Mục lục
I. HP dạ dày (Helicobacter pylori) là gì?
Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày con người, có khả năng tồn tại trong môi trường acid mạnh. Khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm H. pylori, nhưng không phải ai cũng có triệu chứng (1).
Vi khuẩn này có thể gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng, rối loạn tiêu hóa, và trong một số trường hợp hiếm, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. H. pylori lây qua đường miệng – miệng hoặc phân – miệng, chủ yếu từ thực phẩm, nước uống nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Chẩn đoán thường được thực hiện qua test hơi thở, xét nghiệm máu, test phân hoặc nội soi dạ dày. Điều trị bao gồm phác đồ kháng sinh kết hợp thuốc giảm acid. Phòng ngừa bằng cách giữ vệ sinh cá nhân, ăn uống sạch sẽ và khám sức khỏe định kỳ.

Vi khuẩn Helicobacter pylori gây HP dạ dày
II. Uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng là sao?
Đau bụng trong quá trình điều trị HP có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm tổn thương dạ dày chưa hồi phục, phản ứng phụ của thuốc, hoặc các yếu tố khác không liên quan trực tiếp đến vi khuẩn HP. Dưới đây là các nguyên nhân chính
1. Do tác dụng của thuốc
Các loại kháng sinh như Clarithromycin, Amoxicillin, Metronidazole, Levofloxacin, Tetracycline thường được sử dụng trong phác đồ điều trị HP. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, nôn mửa, khó tiêu.
Ngoài ra, còn có một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn như tiêu chảy có lẫn máu, viêm đại tràng giả mạc, viêm ruột/đại tràng… Cùng một số tác dụng phụ khác như nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, ù tai, buồn ngủ…
Thuốc Amoxicillin
2. Do tổn thương niêm mạc chưa lành
Điều trị HP thường được chỉ định khi vi khuẩn đã gây ra những tổn thương nhất định cho niêm mạc dạ dày (viêm, loét). Ngay cả khi vi khuẩn HP đã bị tiêu diệt, các tổn thương này vẫn cần thời gian để hồi phục hoàn toàn.
Đau bụng có thể là dấu hiệu của các vết viêm loét chưa lành hẳn, đặc biệt là đau âm ỉ hoặc đau nhói, tăng lên khi đói hoặc sau khi ăn các loại thực phẩm kích thích.
3. Nguyên nhân khác
Trong quá trình điều trị HP, ngoài các nguyên nhân liên quan đến thuốc, đau bụng còn có thể xuất phát từ các yếu tố khác không liên quan trực tiếp đến phác đồ điều trị.
- Chế độ ăn uống “sai cách”: Tiêu thụ đồ ăn cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ, hoặc các chất kích thích (cà phê, rượu bia) có thể làm tăng tiết axit dạ dày, kích ứng niêm mạc và làm cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
- Stress, căng thẳng: Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm tăng tiết axit dạ dày và gây co thắt cơ trơn dạ dày, dẫn đến đau bụng.
- Không dung nạp lactose: Một số người có thể không dung nạp lactose (đường trong sữa) và việc sử dụng một số loại thuốc có chứa lactose có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
Bất dung nạp lactose có thể gây ra các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy
Đọc thêm: Đau bụng khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
III. Uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng nên làm gì?
Để có cách xử lý phù hợp khi uống thuốc trị HP dạ dày bị đau bụng, trước tiên cần phải đánh giá được tình trạng cơ thể và nguyên nhân gây đau bụng.
1. Đánh giá mức độ đau bụng
Trước tiên, bạn cần xác định mức độ đau để có hướng xử lý phù hợp:
- Nếu cơn đau nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt: Bạn có thể tiếp tục phác đồ điều trị và áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà.
- Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như đau quặn dữ dội, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, chóng mặt hoặc khó thở: Hãy ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
2. Thông báo với bác sĩ
Một trong những sai lầm phổ biến khi điều trị HP là tự ý thay đổi thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bạn nghi ngờ cơn đau là do tác dụng phụ của thuốc, hãy:
- Liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn và điều chỉnh phác đồ nếu cần thiết.
- Tuyệt đối không tự ý ngừng thuốc, thay đổi liều lượng hoặc kết hợp các phương pháp khác khi chưa có chỉ định.
3. Tuân thủ phác đồ điều trị
Vi khuẩn HP cần một phác đồ điều trị nghiêm ngặt để có thể bị tiêu diệt hoàn toàn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đang thực hiện đúng các nguyên tắc sau:
- Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không bỏ liều – nếu quên, hãy uống ngay khi nhớ ra, nhưng không uống gấp đôi liều.
- Luôn tuân thủ quy định về thời gian uống thuốc (trước hay sau ăn).
4. Giảm đau tại nhà
Khi uống thuốc trị HP bị đau bụng, một số biện pháp đơn giản có thể giúp giảm đau tạm thời và cải thiện cảm giác khó chịu:
- Chườm ấm bụng: Cách giảm đau hiệu quả và an toàn. Nhiệt độ ấm từ túi chườm có thể làm dịu cơ trơn của dạ dày, giảm cảm giác co thắt và cải thiện lưu thông máu ở vùng này. Lưu ý không để nhiệt độ quá nóng để tránh làm bỏng da.
- Ăn uống nhẹ nhàng: Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày để giảm tải áp lực cho dạ dày. Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, ít kích thích như cháo, bánh mì, hoặc cơm nát để tránh gây tổn thương thêm cho niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói, vì cả hai tình trạng này đều có thể kích thích tiết axit và gây đau.
- Tránh các thực phẩm kích thích: Một số loại thực phẩm có thể làm tăng tiết axit hoặc gây kích ứng trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, từ đó làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Các thực phẩm cần tránh bao gồm đồ cay, chua, cà phê, rượu bia, và các loại nước uống có ga.
Ăn cháo để tránh gây tổn thương thêm cho niêm mạc dạ dày
5. Tăng cường phục hồi niêm mạc dạ dày
Để hỗ trợ quá trình phục hồi dạ dày hiệu quả hơn sau điều trị HP, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm tiết axit và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày để làm lành các vết loét.
Ngoài ra, bản thân bệnh nhân cũng có thể hỗ trợ quá trình phục hồi bằng cách:
a. Tuân thủ chế độ ăn khoa học
Ăn đúng bữa, ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Hạn chế thực phẩm chua, cay, nhiều dầu mỡ để tránh kích thích dạ dày. Cần tránh ăn khuya, vì việc ăn ngay trước khi ngủ khiến dạ dày phải hoạt động liên tục, không có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.
b. Sinh hoạt lành mạnh
Cần hạn chế thói quen thức khuya, việc ngủ không đủ giấc hoặc ngủ muộn có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây tổn thương thêm cho niêm mạc. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn vì stress có thể làm nặng thêm triệu chứng đau bụng.
c. Bổ sung thực phẩm bảo vệ và làm dịu niêm mạc dạ dày
- Men vi sinh: cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời giảm tác động tiêu cực của kháng sinh lên đường ruột.
- Sữa chua: Không chỉ bổ sung lợi khuẩn mà còn chứa các chất làm dịu niêm mạc, giúp dạ dày hoạt động ổn định hơn.
- Trà gừng: Gừng có đặc tính chống viêm, giúp giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày và kích thích tiêu hóa.
- Nước nha đam: Nha đam chứa các chất chống viêm và làm dịu, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Nha đam có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ quá trình hồi phục
IV. Hỗ trợ giảm đau dạ dày khi điều trị HP cùng Yumangel
Trong quá trình điều trị vi khuẩn HP, niêm mạc dạ dày có thể bị tổn thương, dẫn đến cảm giác đau rát, khó chịu. Để giảm đau hiệu quả và bảo vệ niêm mạc, bác sĩ thường khuyên dùng thêm các thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày như Yumangel.
Yumangel chứa Almagate – hoạt chất giúp trung hòa axit dư thừa nhanh chóng, tạo một lớp màng bảo vệ niêm mạc, giúp giảm đau và hỗ trợ làm lành vết loét hiệu quả. Sản phẩm có dạng hỗn dịch dễ uống, phù hợp cho người đau dạ dày do vi khuẩn HP hoặc tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
Lưu ý: Yumangel không thay thế thuốc điều trị HP, nhưng có thể sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ giảm đau và bảo vệ niêm mạc trong quá trình điều trị.
Hoạt chất Almagate trong Yumangel giúp trung hòa axit dư thừa
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho thắc mắc uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng là sao. Hy vọng những chia sẻ này đã giúp bạn hiểu nguyên nhân đau bụng khi uống thuốc HP và cách xử lý hiệu quả cho tình huống này!
*Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của chuyên gia y tế.
Có thể bạn quan tâm: