Thuốc trào ngược dạ dày cho bà bầu: Lựa chọn an toàn và hiệu quả khi có chỉ định của bác sĩ

Trào ngược dạ dày là một trong những nỗi ám ảnh thường gặp của nhiều mẹ bầu, đặc biệt trong những tháng đầu và cuối thai kỳ. Dù thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng, các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, khó tiêu có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của mẹ. Trong bài viết này, Yumangel sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại thuốc trào ngược dạ dày cho bà bầu thường được chỉ định, cùng những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Vì sao bà bầu hay bị trào ngược dạ dày?

Hiểu rõ nguyên nhân giúp mẹ bầu có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tình trạng trào ngược tốt hơn. Có nhiều yếu tố góp phần gây ra hiện tượng này:

  • Thay đổi nội tiết tố: Sự gia tăng hormone Progesterone trong thai kỳ làm giãn cơ thắt thực quản dưới, khiến axit dạ dày và thức ăn dễ dàng trào ngược lên thực quản. Hormone Relaxin cũng làm chậm quá trình tiêu hóa, tăng tiết axit.
  • Sự phát triển của thai nhi: Thai nhi lớn dần trong tử cung gây áp lực lên dạ dày, đẩy thức ăn và axit lên trên.
  • Ốm nghén: Những cơn buồn nôn, nôn ói trong giai đoạn ốm nghén kích thích dạ dày co bóp mạnh, tăng nguy cơ trào ngược.
  • Căng thẳng: Sự nhạy cảm và căng thẳng khi mang thai có thể làm giảm nhu động ruột và tăng tiết axit dạ dày.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Thèm ăn đồ chua, ăn vặt, ăn không đúng bữa cũng là những yếu tố nguy cơ.
Sự gia tăng hormone Progesterone trong thai kỳ làm giãn cơ thắt thực quản dưới gây trào ngược ở bà bầu

Sự gia tăng hormone Progesterone trong thai kỳ làm giãn cơ thắt thực quản dưới gây trào ngược ở bà bầu

Xem thêm: Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân, điều trị, phòng ngừa

Trào ngược dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày trong thai kỳ thường không gây nguy hiểm trực tiếp đến mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến:

  • Khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ: Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu.
  • Chán ăn, sụt cân: Gây thiếu hụt dinh dưỡng cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.
  • Biến chứng nặng hơn: Trong một số ít trường hợp, trào ngược kéo dài có thể gây viêm thực quản, hẹp thực quản.

Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản nhẹ thường được khuyến khích thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống để cải thiện triệu chứng. Trường hợp tình trạng bệnh không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc trị trào ngược dạ dày cho bà bầu.

Nguyên tắc điều trị trào ngược dạ dày cho bà bầu: Luôn ưu tiên an toàn

Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Đối với trào ngược dạ dày, bác sĩ thường áp dụng phương pháp “step-up”, bắt đầu từ các biện pháp thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.

Nếu không hiệu quả, thuốc sẽ được cân nhắc chỉ định theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và độ an toàn của thuốc.

Phụ nữ mang thai luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc trào ngược dạ dày cho bà bầu

Phụ nữ mang thai luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc trào ngược dạ dày cho bà bầu

Các loại thuốc trào ngược dạ dày cho bà bầu thường được chỉ định

Dưới đây là các nhóm thuốc và một số sản phẩm cụ thể thường được bác sĩ cân nhắc sử dụng cho phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày, dựa trên tính an toàn và hiệu quả (1):

1. Thuốc kháng axit 

Bà bầu bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Khi các biện pháp chữa trị trào ngược dạ dày không dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu dùng thuốc kháng axit tác dụng tại chỗ trong thời gian ngắn và với liều lượng vừa phải.

Thuốc kháng axit có khả năng trung hòa axit dạ dày nên có hiệu quả chống trào ngược dạ dày. Một số thuốc phổ biến và an toàn cho bà bầu:

  • Yumangel (Thuốc dạ dày chữ Y): Yumangel là thuốc kháng axit có chứa hoạt chất Almagate, giúp trung hòa dịch vị dạ dày nhanh chóng và tạo lớp màng bảo vệ trên bề mặt niêm mạc. Ưu điểm nổi bật là hương vị dễ uống, ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và phù hợp với phụ nữ mang thai. Liều dùng tham khảo: 1 gói/lần, 2–4 lần/ngày, dùng sau ăn 1–2 giờ và trước khi đi ngủ.
Yumangel phù hợp với phụ nữ mang thai

Yumangel phù hợp với phụ nữ mang thai

  • Phosphalugel (Thuốc dạ dày chữ P): Thành phần chính là Nhôm phosphat, giúp trung hòa axit và tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc. Nên dùng 1-2 gói/ngày, uống khi có triệu chứng hoặc trước bữa ăn. Tuy nhiên, cần lưu ý nhôm phosphat có thể gây táo bón, một vấn đề mẹ bầu cũng hay gặp.
  • Gaviscon: Với thành phần gồm Calci carbonate, Natri bicarbonate và đặc biệt là Alginate, Gaviscon tạo lớp màng bảo vệ (khả năng tạo bè nổi) như một chiếc phao ngăn không cho axit trào ngược lên thực quản. Thường được chỉ định 1-2 gói sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Marial Gel: Một lựa chọn mới với tác động kép nhờ Magie Alginate tạo bè nổi và phức hợp E-Gastryal® giúp bảo vệ, làm lành niêm mạc. Sản phẩm này an toàn cho phụ nữ có thai, trẻ em trên 3 tuổi, không chứa gluten và lactose. Dùng 1 gói/lần sau ăn hoặc khi có triệu chứng.

Để sử dụng thuốc kháng axit điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả và an toàn, các mẹ cần chú ý những vấn đề sau:

  • Không dùng kéo dài: Không nên dùng các thuốc kháng axit này trong thời gian dài khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Vì uống thuốc lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và thiếu hụt dinh dưỡng. 
  • Thời điểm uống: Thời điểm phù hợp để uống thuốc kháng axit là sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Vì cơ thể cần độ axit của dạ dày để tiêu hoá thức ăn. Nên uống vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ để có hiệu quả lâu dài hơn.
  • Tác dụng phụ: Một số thuốc kháng axit có chứa muối magie hoặc muối nhôm mẹ bầu cần cẩn trọng khi sử dụng. Vì nhôm có thể hoạt động như một chất gây độc thần kinh và ảnh hưởng đến phôi và thai nhi. 

2. Thuốc chẹn H2

Đối với các trường hợp mẹ bầu bị trào ngược axit nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng nhóm thuốc chẹn H2. Thuốc được dùng với liều lượng thấp trong điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi có chỉ định của bác sĩ. 

  • Công dụng: Làm giảm sự tiết dịch vị dạ dày, bằng cách ngăn chặn hoạt động của histamin. 
  • Thuốc thường dùng: Ranitidine.
  • Tên gọi khác: Thuốc chẹn H2, thuốc chẹn thụ thể H2, chất đối kháng thụ thể H2.
  • Thời điểm uống: Uống thuốc bữa ăn khoảng 15- 30 phút.

3. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Khi các triệu chứng trào ngược ở mẹ bầu xảy ra thường xuyên với tần suất hơn 1 lần/tuần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế bơm proton (PPI). 

  • Công dụng: Làm giảm tiết axit trong dạ dày. 
  • Các thuốc ức chế bơm proton dùng cho mẹ bầu là: esomeprazole, omeprazole hoặc pantoprazole.
  • Cơ chế hoạt động: Ức chế sự hoạt động của enzym H+ K+ ATPase, từ đó ức chế bài tiết acid dịch vị.
  • Thời điểm uống: Uống trước khi ăn khoảng 30 phút.
  • Thời gian điều trị: Kéo dài từ 4 đến 8 tuần, hoặc có thể đến 12 tuần.
  • Tác dụng phụ: Dùng thuốc kéo dài có thể gây một số tác dụng phụ như: Thiếu vitamin B12; tăng nguy cơ viêm phổi; tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương; tăng nguy cơ viêm dạ dày ruột do vi khuẩn; thiếu magiê. 

Biện pháp không dùng thuốc hỗ trợ giảm trào ngược cho bà bầu

Song song với việc dùng thuốc (nếu cần), mẹ bầu nên áp dụng các thay đổi lối sống sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày thay vì 3 bữa lớn.
  • Tránh ăn quá no, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Không nằm ngay sau khi ăn, nên đợi ít nhất 2-3 tiếng.
  • Kê cao đầu giường khi ngủ khoảng 15-20cm hoặc có thể dùng gối chống trào ngược dạ dày thực quản.
  • Nằm nghiêng về bên trái khi ngủ.
  • Hạn chế thực phẩm dễ gây trào ngược: đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, sô cô la, cà phê, nước ngọt có gas, trái cây có vị chua gắt (cam, chanh khi đói).
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
Ưu tiên những loại quần áo thoải mái khi mang thai cũng giúp hạn chế trào ngược dạ dày

Ưu tiên những loại quần áo thoải mái khi mang thai cũng giúp hạn chế trào ngược dạ dày

Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc trào ngược dạ dày cho bà bầu

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa khi sử dụng thuốc trào ngược dạ dày cho bà bầu, mẹ cần ghi nhớ:

  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc: Luôn thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Chỉ bác sĩ mới có thể đánh giá tình trạng và chỉ định loại thuốc, liều dùng phù hợp và an toàn nhất.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định: Dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng thời điểm và đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thông báo các thuốc đang dùng: Cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc (kể cả vitamin, thảo dược, thực phẩm chức năng) bạn đang sử dụng để tránh tương tác thuốc bất lợi.
  • Theo dõi triệu chứng và tác dụng phụ: Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi dùng thuốc (dị ứng, tiêu chảy, táo bón nặng…) hoặc triệu chứng trào ngược không cải thiện, cần thông báo ngay cho bác sĩ.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Chú ý cách dùng đặc biệt của một số thuốc (ví dụ: viên bao tan trong ruột phải uống nguyên viên, không nhai, bẻ).
Mẹ bầu nên dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng thời điểm để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé

Mẹ bầu nên dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng thời điểm để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé

Trào ngược dạ dày khi mang thai là tình trạng phổ biến nhưng có thể kiểm soát được. Việc lựa chọn thuốc trào ngược dạ dày cho bà bầu cần được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Hãy ưu tiên thay đổi lối sống và chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết và có chỉ định y khoa.

Để được dược sĩ tư vấn kỹ hơn về bệnh trào ngược dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán và chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *