Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Các chuyên gia sức khỏe cho biết, bệnh viêm loét dạ dày có thể chữa khỏi dứt điểm nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu không điều trị, các biến chứng nguy hiểm có thể phát triển. Bài viết này sẽ đánh giá liệu vết loét dạ dày có thể điều trị khỏi hay không, phương pháp nào có thể giúp chữa lành vết loét, thời gian lành vết thương thường mất bao lâu và cách ngăn ngừa viêm loét dạ dày quay trở lại.
Mục lục
I. Bệnh viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tình trạng viêm và các vết loét phát triển trên niêm mạc dạ dày. Bệnh xảy ra khi lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit trong dạ dày bị tổn thương. Nguyên nhân thường do nhiễm trùng vi Helicobacter pylori (H.pylori/HP); lạm dụng thuốc chống viêm ( NSAID); ăn uống không khoa học, căng thẳng stress kéo dài…
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm loét dạ dày là cảm giác đau rát hoặc đau nhói ở giữa bụng. Một số người có thể gặp các triệu chứng khác chẳng hạn như khó tiêu, ợ nóng, trào ngược axit, cảm thấy buồn nôn.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân viêm loét dạ dày cần can thiệp điều trị y tế để ngăn ngừa các biến chứng về sức khỏe. Nếu không điều trị, vết loét dạ dày không thể tự lành có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn, như chảy máu trong và thủng thành dạ dày. Ngay cả khi vết loét dạ dày thuyên giảm theo thời gian, nó vẫn có khả năng tái phát trừ khi nguyên nhân gốc rễ của vết loét dạ dày được điều trị.
II. Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?
Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu viêm loét dạ dày có chữa được không, phương pháp điều trị nào có thể giúp chữa lành vết loét và thời gian lành vết thương thường mất bao lâu.
1. Viêm loét dạ dày có thể chữa khỏi dứt điểm
Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh viêm loét dạ dày có thể chữa khỏi dứt điểm nếu người bệnh phát hiện kịp thời, điều trị đúng phương pháp và tuân thủ theo đúng phác đồ chữa trị được bác sĩ chỉ định.
Ngược lại, nếu không chữa trị và để lâu ngày, bệnh viêm loét dạ dày có thể tiến triển và gây ra nhiều hậu quả sức khỏe nghiêm trọng như xuất huyết, thủng, thậm chí là ung thư dạ dày.
Đáng chú ý, ngay cả sau khi điều trị khỏi, vết loét vẫn có thể quay trở lại. Nếu điều này xảy ra, bác sĩ có thể sẽ đề nghị các xét nghiệm chẩn đoán bổ sung hoặc các phương pháp điều trị bổ sung. Chúng có thể bao gồm:
- Sinh thiết qua nội soi đường tiêu hóa trên
- Kiểm tra và điều trị mọi nguyên nhân tiềm ẩn, chẳng hạn như nhiễm HP.
- Dùng thuốc bổ sung.
- Bỏ hút thuốc, nếu có
2. Phương pháp điều trị khỏi viêm loét dạ dày
Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm loét dạ dày hoặc có tiền sử bị viêm loét, việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế là điều cần thiết. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh sau đó lên kế hoạch điều trị y tế và hướng dẫn điều chỉnh lối sống để thúc đẩy quá trình chữa bệnh và giảm khả năng tái phát trong tương lai.
Việc điều trị bệnh loét dạ dày tập trung vào việc giảm sản xuất axit dẫn đến các vết loét và tổn thương dạ dày chữa lành tổn thương niêm mạc dạ dày và làm giảm các triệu chứng như đau, đầy hơi và các triệu chứng khác. Điều này đòi hỏi cả phương pháp y khoa và lối sống. Cụ thể:
2.1. Điều trị bằng thuốc
Để điều trị khỏi viêm loét dạ dày, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc sau:
– Thuốc kháng sinh: Nếu phát hiện thấy vi khuẩn HP trong dạ dày và đường tiêu hóa, người bệnh có thể được kê đơn thuốc kháng sinh ngắn hạn, thường là liệu trình điều trị kéo dài 2 tuần. Thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn và có thể thay đổi tùy thuộc vào tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh hiện tại ở nơi bạn đang sinh sống.
Các loại kháng sinh thông dụng được dùng để điều trị loét dạ dày bao gồm:
- Amoxil (amoxicillin)
- Thuốc clarithromycin
- Thuốc Flagyl (metronidazol)
- Tindamax (tinidazol)
- Tetracycline
- Levofloxacin
– Thuốc chẹn H2: Hầu hết các bác sĩ đều điều trị viêm loét dạ dày bằng các loại thuốc ức chế axit H2. Thuốc H2 thường dùng gồm:
- Tagamet (cimetidine)
- Zantac 360 (famotidine)
- Pepcid (famotidine)
Thuốc H2 giúp làm giảm lượng axit dạ dày sản xuất bằng cách ngăn chặn histamine, một chất kích thích mạnh mẽ tiết axit. Hiệu quả giảm đau của thuốc đáng kể sau vài tuần. Thời gian điều trị trung bình từ 6-8 tuần.
– Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc ức chế bơm proton làm thay đổi quá trình sản xuất axit của dạ dày bằng cách ngăn chặn bơm axit của dạ dày – yếu tố cuối cùng tham gia vào quá trình tiết axit.
Thuốc PPI thường dùng là Omeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol, Dexlansoprazol, Pantoprazol và Rabeprazole.
– Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Những loại thuốc bảo vệ này không ức chế việc giải phóng axit dạ dày nhưng giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi tác hại của axit. Hai loại thuốc bảo vệ thường được kê đơn là Carafate (sucralfate) và Cytotec (misoprostol).
– Thuốc kháng cholinergic: Thuốc kháng cholinergic như Gastrozepin (pirenzepine) và glycopyrrolate có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị bổ sung cho bệnh loét dạ dày để ngăn ngừa co thắt ở các cơ ruột và bàng quang đồng thời giảm sản xuất quá nhiều axit dạ dày.
2.2. Điều trị phẫu thuật
Trường hợp loét dạ dày nghiêm trọng gây biến chứng, tái phát nhiều lần và không thuyên giảm khi dùng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Các thủ thuật phẫu thuật điều trị loét bao gồm:
– Phẫu thuật cắt dây thần kinh phế vị: Dây thần kinh phế vị gửi thông điệp từ não đến dạ dày. Phẫu thuật cắt dây thần kinh phế vị cắt một phần dây thần kinh kiểm soát tiết axit, làm giảm axit dạ dày.
– Phẫu thuật cắt antrectomy: Antrectomy là phần dưới của dạ dày sản xuất ra một loại hormone kích thích dạ dày tiết ra dịch tiêu hóa. Phẫu thuật cắt antrectomy sẽ cắt bỏ antrectomy. Phẫu thuật này thường được thực hiện cùng với phẫu thuật cắt dây thần kinh phế vị.
– Phẫu thuật tạo hình môn vị: Môn vị là lỗ mở vào tá tràng và ruột non. Phẫu thuật này mở rộng lỗ mở đó cho phép các chất trong dạ dày thoát ra khỏi dạ dày dễ dàng hơn. Phẫu thuật này có thể được thực hiện cùng với phẫu thuật cắt dây thần kinh phế vị.
2.3. Kết hợp thay đổi lối sống
Một số điều người bệnh có thể làm tại nhà để giúp làm giảm các triệu chứng và giúp vết loét dạ dày mau khỏi:
– Giảm căng thẳng: Nghiên cứu cho thấy, những người bị căng thẳng có nhiều khả năng mắc bệnh loét dạ dày tá tràng hơn. Học cách quản lý căng thẳng theo những cách lành mạnh hơn có thể giúp giảm các triệu chứng loét dạ dày khó chịu và giúp tổn thương mau lành. Các bài tập về tinh thần – thể chất, chẳng hạn như hít thở sâu, thiền, yoga, thái cực quyền hoặc mát xa là những công cụ có thể giúp giảm căng thẳng.
– Bỏ thuốc lá: Hút thuốc đã được chứng minh là làm chậm quá trình lành vết loét và có liên quan đến tình trạng tái phát loét. Do đó, nếu bạn hút thuốc, bạn nên cố gắng bỏ thuốc.
– Tránh rượu: Uống rượu có thể ức chế quá trình lành vết loét và làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Đó là vì rượu làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây kích ứng vết loét. Rượu cũng làm giãn cơ thắt thực quản dưới (LES), cho phép các chất trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản.
– Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất là tốt nhất cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Thêm sữa chua, kefir và các thực phẩm lên men khác có chứa vi khuẩn sống có thể giúp tạo ra môi trường đường ruột có lợi cho việc chữa lành vết loét của bạn bằng cách chống lại vi khuẩn HP.
Ăn thực phẩm giàu flavonoid hoặc polyphenol cũng có thể có tác dụng bảo vệ. Những thực phẩm này bao gồm dầu ô liu, nho, anh đào đen và nhiều loại quả mọng. Một số nghiên cứu cho thấy chuối cũng tốt cho việc chữa lành vết loét.
Một số loại thực có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng loét dạ dày bạn cần tránh hoặc hạn chế tiêu thụ là cà phê, sữa , đồ uống có cồn và đồ ăn chiên.
3. Thời gian để chữa khỏi viêm loét dạ dày
Các chuyên gia và bác sĩ cho hay, bệnh viêm loét dạ dày có thể chữa khỏi nhưng thời gian để vết loét lành lại còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân và mức độ bệnh cũng như khả năng đáp ứng.
Tuy nhiên, thời gian trung bình để điều trị khỏi viêm loét dạ dày là khoảng 8 tuần. Nếu không điều trị, vết loét dạ dày có thể sẽ không lành lại được. Vì vậy, việc điều trị đúng cách và kịp thời là điều rất cần thiết.
III. Sau khi điều trị khỏi, phải làm gì để viêm loét dạ dày không tái phát?
Viêm loét dạ dày sau khi điều trị khỏi vẫn có khả năng tái phát. Do đó, người bệnh cần chủ động phòng ngừa bằng cách áp dụng những biện pháp dưới đây:
1. Tuân thủ phác đồ điều trị
Người bệnh viêm loét dạ dày cần tuân thủ theo mọi chỉ định trong phác đồ điều trị của bác sĩ. Dùng thuốc đúng, đủ, không tự ngừng, tăng, giảm liều hoặc thêm thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc.
2. Loại bỏ và bảo vệ khỏi nhiễm trùng HP
Hầu hết những người bị nhiễm HP đều không biết mình bị nhiễm. Bạn có thể biết mình bị nhiễm bằng cách làm xét nghiệm hơi thở hoặc xét nghiệm phân đơn giản. Nếu phát hiện, bạn có thể chủ động điều trị trước khi nó gây ra bất kỳ vấn đề nào.
Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng HP, các chuyên gia khuyên bạn nên chú ý thực hành vệ sinh tay tốt, uống nước sạch, không ăn uống chung, chế biến và nấu chín thức ăn đúng cách.
3. Sử dụng NSAID đúng theo chỉ dẫn
Hãy đảm bảo sử dụng thuốc kháng viêm không steroid NSAID đúng chỉ dẫn, tránh dùng quá liều khuyến cáo. Hạn chế dùng NSAID mà không có chỉ định của bác sĩ.
Cố gắng tránh sử dụng NSAIDS lâu dài. Nếu có thể, hãy thử chuyển sang liều thấp hơn hoặc cân nhắc sử dụng một loại thuốc giảm đau khác không gây loét dạ dày để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Nếu bạn phải dùng NSAID, hãy dùng thuốc kháng axit, PPI hoặc thuốc chẹn axit khác. Những loại thuốc này có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày của bạn khỏi tổn thương axit do một số NSAIDS gây ra.
Tránh uống đồ uống có cồn nếu bạn dùng NSAIDS. Vì rượu có thể làm tăng nguy cơ tổn thương dạ dày, đặc biệt nếu bạn dùng một số loại thuốc giảm đau.
4. Giảm các chất kích thích
Hút thuốc, uống rượu và một số loại thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày nếu bạn cũng bị nhiễm HP hoặc dùng NSAID.
Một số nghiên cứu cho thấy, người hút thuốc nhiều có nguy cơ bị loét tá tràng cao hơn người không hút thuốc. Uống nhiều rượu đã được chứng minh là có thể gây loét. Vì vậy, hãy hạn chế uống rượu, thuốc lá ở mức tối thiểu để tránh viêm loét dạ dày tái phát.
5. Tránh các loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày
Các thực phẩm cay nóng, trái cây họ cam quýt và thực phẩm béo, nhiều đường là những chất gây kích ứng dạ dày phổ biến sau khi ăn. Vì vậy, nếu bạn thấy dạ dày khó chịu sau khi ăn, hãy tránh xa chúng để tránh làm tổn thương dạ dày.
Thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày.
6. Tìm hiểu cách quản lý căng thẳng
Các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, hình ảnh hướng dẫn và tập thể dục vừa phải có thể giúp giảm căng thẳng, thúc đẩy quá trình chữa lành đồng thời ngăn ngừa vết loét dạ dày tái phát.
Để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của viêm loét dạ dày tá tràng, bạn có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do.
Dùng Yumangel giúp làm giảm nhanh cơn đau vùng thượng vị và các triệu chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng như: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị… chỉ sau 5-10 phút sử dụng.
Tóm lại, viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Bệnh lý viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng phương pháp. Vì vậy, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, quá trình điều trị có thể mất nhiều thời gian và người bệnh cần kiên trì tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị bác sĩ tư vấn để đạt được hiệu quả như mong muốn. Để tránh tái phát viêm loét dạ dày HP sau khi điều trị khỏi, bạn cần chú ý bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng HP kết hợp quản lý căng thẳng, ăn uống khoa học, giảm bia rượu và thuốc lá.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề viêm loét dạ dày có hết không hoặc để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về công dụng và cách sử dụng, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800 1125 nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.nhs.uk/conditions/stomach-ulcer/complications/
https://www.medicalnewstoday.com/articles/do-ulcers-go-away-on-their-own#contacting-a-doctor
https://www.medicalnewstoday.com/articles/do-ulcers-go-away-on-their-own#summary
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22314-stomach-ulcer
https://www.verywellhealth.com/how-are-ulcers-treated-1742020
https://www.webmd.com/digestive-disorders/understanding-ulcers-treatment
https://gastosic.vn/viem-loet-da-day-chua-khoi-khong/
https://www.pharmacity.vn/viem-loet-da-day-chua-tri.htm
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-viem-loet-da-day-co-chua-khoi-duoc-khong.html