Bánh mì là món ăn quen thuộc làm từ bột mì được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, với người bị trào ngược dạ dày có ăn bánh mì được không? Liệu món ăn này có làm tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe không? Cùng Yumangel tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Trào ngược dạ dày ăn bánh mì được không?
Người bị trào ngược dạ dày thường băn khoăn liệu có nên ăn bánh mì không. Câu trả lời là có, nếu chọn loại phù hợp. Bánh mì tốt cho bệnh nhân trào ngược bởi nó có tính chất khô, giúp hút bớt axit dạ dày, cân bằng môi trường dạ dày. Từ đó giảm triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu.
Bánh mì còn tạo một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế tổn thương do axit và giảm trào ngược lên thực quản. Ngoài ra, chất xơ trong bánh mì hỗ trợ nhu động dạ dày, ngăn thức ăn tồn đọng gây trào ngược. Tuy nhiên, người bị trào ngược nên chọn bánh mì ngọt, mềm, tránh loại quá khô hoặc cứng để không làm tình trạng viêm dạ dày nặng thêm.
II. Lợi ích của bánh mì với người bị trào ngược
Như đã chia sẻ, đối với dạ dày,Bánh mì có tính chất khô, giúp hấp thụ dịch vị dư thừa và giảm lượng acid trong dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm và loét dạ dày. Bên cạnh đó, với thành phần dinh dưỡng gồm calo, lipid, natri, kali, carbohydrate, chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin B6, bánh mì còn giúp dạ dày hoạt động tốt. Cụ thể:
- Tinh bột giúp bao phủ và bảo vệ dạ dày: Bánh mì chứa hàm lượng tinh bột cao, khi vào dạ dày có thể tạo thành lớp màng bao phủ niêm mạc, giúp thấm hút acid dư thừa và giảm nguy cơ trào ngược, ợ nóng, khó tiêu.
- Đặc tính khô giúp thấm hút dịch acid dư thừa: Bánh mì giúp hấp thụ acid dịch vị dư thừa trong dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng như ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.
- Vi khuẩn acid lactic hỗ trợ trung hòa acid và giảm đau: Một số loại bánh mì lên men chứa vi khuẩn acid lactic, có khả năng làm giảm độ pH và trung hòa acid dịch vị trong dạ dày, hỗ trợ giảm đau rát, khó chịu.
- Chất xơ hỗ trợ nhu động dạ dày: Chất xơ trong bánh mì giúp kích thích nhu động dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, giảm tình trạng thức ăn tồn đọng – nguyên nhân phổ biến gây ra trào ngược dạ dày thực quản.
- Bổ sung vi chất hỗ trợ tăng đề kháng cho dạ dày: Bánh mì cung cấp các dưỡng chất như sắt, canxi, protein, giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
III. Các loại bánh mì nên và không nên ăn với người trào ngược dạ dày
1. Các loại bánh nên ăn
- Bánh mì nguyên cám: Giàu chất xơ, protein và khoáng chất, giúp trung hòa acid, giảm ợ nóng và hỗ trợ tiêu hóa. Phù hợp dùng hàng ngày cho người bị trào ngược.
- Bánh mì lúa mạch đen: Chất xơ cao gấp nhiều lần bánh mì trắng, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm cảm giác đầy hơi, khó chịu. Tốt cho đường ruột và dạ dày.
- Bánh mì yến mạch: Thấm hút acid tốt, dễ tiêu hóa, giảm đầy bụng và cảm giác nóng rát. Giàu dinh dưỡng và phù hợp người dạ dày nhạy cảm.
- Bánh mì ngũ cốc (Multigrain): Làm từ nhiều loại hạt như lúa mì, yến mạch, kê…, hỗ trợ tiêu hóa và giảm triệu chứng ợ chua, trào ngược. Bổ sung năng lượng lành mạnh.
- Bánh mì sandwich trắng: Mềm, dễ tiêu, ít tạo áp lực cho dạ dày. Tuy nhiên, ăn quá nhiều có thể gây tăng cân vì ít chất xơ hơn loại nguyên hạt.
- Bánh mì nguyên hạt 100%: Kết hợp nhiều ngũ cốc nguyên vỏ, giàu dinh dưỡng và chất xơ. Tốt cho nhu động ruột và giảm nguy cơ trào ngược.
- Bánh mì ngũ cốc nảy mầm: Chứa chất chống oxy hóa cao, dễ hấp thu hơn so với ngũ cốc chưa nảy mầm. Tăng hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Bánh mì từ các loại hạt: Làm từ hạt lanh, bí, hướng dương…, giàu vitamin nhóm B và chất xơ. Giúp ổn định tiêu hóa, hạn chế trào ngược.
2. Các loại bánh không nên ăn
Các loại bánh mì người bị trào ngược dạ dày thực quản cần thận trọng và hạn chế ăn gồm:
- Bánh mì trắng: Vì loại bánh mì này có thể chứa chất tẩy trắng trong quá trình chế biến. Sau khi hấp thụ, các hóa chất này có thể khiến tình trạng trào ngược và viêm loét dạ dày nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bánh mì trắng cũng chứa rất ít chất xơ.
- Các loại bánh mì có chứa gluten: Những người bị hội chứng ruột kích thích và bệnh Celiac nên cẩn thận trước khi ăn các loại bánh mì có chứa gluten. Các loại bánh này được làm từ những nguyên liệu như: lúa mạch, lúa mì, ngô, diêm mạch, bánh mì không men…
- Các loại bánh mì ngọt: Người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn các loại bánh mì ngọt chứa nhiều đường và bơ. Vì tiêu thụ các loại bánh mì chứa nhiều thành phần và chất không tốt cho sức khỏe.
- Bánh mì phomai béo/bánh mì ngọt nhiều đường: Vì sẽ gây khó tiêu và tăng tiết acid dạ dày.
IV. Ăn bánh mì đúng cách đối với người bị trào ngược
Bánh mì tuy tốt cho sức khỏe và tình trạng bệnh trào ngược nhưng khi ăn bạn cần lưu ý về các vấn đề như: loại bánh không nên ăn, thời gian ăn, số lượng, cách ăn…
1. Lượng bánh mì nên ăn
Các chuyên gia khuyến nghị lượng bánh mì bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể ăn trong 1 lần là từ 1-2 ổ.
2. Tần suất ăn bánh mì
Bệnh nhân trào ngược dạ dày cần chú ý ăn bánh mì với lượng phù hợp với tần suất 3-4 lần/tuần. Không nên ăn bánh mì liên tục hàng ngày với lượng nhiều vì có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, tiêu hóa và hô hấp kém, dễ mắc bệnh tiểu đường…
3. Thời điểm nên và không nên ăn
Thời điểm phù hợp để người bị trào ngược dạ dày ăn bánh mì là vào bữa sáng hoặc bữa phụ để cung cấp năng lượng. Không nên ăn bánh mì thay bữa chính.
Không nên ăn bánh mì khi bụng quá no vì sẽ khiến dạ dày bị quá tải đồng thời tạo áp lực tiêu hóa gây trào ngược kèm đau và viêm loét. Tránh ăn bánh mì vào buổi tối hoặc sát gần giờ đi ngủ vì lượng bánh không được tiêu hóa hết sẽ bị tồn đọng trong dạ dày gây chướng bụng, đầy hơi và cảm giác đau âm ỉ.
4. Thực phẩm tránh kết hợp
Không nên ăn bánh mì cùng với các loại bơ, mứt, phô mai, gia vị cay nóng như: ớt, tương ớt, muối tiêu, vì:
- Gia vị cay nóng: Vì có thể khiến dạ dày bị kích thích gây tăng tiết axit nhiều hơn.
- Các loại mứt, phô mai, bơ: Vì có thể làm giảm khả năng thấm hút axit dịch vị của bánh mì.
5. Nên chọn bánh mì mềm
Không nên ăn bánh mì quá khô cứng nếu không sẽ khiến cho bệnh trào ngược trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, nên ăn bánh mì mềm vừa dễ tiêu vừa thân thiện với dạ dày.
V. Một số câu hỏi liên quan
1. Khi nào không nên ăn bánh mì nếu bị trào ngược?
Người bị trào ngược nên tránh ăn bánh mì quá khô, cứng hoặc chiên rán vì dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Những loại bánh mì chứa nhiều dầu mỡ, bơ, kem hoặc phụ gia nhân tạo có thể làm tăng tiết acid và gây khó tiêu. Nếu đang trong đợt viêm cấp, nên tạm thời kiêng bánh mì để tránh kích ứng. Ăn sai cách có thể khiến triệu chứng ợ nóng, trào ngược trở nên nặng hơn.
2. Người bị trào ngược dạ dày có nên ăn bánh mì kèm bơ hoặc mứt?
Bơ thường chứa nhiều chất béo bão hòa, còn mứt thì nhiều đường – cả hai đều có thể làm tăng áp lực lên dạ dày. Sự kết hợp này dễ khiến van dạ dày mở ra, dẫn đến trào ngược acid. Ngoài ra, chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến dạ dày lâu rỗng hơn. Vì vậy, người bị trào ngược nên hạn chế ăn bánh mì kèm bơ hoặc mứt ngọt.
3. Ăn bánh mì kèm sữa có ảnh hưởng đến trào ngược không?
Việc ăn bánh mì kèm sữa có thể gây trào ngược nếu bạn sử dụng sữa nguyên kem hoặc chứa nhiều chất béo, do chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa và tăng tiết acid. Để an toàn hơn, bạn nên chọn sữa tách béo hoặc sữa thực vật không đường, uống với lượng vừa phải (khoảng 100–150ml/lần). Tuyệt đối tránh uống sữa khi bụng quá no hoặc ngay trước khi nằm. Nếu có dấu hiệu đầy bụng, ợ hơi sau khi dùng, nên điều chỉnh hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.
Lời kết: Tóm lại, người bị trào ngược dạ dày vẫn có thể ăn bánh mì, nhưng nên chọn loại phù hợp như bánh mì nguyên cám, ít dầu mỡ và không thêm gia vị cay nóng. Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đừng quên kết hợp với lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ và tránh ăn quá no. Sức khỏe đường tiêu hóa cần được chăm sóc mỗi ngày từ những điều nhỏ nhất.
Tham khảo một số vấn đề liên quan đến trào ngược dạ dày:
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...