Nội soi dạ dày là phương pháp phổ biến trong chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn “trào ngược dạ dày có cần nội soi không?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ khi nào cần nội soi, quy trình diễn ra như thế nào, và có những lựa chọn nào khác ngoài nội soi để chẩn đoán và điều trị trào ngược hiệu quả.
Mục lục
- I. Chẩn đoán trào ngược dạ dày có cần nội soi không?
- II. Quy trình nội soi trào ngược dạ dày
- III. Khi nào sử dụng nội soi để điều trị trào ngược dạ dày
- IV. Lưu ý cho người bệnh khi đi nội soi trào ngược dạ dày
- V. Một số phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày khác
- VI. Giải pháp hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược
I. Chẩn đoán trào ngược dạ dày có cần nội soi không?
Nội soi dạ dày là phương pháp sử dụng ống soi mềm, có gắn camera, để quan sát bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng. Thông qua hình ảnh hiển thị, bác sĩ dễ dàng phát hiện các tổn thương viêm loét, dấu hiệu trào ngược, hoặc lấy mẫu sinh thiết nếu cần thiết.
Tuy nhiên, không phải ai bị trào ngược cũng cần nội soi. Bác sĩ thường chỉ định nội soi khi:
- Các triệu chứng không cải thiện sau khi dùng thuốc PPI (thuốc ức chế bơm proton)
- Có dấu hiệu cảnh báo như nuốt nghẹn, sụt cân, thiếu máu, hoặc nghi ngờ biến chứng
- Cần xác định mức độ tổn thương hoặc loại trừ các nguyên nhân khác
- Bệnh nhân trên 45-50 tuổi mới xuất hiện triệu chứng trào ngược
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư đường tiêu hóa
Nếu bạn có các triệu chứng điển hình (ợ nóng, ợ chua) và đáp ứng tốt với thuốc, nội soi có thể không cần thiết. Nhưng nếu triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định nội soi đúng lúc.
II. Quy trình nội soi trào ngược dạ dày
Nội soi trào ngược là thủ thuật ngoại trú, người bệnh có thể ra viện ngay trong ngày. Có 2 cách nội soi dạ dày thực quản gồm nội soi gây mê và nội soi không gây mê.
Nội soi không gây mê | Nội soi gây mê |
|
|
Các bước chính của quy trình nội soi
Quy trình nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày diễn ra khoảng 15 phút với các bước sau:
3 bước nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày
- Bước 1: Bệnh nhân sẽ nằm nghiêng bên trái, không cử động, giãy giụa để thực hiện thăm dò các cơ quan của ống tiêu hóa. Với bệnh nhân nội soi gây mê thì cần thực hiện bước gây mê sau đó mới đến bước tiếp theo.
- Bước 2: Bác sĩ sử dụng dùng ống nội soi có gắn camera ở đầu đưa vào bên trong đường tiêu hoá quan sát, quan sát, tìm ra các bất thường, đánh giá tổn thương xem xét vấn đề ở dạ dày thực quản cần đánh giá thông quan hình ảnh thu được hiển thị trên màn hình vi tính.
- Bước 3: Một số trường hợp bệnh nhân cần lấy mẫu mô sinh thiết để gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra kỹ hơn dưới kính hiển vi.
Toàn bộ quy trình nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản thường mất khoảng 10-15 phút hoặc có thể lâu hơn nếu bệnh nhân phải điều trị một tình trạng bệnh lý nào đó.
Sau khi thực hiện thủ thuật nội soi xong, bệnh nhân sẽ được chăm sóc tại khu hồi tỉnh cho đến khi thuốc mê hết tác dụng. Người bệnh có thể sẽ có cảm giác căng tức hoặc đầy hơi sau nội soi.
Có thể bạn quan tâm: hình ảnh nội soi trào ngược dạ dày thực quản |
III. Khi nào sử dụng nội soi để điều trị trào ngược dạ dày
Bên cạnh chẩn đoán, nội soi còn được ứng dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ở một số trường hợp đặc biệt:
Phẫu thuật tạo hình đáy mắt không cần rạch qua đường miệng (TIF)
- Kháng trị với thuốc: Bệnh nhân không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với thuốc PPI liều cao
- Không dung nạp thuốc: Xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng với các thuốc điều trị
- Mong muốn giảm sử dụng thuốc dài hạn: Không muốn phụ thuộc vào thuốc suốt đời
- Biến chứng tiến triển: Có biến chứng nghiêm trọng như Barrett thực quản, hẹp thực quản
- Bệnh lý kèm theo: Có các bệnh lý khác khiến việc dùng thuốc không hiệu quả hoặc khó khăn
Các phương pháp điều trị qua nội soi hiện đại
Có 2 phương pháp được sử dụng chủ yếu để điều trị bệnh GERD đó là phẫu thuật Nissen và Linx. Ngoài ra, một kỹ thuật phẫu thuật nội soi mới cũng được áp dụng nhiều gần đây được gọi là phẫu thuật tạo hình đáy mắt không cần rạch qua đường miệng (TIF)
- Phẫu thuật Nissen Fundoplication: Tạo van chống trào ngược bằng cách quấn phần đáy dạ dày quanh thực quản
- Phẫu thuật Linx: Đặt vòng từ tính xung quanh cơ vòng thực quản dưới để ngăn axit trào ngược
- Kỹ thuật nội soi TIF (Transoral Incisionless Fundoplication): Phương pháp ít xâm lấn, không cần rạch da, tạo van chống trào ngược qua đường nội soi.
Kết quả về hiệu quả điều trị
Theo nghiên cứu đa trung tâm công bố trên tạp chí Surgical Endoscopy (2023) thực hiện trên 1,500 bệnh nhân GERD mạn tính:
- Phẫu thuật Nissen: 90% bệnh nhân cải thiện triệu chứng, 85% ngừng PPI sau 5 năm
- Linx: 85% cải thiện triệu chứng, 81% ngừng PPI hoàn toàn
- TIF: 75% cải thiện triệu chứng, 53,8% ngừng hoàn toàn PPI
Nghiên cứu mới từ Mayo Clinic (2024) cho thấy: Đối với bệnh nhân trào ngược nặng kháng trị, can thiệp sớm bằng phương pháp nội soi giúp giảm 62% nguy cơ tiến triển thành Barrett thực quản và 78% nguy cơ phát triển ung thư thực quản sau 10 năm theo dõi.
IV. Lưu ý cho người bệnh khi đi nội soi trào ngược dạ dày
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi nội soi dạ dày và chăm sóc đúng cách sau thủ thuật đóng vai trò quan trọng, quyết định cả hiệu quả chẩn đoán và sự an toàn của người bệnh.
1. Trước khi nội soi dạ dày
Trước khi nội soi dạ dày, người bệnh lưu ý một số vấn đề sau để giúp việc nội soi đạt hiệu quả hơn:
- Thực hiện thăm khám và xét nghiệm: Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đảm bảo thủ thuật nội soi an toàn.
- Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về nhịn ăn, điều chỉnh thuốc và chuẩn bị tâm lý đầy đủ. Đặc biệt, việc nhịn ăn ít nhất 6-8 giờ và nhịn uống hoàn toàn 2-4 giờ trước thủ thuật giúp dạ dày trống rỗng, tạo điều kiện quan sát tối ưu cho bác sĩ.
- Các loại thuốc chống đông, thuốc tim mạch và tiểu đường cần được điều chỉnh liều lượng hoặc tạm ngưng theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.
- Bệnh nhân nên chuẩn bị danh sách thuốc đang sử dụng, có người thân đi cùng (đặc biệt với nội soi gây mê), và mặc trang phục thoải mái để thuận tiện cho quy trình thực hiện.
Để biết thêm thông tin chi tiết về quy trình chuẩn bị, bạn có thể tham khảo bài viết “Trước khi nội soi dạ dày cần làm gì?” với hướng dẫn toàn diện giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho thủ thuật này.
2. Sau khi nội soi dạ dày
Sau khi hoàn thành thủ thuật nội soi, giai đoạn hồi phục và chăm sóc đóng vai trò quan trọng không kém. Thời gian hồi phục thường kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ tùy thuộc vào phương pháp nội soi (có gây mê hay không). Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần được theo dõi các chỉ số sinh tồn và mức độ tỉnh táo trước khi được cho về nhà.
Tại nhà, người bệnh nên nghỉ ngơi đầy đủ, tuân thủ chế độ ăn nhẹ, dễ tiêu trong 24 giờ đầu, và theo dõi những dấu hiệu bất thường như đau bụng dữ dội, sốt cao, nôn ra máu hoặc phân đen. Các biến chứng sau nội soi tuy hiếm gặp nhưng có thể nghiêm trọng, vì vậy việc nhận biết sớm và xử trí kịp thời rất quan trọng.
V. Một số phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày khác
Hiện nay, ngoài nội soi thì còn nhiều phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày khác. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về các phương pháp này ngay dưới đây.
Nếu bạn chưa thể thực hiện nội soi, có thể được chỉ định các phương pháp khác:
Phương pháp | Mục đích | Ưu điểm |
Chụp X-quang có Barium | Phát hiện hẹp, loét, thoát vị hoành | Nhanh, không gây đau |
Đo pH thực quản 24h | Theo dõi mức độ axit trào ngược | Chính xác, không xâm lấn |
Đo áp lực thực quản (manometry) | Đánh giá chức năng cơ vòng thực quản | Phát hiện rối loạn vận động thực quản |
Nội soi không dây (Wireless Capsule Endoscopy) | Quan sát đường tiêu hóa | Ít xâm lấn, không gây khó chịu |
Siêu âm ổ bụng | Kiểm tra cấu trúc dạ dày và các cơ quan lân cận | Không đau, không cần chuẩn bị đặc biệt |
VI. Giải pháp hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược
Ngoài các phương pháp chẩn đoán và điều trị y khoa, bạn có thể kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ:
Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y
- Thành phần Almagate giúp trung hòa acid nhanh chóng
- Dạng hỗn dịch giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm cảm giác nóng rát, ợ hơi, ợ chua
- Dễ sử dụng, tiện lợi khi mang theo
Lưu ý: Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ. Không thay thế cho điều trị y khoa.
Thay đổi lối sống giúp giảm triệu chứng trào ngược
- Ăn nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no
- Không nằm ngay sau khi ăn (chờ ít nhất 2-3 giờ)
- Nâng cao đầu giường khi ngủ (15-20cm)
- Tránh thức ăn kích thích: cà phê, rượu, đồ cay, đồ béo, đồ ngọt
- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì
- Bỏ thuốc lá
Nguồn tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/gerd-endoscopy
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7857958/
Như vậy, chúng ta vừa mới tìm hiểu xem trào ngược dạ dày có cần nội soi không. Câu trả lời là CÓ, nếu có dấu hiệu cảnh báo, triệu chứng nặng hoặc không đáp ứng thuốc. Câu trả lời là KHÔNG, nếu triệu chứng nhẹ và cải thiện tốt bằng thuốc và thay đổi lối sống. Hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn lựa chọn phù hợp nhất.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…