Chuyên gia giải đáp: Trào ngược dạ dày có ăn được thịt gà không?

Trào ngược dạ dày ăn thịt gà được không – câu trả lời là có. Tuy nhiên, người bị trào ngược nên tìm hiểu cẩn thận để biết cách ăn thịt gà đúng cách, tránh gây ra gây áp lực cho dạ dày khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Cùng yumangel xanh lá tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.

I. Bị trào ngược dạ dày có ăn được thịt gà không?

Theo tài liệu Đông y, thịt gà là thực phẩm bổ dưỡng có tính ôn, vị ngọt, không độc; tác dụng tỳ bị, bổ khí, bổ huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người vừa mới khỏi bệnh, người có hệ tiêu hóa kém, khả năng hấp thụ thức ăn kém, dạ dày suy yếu hoặc bị hàn.

Vì vậy, người bị trào ngược dạ dày vẫn có thể ăn thịt gà nhưng cần chú ý chế biến và ăn đúng cách với lượng vừa phải. Trong trường hợp ăn quá nhiều thịt gà có thể gây áp lực lớn lên dạ dày, điều này có thể khiến tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.

tác dụng của thịt gà với sức khỏe

Cách tốt nhất để ăn thịt gà không ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày là người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết.

II. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thịt gà với người bị trào ngược dạ dày

Thịt gà là một thực phẩm quen thuộc, dễ ăn với nhiều người. Thịt gà với phần lớn là thịt nạc và tương đối ít mỡ, giúp cung cấp nguồn protein cao. Đặc biệt, đối với người bị trào ngược dạ dày, nếu lựa chọn phần thịt phù hợp và chế biến đúng cách, thịt gà có thể trở thành một nguồn dinh dưỡng lành mạnh và dễ tiêu hóa. Vì vậy, bổ sung các món ăn từ gà vào thực đơn hàng ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Không chỉ có hàm lượng protein lớn, thịt gà còn chứa nhiều thành phần vitamin và khoáng chất khác như:

  • Calo
  • Chất béo
  • Sắt
  • Canxi 
  • Kẽm
  • Phốt pho
  • Selen
  • Tryptophan
  • Serotonin
  • Các axit amin
  • Niacin
  • vitamin A
  • Vitamin B6, B12
  • VitaminE.

Không chỉ có hàm lượng protein lớn, thịt gà còn chứa nhiều thành phần vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe

Với các thành phần dinh dưỡng kể trên, ăn thịt gà giúp:

  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Đẩy mạnh quá trình trao đổi chất.
  • Cải thiện chức năng của gan, thận, hệ thần kinh trung ương.
  • Bảo vệ tim mạch.
  • Giúp sáng mắt.
  • Hỗ trợ giảm trầm cảm.
  • Chống lại ung thư.
  • Tăng cường phát triển tế bào.

Tuy thịt gà là thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng người có hệ tiêu hóa kém, người bị trào ngược nên lựa chọn kỹ loại thịt gà và cách chế biến phù hợp hơn.

III. Cách ăn thịt gà đúng cho người bị trào ngược dạ dày

Người bị trào ngược hoàn toàn có thể ăn thịt gà trong các bữa ăn hàng ngày nhưng cần điều chỉnh chế độ ăn thịt gà đúng cách. Cụ thể:

1. Lượng thịt gà nên ăn/ngày

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng thịt gà người bị trào ngược dạ dày nên ăn trong 1 ngày là khoảng từ 100 – 200 gram/ngày.

Tuyệt đối không lạm dụng, vì quá nhiều thịt gà có thể gây đầy bụng, khó chịu. Điều này gây áp lực lớn cho dạ dày khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Và đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày về đêm bị mắc bởi rất nhiều người trẻ hiện nay.

Người bị trào ngược dạ dày vẫn có thể ăn thịt gà nhưng cần chú ý chế biến và ăn đúng cách với lượng vừa phải.

2. Nên ăn phần thịt, bỏ phần da

Người bị trào ngược dạ dày khi ăn thịt gà chỉ nên ăn phần thịt gà và không nên lớp da gà. Lý do là vì da gà chứa nhiều chất béo và mỡ không tốt cho sức khỏe.

3. Chế biến thịt gà đơn giản

Đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản, khi chế biến thịt gà nên luộc hoặc hấp là tốt nhất. Chú ý hạn chế cho gia vị quá nhiều, nhất là các  loại gia vị có vị cay, nóng như: ớt, tiêu, sa tế,…

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn gà rán, gà chiên, quay… Bởi các món ăn từ thịt gà này chứa một lượng dầu khá nhiều, có thể khiến dạ dày bị trì trệ và gia tăng cơn đau.

Cách ăn thịt gà tốt nhất cho người đang bị trào ngược dạ dày đó là chế biến thịt gà thành món súp, cháo hoặc canh.

Lượng thịt gà người bị trào ngược dạ dày nên ăn trong 1 ngày là khoảng từ 100 – 200 gram/ngày.

4. Kết hợp với thực phẩm khác

Để tránh nhàm chán khi ăn thịt gà, bạn cũng có thể kết hợp cùng với một số thực phẩm khác phù hợp với thịt gà như các loại rau xanh, củ quả, hoa quả…

5. Thực phẩm tránh kết hợp 

Thịt gà kỵ với một số thực phẩm vì trong quá trình hấp thụ và chuyển hóa các chất, giữa các thành phần có trong thức ăn luôn có những tương tác phức tạp. Do đó, người bị trào ngược khi ăn thịt gà nên cẩn trọng  không nên hoặc hạn chế ăn thịt gà cùng một số thực phẩm sau:

  • Cá chép: Kết hợp thịt gà với cá chép có thể gây nổi mụn nhọt, nổi ung, mưng mủ và các bệnh da liễu.
  • Tỏi và hành: Theo Đông y, thịt gà tính ngọt, ấm, tỏi tính nhiệt, còn hành tính hàn nên khi kết hợp với nhau có thể tác động làm rối loạn tiêu hóa, sinh ra các triệu chứng đau bụng, kiết lỵ.
  • Lá kinh giới và muối vừng: Ăn thịt gà cùng lá kinh giới hoặc muối vừng có thể gây ảnh hưởng khí huyết, dẫn đến ù tai, hoa mắt, chóng mặt, run chân tay….
  • Tôm: Kết hợp ăn tôm với thịt gà có thể gây dị ứng ngứa nhiều.

IV. Gợi ý món ăn từ thịt gà ngon, bổ, dễ làm cho người bị trào ngược dạ dày

1. Cháo ức gà yến mạch

Món cháo ức gà kết hợp với yến mạch giàu chất xơ, dễ tiêu hóa, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, phù hợp cho người bị trào ngược dạ dày.

Nguyên liệu (cho 1 người):

  • Ức gà: 100g (bỏ da, bỏ mỡ)
  • Yến mạch cán dẹt: 50g
  • Cà rốt: 50g (thái hạt lựu)
  • Gừng: 2 lát mỏng
  • Nước: 500ml
  • Muối: 1/4 thìa cà phê

Cách chế biến:

  • Rửa sạch ức gà, luộc với 500ml nước và 2 lát gừng trong 15 phút. Vớt gà ra, để nguội, xé nhỏ. Giữ lại nước luộc.
  • Cho yến mạch và cà rốt vào nước luộc, nấu trên lửa nhỏ 10 phút đến khi cháo sệt.
  • Thêm thịt gà xé vào, nêm chút muối, khuấy đều, nấu thêm 2 phút rồi tắt bếp.

Lưu ý:

  • Dùng gừng để hỗ trợ tiêu hóa và giảm đầy hơi, nhưng chỉ dùng lượng nhỏ để tránh kích ứng dạ dày.
  • Ăn khi cháo còn ấm, tránh để nguội vì có thể gây đầy bụng.
  • Không thêm hành, tiêu, hoặc gia vị cay để tránh kích thích tiết axit.

2. Ức gà hấp lá chanh

Ức gà hấp lá chanh thơm ngon, ít dầu mỡ, giữ được độ mềm và không gây khó tiêu, lý tưởng cho người bị trào ngược dạ dày cần món ăn nhẹ nhàng.

Nguyên liệu (cho 1 người):

  • Ức gà: 120g (bỏ da)
  • Lá chanh: 3-4 lá
  • Gừng: 3 lát mỏng
  • Muối: 1/4 thìa cà phê
  • Nước: 2 thìa canh

Cách chế biến:

  • Rửa sạch ức gà, ướp với muối, gừng và 2 thìa canh nước trong 10 phút.
  • Xếp lá chanh xuống đáy bát, đặt ức gà lên trên, phủ thêm 1-2 lá chanh.
  • Đặt bát vào nồi hấp, hấp cách thủy ở lửa vừa trong 15-20 phút đến khi gà chín mềm.

Lưu ý:

  • Lá chanh giúp món ăn thơm, hỗ trợ tiêu hóa, nhưng không dùng quá nhiều để tránh vị đắng.
  • Có thể ăn kèm khoai lang hấp hoặc bí đỏ luộc để tăng chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Tránh rưới nước mắm hoặc thêm ớt, vì các gia vị này có thể kích thích trào ngược.

3. Canh ức gà nấu bí xanh

Canh ức gà nấu bí xanh thanh mát, dễ tiêu, cung cấp nước và chất xơ, giúp giảm áp lực lên dạ dày và hạn chế triệu chứng ợ nóng ở người bị trào ngược dạ dày.

Nguyên liệu (cho 1 người):

  • Ức gà: 100g (bỏ da)
  • Bí xanh: 150g (gọt vỏ, thái miếng vừa ăn)
  • Hành lá: 1 nhánh (chỉ lấy phần trắng)
  • Muối: 1/4 thìa cà phê
  • Nước: 400ml

Cách chế biến:

  • Rửa sạch ức gà, luộc với 400ml nước trong 10 phút. Vớt gà ra, xé nhỏ, giữ nước luộc.
  • Cho bí xanh vào nước luộc, nấu 5-7 phút đến khi bí mềm.
  • Thêm thịt gà xé và phần trắng hành lá, nêm muối, nấu thêm 2 phút rồi tắt bếp.

Lưu ý:

  • Bí xanh giàu chất xơ, ít calo, giúp làm dịu dạ dày, nhưng không nấu quá nhừ để tránh mất dinh dưỡng.
  • Chỉ dùng phần trắng hành lá để giảm nguy cơ kích ứng từ mùi hành.
  • Ăn canh ấm, tránh để nguội hoặc hâm lại nhiều lần vì có thể gây đầy bụng.

V. Một số câu hỏi thường gặp

1. Người bị trào ngược dạ dày có nên ăn phao câu gà không?

Người bị trào ngược dạ dày không nên ăn phao câu gà vì đây là bộ phận chứa nhiều tuyến bạch huyết – nơi tích tụ vi khuẩn và độc tố. Khi ăn vào, các chất hại này có thể làm tăng phản ứng viêm, gây kích ứng niêm mạc dạ dày và đường tiêu hóa. 

Với hệ tiêu hóa vốn đã nhạy cảm, điều này có thể khiến triệu chứng trào ngược nặng hơn. Do đó, tốt nhất nên loại bỏ phao câu khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.

2. Người bị trào ngược dạ dày có nên ăn da và cổ gà không?

Người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn da và cổ gà vì đây là hai bộ phận chứa nhiều chất béo và dễ tích tụ vi khuẩn. Da gà có hàm lượng cholesterol cao, dễ gây đầy hơi và làm dạ dày hoạt động chậm lại. 

Trong khi đó, cổ gà là phần tiếp xúc nhiều với môi trường, nếu không làm sạch kỹ dễ gây nhiễm khuẩn. Ăn hai bộ phận này thường xuyên có thể khiến triệu chứng trào ngược kéo dài và khó kiểm soát.

Lời kết: Tóm lại, với thắc mắc người bị trào ngược dạ dày có được ăn thịt gà không thì câu trả lời là có. Để giúp bệnh trào ngược phục hồi tốt, người bệnh nên ăn thịt gà theo những hướng dẫn chúng tôi đã cung cấp ở trên nhé. Đồng thời nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị bệnh dứt điểm.

Xem thêm:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *