Uống thuốc trị vi khuẩn HP bị đắng miệng là một trong các tác dụng phụ thường gặp. Nguyên nhân là do một phần thuốc được bài viết qua đường nước bọt sau khi hấp thụ. Điều đáng mừng là sau khi ngưng uống thuốc, tác dụng phụ này sẽ tự hết. Vậy biểu hiện cụ thể của tình trạng này sẽ như thế nào? Cùng Yumangel – Thuốc dạ dày chữ Y khám phá trong bài viết này nhé!
Mục lục
I. Tìm hiểu về thuốc điều trị vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP tên đầy đủ là Helicobacter pylori. Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, vi khuẩn HP có thể âm thầm phát triển mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, có rất nhiều người bị nhiễm khuẩn HP mà không biết.
Nhiễm vi khuẩn HP tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài không điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng như: Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày, viêm mạn tính niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng, thậm chí là tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Nhiễm vi khuẩn HP dương tính hoàn toàn có thể chữa được và chữa khỏi khi phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ nhiễm HP như đau bụng, ợ chua, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, khó tiêu, rối loạn phân, người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán có hay không vi khuẩn HP ở dạ dày.
Khi đã có kết luận chính xác về HP dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Uống thuốc điều trị HP dạ dày bao gồm kết hợp kháng sinh và một loại thuốc giảm tiết acid dịch vị.
Cụ thể, một số thuốc được bác sĩ chỉ định trong điều trị vi khuẩn Hp dạ dày gồm:
- Amoxicillin: Là thuốc kháng sinh nhưng tỷ lệ HP kháng Amoxicillin cao nên cần được phối hợp thêm các kháng sinh khác.
- Clarithromycin: Đây là thuốc kháng sinh nhóm macrolid. Tuy nhiên, Clarithromycin bị kháng thuốc nhiều nên thường được sử dụng dưới dạng bào chế đặc biệt nhằm mục đích vượt qua hàng rào kháng thuốc của vi khuẩn HP.
- Metronidazole và Tinidazole: Công dụng tiêu diệt tác nhân HP gây bệnh.
- Các thuốc ức chế bơm proton: Điều chỉnh pH dạ dày và hỗ trợ các kháng sinh tiêu diệt HP.
- Nhôm hydroxide và Magnesium hydroxide: Làm giảm nhanh các triệu chứng đau ở dạ dày do HP gây ra.
- Các thuốc khác: Bismuth, nhóm Quinolon…
Hiện vẫn chưa tìm được loại thuốc có tác dụng đặc trị vi khuẩn HP dạ dày. Các phác đồ diệt HP có thời gian dùng thuốc ít nhất là 14 ngày. Tuy nhiên, tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc ngày càng trở nên phổ biến nên người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi uống thuốc điều trị vi khuẩn HP.
II. Uống thuốc trị vi khuẩn HP bị đắng miệng do đâu?
Các loại thuốc kháng sinh dùng trong điều trị HP dạ dày khi uống có thể gây ra tác dụng thường gặp là đắng miệng, thay đổi vị giác, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, khó ngủ, chóng mặt.
Nguyên nhân gây đắng miệng sau khi uống thuốc trị vi khuẩn HP có thể là do các loại thuốc điều trị HP dạ dày được bài tiết một phần qua nước bọt sau khi hấp thụ, nhưng đa số đều để lại vị đắng trong miệng khá lâu. Điều này khiến người bệnh sau khi uống thuốc có cảm giác bị đắng miệng, mất cảm giác ăn uống.
Đắng miệng sau khi uống thuốc điều trị vi khuẩn HP là một trong các tác dụng phụ nhẹ do thuốc gây ra. Tuy nhiên, tác dụng phụ đắng miệng sẽ hết sau một vài ngày ngừng uống thuốc nên người bệnh không cần quá lo lắng.
III. Nên làm gì khi uống thuốc trị vi khuẩn HP bị đắng miệng?
Bệnh nhân uống thuốc trị HP dạ dày nếu không may gặp phải tác dụng phụ đắng miệng thì có thể tham khảo một số mẹo khắc phục đơn giản dưới đây:
- Khi uống thuốc điều trị vi khuẩn HP, người bệnh nên uống đủ nước để cân bằng với thuốc đi vào trong cơ thể, tránh gây tình trạng đắng miệng.
- Nên ăn các loại hoa quả cam quýt để kích thích sản xuất nước bọt và loại bỏ các vị đắng trong miệng.
- Nhai kẹo bạc hà hương cam quýt cũng giúp làm giảm chứng đắng miệng sau khi uống thuốc trị HP dạ dày.
- Uống 1 thìa cà phê đinh hương hoặc quế sau bữa ăn giúp đẩy lùi cảm giác đắng miệng và hỗ trợ ăn ngon miệng hơn.
- Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng bằng cách chải răng, lợi và lưỡi đúng cách cũng giúp hạn chế tình trạng đắng miệng do uống thuốc trị vi khuẩn HP.
Nếu đã áp dụng các cách trên hoặc đã ngừng uống thuốc trị vi khuẩn HP nhưng tình trạng đắng miệng không thuyên giảm, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra tình trạng dạ dày. Trường hợp có dấu hiệu bất thường ngoài chứng đau dạ dày cần can thiệp và điều trị sớm, tránh để lâu bệnh nặng nguy hiểm.
IV. Giải pháp hạn chế đắng miệng khi uống thuốc trị HP
Uống thuốc kháng sinh tiêu diệt khuẩn Hp theo phác đồ điều trị của bác sĩ là điều cần thiết. Tuy nhiên, do thuốc trị HP có thể gây các tác phụ người bệnh cần phải thận trọng để tránh gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Để hạn chế đắng miệng và những tác dụng phụ khác khi uống thuốc trị HP, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Chỉ uống thuốc điều trị HP dạ dày khi có chỉ định của bác sĩ. Khi uống cần tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ về liều lượng, thời gian và loại thuốc vừa giúp tăng khả năng thành công trong tiệt trừ Hp vừa tránh kháng thuốc. Không nên tự ý dùng thuốc quá liều và kéo dài quá lâu ngày.
- Không nên uống đồ uống có gas, trà, cà phê sẽ gây lợi tiểu, mất nước nhiều hơn, rối loạn hoạt động dạ dày và ruột gây đắng miệng.
- Nên ăn nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no; hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên có chứa nhiều gia vị vì có thể gây kích hoạt trào ngược dịch vị và dịch mật.
- Tuyệt đối không tiêu thụ bia, rượu, hút thuốc lá hoặc bất kỳ loại chất kích thích nào trong quá trình uống thuốc trị HP dạ dày. Chỉ nên uống thuốc với nước lọc.
- Có chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo bữa ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm: chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và chất khoáng.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ những bệnh lý mình đang mắc phải trước khi dùng thuốc điều trị Hp dạ dày.
Trên đây thông tin về nguyên nhân và giải pháp về tình trạng uống thuốc trị vi khuẩn HP bị đắng miệng. Khi được chẩn đoán phát hiện nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh không nên tự ý mua thuốc, chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...