (viêm loét dạ dày hang vị)

Môn vị

– Bờ cong nhỏ (thường ở sau bờ cong nhỏ, cách môn vị khoảng 5cm).

– Nhiều trường hợp loét dạ dày còn gặp ở 2/3 phần dưới thân vị, hành tá tràng (loét dạ dày hành tá tràng)

Như vậy, Yumangel đã cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin cần thiết về bệnh viêm loét dạ dày. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với dược sĩ của Yumangel qua hotline 1800.1125 (miễn phí cước). 

3.7/5 - (3 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 3 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.