Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em không phải là hiếm gặp. Bài viết này của Yumangel nhằm cung cấp thông tin tổng quan giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này ở trẻ sơ sinh đến trẻ nhỏ, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và tầm quan trọng của việc thăm khám y tế.
Mục lục
I. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một rối loạn tiêu hóa mãn tính, xảy ra khi thức ăn và axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, ống dẫn thức ăn. GERD thường là dạng nghiêm trọng và kéo dài hơn so với trào ngược dạ dày thực quản thông thường (GER) (1).
Trào ngược dạ dày thực quản (GER) hay gặp ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi. Hầu hết các bé sẽ bị nôn trớ vài lần một ngày trong 3 tháng đầu đời, nhưng điều này không gây lo ngại và tình trạng này thường sẽ hết khi bé được 12 đến 14 tháng tuổi.
Còn đối với trẻ em và thanh thiếu niên từ 2 đến 19 tuổi, đôi khi các em cũng gặp phải hiện tượng GER. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các bé sẽ mắc phải GERD, vì không phải lúc nào cũng dẫn đến tình trạng trào ngược kéo dài và nghiêm trọng.
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em sơ sinh và dưới 2 tuổi khá phổ biến
II. Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là hiện tượng thức ăn từ dạ dày không trải qua quá trình tiêu hóa mà trào đẩy ngược trở lại thực quản của trẻ bao gồm trẻ sơ sinh cũng như trẻ từ 3 – 6 tuổi.
Nguyên nhân trẻ bị trào ngược dạ dày có thể do bệnh lý hoặc sinh lý. Nếu nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ là do sinh lý, mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần điều chỉnh một chút về chế độ ăn uống và sinh hoạt của bé, triệu chứng này sẽ không còn nữa.
Ngược lại nếu em bé bị trào ngược dạ dày do bệnh lý, mẹ cần đưa bé đi khám sớm để được cách chữa trào ngược thực quản ở trẻ phù hợp.
1. Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh thường do sinh lý
Ở trẻ sơ sinh (đặc biệt dưới 6 tháng tuổi), trào ngược thường do các yếu tố sinh lý:
- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Cơ vòng thực quản dưới (van giữa thực quản và dạ dày) hoạt động chưa ổn định, dễ khiến thức ăn bị trào ngược lên. Dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ và nằm ngang hơn so với người lớn.
- Chế độ ăn lỏng: Thức ăn chủ yếu là sữa, ở dạng lỏng nên dễ trào ngược hơn.
- Lượng ăn và tư thế: Việc ăn quá no hoặc tư thế bú chưa phù hợp cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này.
Trào ngược sinh lý thường giảm dần và tự hết khi trẻ lớn hơn, hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện hơn và trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc.
2. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em do bệnh lý
Ở trẻ lớn hơn (từ khoảng 1 tuổi trở lên), nếu tình trạng trào ngược kéo dài, nghiêm trọng hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác, nguyên nhân có thể liên quan đến bệnh lý:
- Bất thường cấu trúc: Các dị tật bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, hẹp môn vị, hoặc các vấn đề về cấu trúc thực quản, dạ dày có thể làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới.
- Bệnh lý nền: Một số bệnh lý như bại não, các bệnh về thần kinh cơ, bệnh hô hấp mãn tính, dị ứng thực phẩm, hoặc nhiễm trùng có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố làm nặng thêm tình trạng trào ngược.
- Yếu tố giống người lớn (ở trẻ lớn): Ở trẻ lớn hơn, các nguyên nhân có thể tương tự như người lớn, bao gồm yếu tố liên quan đến chức năng dạ dày, thói quen ăn uống, tình trạng thừa cân, béo phì.
Cơ vòng thực quản dưới hoạt động chưa ổn định gây trào ngược thực quản ở trẻ
III. Dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày
1. Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ em do sinh lý
Trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản do sinh lý không có dấu hiệu nặng nề. Triệu chứng chỉ diễn ra trong 1 thời gian ngắn, tần suất ít và thường là sau bữa ăn.
Đồng thời, trẻ vẫn tăng cân và ăn uống tốt. Nên ba mẹ có thể yên tâm một phần nào đó.
2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ do bệnh lý
Các dấu hiệu này thường rõ ràng hơn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của trẻ:
- Nôn trớ thường xuyên: Nôn trớ nhiều, lượng lớn, có thể xảy ra cả khi không liên quan trực tiếp đến bữa ăn.
- Khó chịu, quấy khóc: Trẻ tỏ ra đau đớn, khó chịu, quấy khóc nhiều, đặc biệt sau khi ăn hoặc khi nằm. Có thể có biểu hiện ưỡn người, cong lưng.
- Vấn đề về ăn uống: Trẻ bú kém, lười ăn, sợ ăn, hoặc có biểu hiện đau khi nuốt.
- Vấn đề về hô hấp: Ho kéo dài, thở khò khè (đặc biệt về đêm hoặc sau ăn), viêm họng tái đi tái lại, viêm phổi tái phát không rõ nguyên nhân. Giọng có thể bị khàn.
- Vấn đề về giấc ngủ: Ngủ không yên giấc, hay giật mình, khó ngủ.
- Ở trẻ lớn: Có thể kêu đau bụng vùng thượng vị, đau ngực sau xương ức (ợ nóng), buồn nôn.
Ngoài những biểu hiện trẻ bị trào ngược dạ dày phổ biến trên đây, mẹ cần đặc biệt chú ý khi ở trẻ xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm sau đây.
Ngủ không yên giấc, hay giật mình, khó ngủ là một trong những dấu hiệu phổ biến
3. Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ cảnh báo nguy hiểm
Khi có những biểu hiện bé bị trào ngược thực quản dưới đây, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức vì nếu để kéo dài, bệnh tình sẽ trở nên nguy hiểm.
- Trẻ không tăng cân và chậm phát triển.
- Trẻ thường xuyên bị ho, viêm họng, thậm chí bị nhiễm trùng phổi.
- Trẻ bị nôn trớ thức ăn, kèm theo máu.
- Cơ thể tím tái và ngưng thở là biểu hiện của trẻ bị trào ngược dạ dày cực kỳ đáng lo ngại.
>> CLICK VIDEO B/S Võ Hồng Minh Công chia sẻ cách điều trị trào ngược dạ dày <<
IV. Biến chứng của tình trạng trào ngược ở trẻ
Một số trẻ sơ sinh và trẻ em bị GERD có thể không gặp phải tình trạng nôn mửa. Tuy nhiên, thức ăn trong dạ dày vẫn có thể trào ngược lên thực quản và tràn vào khí quản. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như hen suyễn hoặc viêm phổi.
Ngoài ra, tình trạng nôn mửa ở trẻ em mắc GERD có thể gây ra những vấn đề về tăng cân và suy dinh dưỡng. Khi axit dạ dày thường xuyên trào ngược vào thực quản, có thể gây ra những tổn thương lâu dài, bao gồm:
- Viêm thực quản (esophagitis), tức là viêm nhiễm lớp niêm mạc của thực quản.
- Vết loét hoặc vết thương ở thực quản, có thể gây đau đớn và thậm chí gây chảy máu.
- Thiếu máu do vết loét chảy máu (thiếu hồng cầu).
V. Làm gì khi trẻ bị trào ngược dạ dày?
Việc xử trí trào ngược dạ dày ở trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Điều quan trọng nhất là cần có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định.
1. Chữa trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh không quá khó khăn. Thậm chí, hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ do bệnh lý có thể tự khỏi khi trẻ lớn hơn.
Tuy nhiên, để bé bớt cảm thấy khó chịu, mẹ có thể chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh bằng cách:
- Mẹ nên chia nhỏ các cữ bú để bé bé bú không quá no, tránh sữa bị ọc lên.
- Cho bé bú đúng tư thế (bú nghiêng) để khí không tràn vào dạ dày, tránh tình trạng sữa chưa kịp xuống dạ dày đã trào ngược lên cổ.
- Nếu trẻ bú bình, mẹ nên để đầu núm vú luôn đầy, không để bình sữa nằm nghiêng. Vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt bé nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi hơi cao.
Mẹ tuyệt đối không sử dụng thuốc trào ngược dạ dày cho bé tùy tiện, không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi vì, nếu sử dụng thuốc không phù hợp, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: chán ăn, mệt mỏi, xương bị xốp, mòn niêm mạc,… chức năng gan, thận bị ảnh hưởng…
Bé bị đau dạ dày không nên sử dụng thuốc tùy tiện
2. Cách chữa trào ngược dạ dày cho bé 2, 3, 4 tuổi
Tương tự các bé sơ sinh bị trào ngược, mẹ không nên tự ý dùng thuốc chữa trào ngược thực quản cho em bé1, 2, 3, 4 tuổi.
Vì trẻ 1 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể do bệnh lý, nên mẹ nên cho bé đi bác sĩ để thăm khám để tìm ra cách điều trị phù hợp. Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày nên đi khám bác sĩ để tìm rõ nguyên nhân.
Đồng thời khi có hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi, 3 tuổi, 2 tuổi, 1 tuổi… mẹ nên chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống của bé.
- Cung cấp 1 lượng thức ăn vừa đủ, có thể chia nhỏ bữa ăn để trẻ không ăn quá no
- Nên chế biến các món ăn ở dạng mềm để không gây áp lực lên dạ dày
- Không cho bé bị trào ngược dạ dày sử dụng các thực phẩm có tính axit như cà chua, cam, quýt, bưởi…; hạn chế thêm gia vị cay, nóng, mặn,…; chế biến thực phẩm theo kiểu luộc hấp, hạn chế chiên xào…
3. Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày chữa như thế nào?
Trào ngược dạ dày ở trẻ 6 tuổi, 7 tuổi, 8 tuổi đa phần đều do bệnh lý, khá giống với người lớn.
Để điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em khoảng 6 tuổi trở lên, trước hết mẹ vẫn cần đưa bé đi khám bác sĩ để tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em.
Sau đó, bác sĩ sẽ giúp mẹ tìm ra phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở bé phù hợp và hiệu quả nhất.
Nếu bệnh trào ngược thực quản ở trẻ em do các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định cho bé các loại thuốc phù hợp như:
- Thuốc kháng axit
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Thuốc ức chế bơm proton
- Thuốc kháng histamin
- Thuốc kháng sinh nếu trẻ bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp.
Trong cách chăm sóc trẻ bị trào ngược thực quản, mẹ cũng nên giúp bé ăn uống và nghỉ ngơi khoa học:
- Không cho bé ăn quá no, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu…
- Hạn chế cho bé ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Không cho bé sử dụng các thức uống có gas hoặc cà phê.
- Hạn chế thêm gia vị cay, mặn… vào đồ ăn của trẻ.
- Không để trẻ ăn thực phẩm quá cứng, có nhiều axit.
- Sau bữa ăn không để trẻ tắm gội, vận động mạnh.
- Cho bé đi ngủ sớm.
- Khuyến khích trẻ tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe tổng quát.
- Không để bé nằm ngay sau khi ăn.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel dùng được cho trẻ từ 6 tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản
Ngoài ra, khi trẻ có những triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản làm phiền, mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ở dạng hỗn dịch sẽ tạo ra một lớp màng bao phủ, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời, Yumangel còn trung hòa axit dạ dày. Nhờ vậy, các triệu chứng khó chịu sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
* Lưu ý, thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel dùng được cho trẻ từ 6 tuổi.
4. Khi nào nên đưa bé khám bác sĩ ngay?
Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở y tế ngay nếu trẻ có các triệu chứng sau:
- Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đã nêu ở Mục III.3.
- Trào ngược kèm theo chậm tăng cân hoặc không tăng cân.
- Có các dấu hiệu của vấn đề hô hấp dai dẳng (ho kéo dài, thở khò khè, viêm phổi tái phát).
- Bất kỳ dấu hiệu nào khiến cha mẹ lo lắng về sức khỏe của trẻ.
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, có thể yêu cầu làm thêm xét nghiệm (như siêu âm, nội soi, đo pH thực quản…) để chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.
Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, đa phần là sinh lý và tự khỏi. Tuy nhiên, việc nhận biết các dấu hiệu của GERD bệnh lý và các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm là rất quan trọng. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán đúng và có kế hoạch chăm sóc, điều trị thích hợp, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho trẻ.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế thông tin y khoa.
Tham khảo:
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…