Ợ hơi thực chất là một hiện tượng tiêu hóa bình thường của cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn bị ợ hơi liên tục nhiều ngày, có thèm theo các triệu chứng khác như ợ hơi khó nuốt, ợ hơi khó thở buồn nôn, ợ hơi nóng dạ dày… bạn nên cẩn thận vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Mục lục
I – Ợ hơi là gì?
Bình thường, hơi trong dạ dày được sinh ra thông qua hai hoạt động chính là:
– Nuốt: Khi bạn ăn hoặc uống, có khoảng 8 – 22ml khí đi vào dạ dày thông qua con đường này.
– Tiêu hóa thức ăn: Trong quá trình dịch vị tiêu hóa thức ăn, nó cũng sinh ra một lượng khí nhất định.
Khí sinh ra được đào thải ra bên ngoài theo 2 con đường là hậu môn (xì hơi) và ợ hơi. Do đó, nếu bạn bị ợ hơi sau ăn (ăn xong ợ hơi nhiều) hoặc ợ hơi sau khi uống nước cũng là điều bình thường.
Ợ hơi là hiện tượng gì? Hiện tượng ợ hơi nhiều lần đôi khi chỉ là sinh lý nhưng thỉnh thoảng nó cũng là biểu hiện bệnh lý. Dựa vào các đặc điểm dưới đây, chúng ta sẽ phân biệt ợ hơi sinh lý, ợ hơi bệnh lý và giải đáp bị ợ hơi liên tục là bệnh gì?
– Ợ hơi sinh lý: thường ợ hơi nhiều sau khi ăn, khoảng 3 – 4 lần/ 1h sau ăn. Có người có thể ợ 30 lần/ ngày và không có các triệu chứng kèm theo.
– Ợ hơi bệnh lý: Ngoài ợ hơi liên tục sau khi ăn, người bệnh có thể ợ hơi bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thậm chí ợ hơi nhiều khi đói hoặc ợ hơi ợ hơi vào ban đêm.
Số lần ợ hơi có thể tăng lên liên tục và không thể kiểm soát được. Ngoài ra, người bệnh còn thấy các triệu chứng đi kèm như ợ hơi liên tục và khó thở, ợ hơi vướng họng, ợ hơi nóng bụng, bị ợ hơi buồn nôn, ợ hơi sôi bụng, ợ hơi tiêu chảy,…
Vậy ợ hơi nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Thông thường hiện tượng bị ợ hơi quá nhiều là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày….
Ợ hơi là dấu hiệu của bệnh gì, bị ợ hơi nhiều là bệnh gì?
(→ Xem thêm: Hay ợ chua là bị gì? Tại sao ợ chua? Dấu hiệu và cách xử lý khi bị ợ chua)
Ngoài băn khoăn, hiện tượng ợ i liên tục là do sinh lý hay bệnh lý, nhiều người còn thắc mắc không biết ợ hơi có phải dấu hiệu mang thai không?
Thực chất, chưa thể khẳng định ợ hơi có phải mang thai không. Đúng là khi có thai, nội tiết tố tăng cao làm cơ thắt thực quản dưới giãn ra, khiến mẹ ợ hơi buồn nôn khi mang thai. Nhưng ợ hơi liên tục kéo dài cũng có thể chỉ là dấu hiệu bệnh lý liên quan đến tiêu hóa.
Do đó, muốn xác định chính xác ợ hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai không, chúng ta vẫn cần phải làm các xét nghiệm cần thiết.
Ợ hơi có phải có thai? Cứ bị ợ hơi liên tục chưa chắc đã là dấu hiệu có thai.
II – Tại sao bị ợ hơi nhiều? Nguyên nhân gây ợ hơi nhiều
Về mặt sinh lý, nguyên nhân ợ hơi liên tục là do 2 cơ chế ăn uống hoặc tiêu hóa thức ăn trong dạ dày như đã trình bày trong phần một. Ngoài ra, hay ợ hơi nhiều cũng có thể là do phụ nữ mới bắt đầu có thai.
Về mặt bệnh lý, ợ hơi nhiều lần sau khi ăn và ợ hơi nhiều ngày chủ xuất phát từ bệnh lý liên quan đến dạ dày. Dưới đây là các nguyên nhân chính khiến chúng ta bị ợ hơi nhiều lần trong ngày.
Khi dạ dày bị viêm, viêm trợt, viêm xung huyết, loét…, dạ dày phải tiết ra nhiều axit hơn để tiêu hóa thức ăn và thức ăn cũng sẽ lưu lại trong dạ dày lâu hơn. Dưới tác động của dịch vị, thức ăn sẽ sinh ra khí.
Khí và axit dịch vị sẽ khiến bụng bị căng phình, tác động trực tiếp lên cơ thắt thực quản dưới khiến cơ này mở ra, đẩy khí ra ngoài, gây ra hiện tượng ợ hơi kéo dài .
Đồng thời axit dịch vị tiết ra nhiều hơn có thể bị đẩy lên thực quản, miệng, khiến cho cơ thể phải tiết ra nhiều nước bọt hơn để trung hòa axit dịch vị.
Lúc này, chúng ta sẽ nuốt nước bọt nhiều hơn, khiến cho có nhiều khí đi vào dạ dày hơn. Và một vòng tuần hoàn lại tiếp tục, khí trong bụng căng phồng, nó sẽ phải đào thải ra ngoài.
Do đó, có thể thấy viêm loét dạ dày là 1 trong các lý do giải thích vì sao ợ hơi nhiều.
Tại sao ợ hơi nhiều?
III – Triệu chứng ợ hơi nhiều do bệnh lý
Nếu chúng ta bị ợ hơi do bệnh lý, ngoài triệu chứng ợ hơi liên tục chúng ta còn có thể gặp các triệu chứng đi kèm khác.
1. Ợ hơi buồn nôn (ợ hơi nhiều và buồn nôn)
Khi gặp các bệnh lý liên quan đến dạ dày, thức ăn thường khó tiêu hóa hơn. Do đó, thức ăn ở lâu trong dạ dày cùng với khí sẽ chương phình lên, gây cảm giác buồn nôn, hoặc nôn.
Ợ hơi liên tục và buồn nôn (ợ hơi và buồn nôn) là triệu chứng rất điển hình của các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.
Triệu chứng ợ hơi buồn nôn khó tiêu rất khó chịu.
2. Ợ hơi khó thở
Tình trạng đầy hơi trong dạ dày sẽ khiến cơ hoành bị chèn ép. Điều này không chỉ khiến người bệnh có cảm giác đầy bụng mà còn cảm thấy rất khó thở.
Nếu hiện tượng ợ hơi và khó thở không chỉ xảy ra sau khi ăn mà còn xảy ra cả ngày lẫn đêm, bạn nên đi khám vì khả năng cao đã mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
3. Ợ hơi khó tiêu
Thông thường, sau khi ăn khoảng 30 phút, bụng sẽ có cảm giác dễ chịu hơn vì thức ăn đã được tiêu hóa. Nhưng nếu đường tiêu hóa gặp vấn đề, thời gian tiêu hóa thức ăn sẽ diễn ra chậm hơn, gây đầy bụng, ợ hơi ăn không tiêu
4. Ợ hơi khi đói
Ợ hơi liên tục trong ngày khi đói có thể kèm theo vị đắng của dịch mật hoặc vị chua của dịch vị. Ợ hơi khi đói nếu diễn ra không dứt, bạn cần đi khám bác sĩ.
5. Ợ hơi nóng rát cổ
Ợ hơi nóng rát và ợ hơi đau họng là do khi ợ hơi, axit trong dịch vị bị trào ngược, khiến cổ họng bị nóng rát.
6. Ợ hơi bị đau tai
Một số người vừa bị ợ hơi, vừa bị đau tai. Sau khi đi kiểm tra, có thể không phát hiện bệnh lý về tai. Điều này là do tai, mũi, họng liên quan trực tiếp đến nhau.
Khi ợ hơi dạ dày liên tục, họng của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tai bị đau.
7. Ợ hơi có mùi hôi
Thức ăn ở trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa hết có thể lên men, gây ra mùi hôi khó chịu. Mùi hôi này sẽ cùng khí thoát ra ngoài, gây ra cảm giác ợ hơi có mùi hôi.
Thậm chí, có người còn bị ợ hơi mùi trứng thối, rất khó chịu và đáng sợ.
8. Ợ hơi và xì hơi liên tục
Nếu khí không thể thoát hết qua đường ợ hơi, người bệnh có thể xì hơi để hỗ trợ thoát khí ra ngoài.
9. Ợ hơi nôn ra máu
Ợ hơi nôn ra máu là biểu hiện của bệnh lý dạ dày nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.
Do đó, khi gặp triệu chứng này, người bệnh cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, người bị ợ hơi do bệnh lý còn có 1 số triệu chứng đi kèm khác như: nấc và ợ hơi liên tục, ợ hơi và sôi bụng, ợ hơi và nấc cụt, ợ hơi cay, ợ hơi cảm giác nghẹn, ợ hơi tức bụng…
Ợ hơi thường xuyên và các biểu hiện kèm theo.
IV – Ợ hơi nhiều có sao không? Ợ hơi nhiều có tốt không?
Ăn vào ợ hơi, ăn bị ợ hơi khoảng 3 – 4 lần/ 1 tiếng là biểu hiện sinh lý hết sức bình thường, không có gì đáng ngại.
Tuy nhiên, nếu ngoài ăn vào là ợ hơi, bạn còn bị ợ hơi bất kỳ lúc nào, thỉnh thoảng còn kèm theo đau thượng vị đầy hơi, buồn nôn,… bạn nên theo dõi. Vì có thể bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.
Ăn xong ợ hơi liên tục, ho ợ hơi có sao không?
V – Cách trị ợ hơi liên tục do bệnh lý
Dưới đây, bài viết sẽ giúp bạn tìm ra cách chữa ợ hơi liên tục liên quan đến bệnh lý cho các đối tượng khác nhau như người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai.
1. Bị ợ hơi uống thuốc gì? Chữa bệnh ợ hơi liên tục cho người lớn
Người lớn bị ợ hơi do bệnh lý liên quan đến dạ dày có thể sử dụng thuốc điều trị bệnh lý dạ dày chẳng hạn như:
– Thuốc kháng sinh nếu có vi khuẩn Hp trong dạ dày
– Thuốc kháng axit hoặc trung hòa axit
– Thuốc làm lành niêm mạc dạ dày.
Tên và liều lượng thuốc cụ thể nên được bác sĩ tư vấn và kê đơn theo nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cần kiên trì và uống thuốc đều đặn để không bị kháng thuốc.
Khi bị ợ hơi liên tục, bệnh nhân cũng có thể uống 1 gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm ngay triệu chứng khó chịu này. Thuốc Yumangel có 2 tác dụng chính là trung hòa axit dạ dày và tạo ra lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày nên người bệnh hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Bên cạnh giảm nhanh triệu chứng ợ hơi, uống Yumangel cũng giúp giảm cơn đau dạ dày và các triệu chứng khác nhơ ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, chướng bụng, trào ngược…chỉ sau 5-10 phút. Yumangel vị dễ uống, gói nhỏ, xé uống ngay không cần phải pha với nước nên rất tiện để bạn mang theo và sử dụng khi xuất hiện sự khó chịu trong dạ dày.
2. Cách trị ợ hơi khi mang thai
Bầu bị ợ hơi nhiều phải làm sao? Nếu bạn bị ợ hơi nhiều khi mang thai, cách tốt nhất là thay đổi chế độ ăn uống để giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.
Dưới đây là một số lưu ý khi ăn uống khi bị ợ hơi liên tục khi mang thai:
– Chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no trong 1 bữa, tránh thức ăn lưu quá lâu trong dạ dày.
– Nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp.
– Khi ăn nên tập trung, không cười nói nhiều khiến khí vào dạ dày nhiều.
– Không nằm ngay sau khi ăn
– Không sử dụng đồ uống có cồn, có gas…
Nếu tình trạng ợ hơi ở bà bầu không có dấu hiệu giảm xuống, mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ để được lời khuyên đúng đắn.
Đặc biệt, mẹ bầu ợ hơi nhiều không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ để không ảnh hưởng đến thai nhi.
Mẹ bầu bị ợ hơi phải làm sao?
3. Cách trị ợ hơi cho bé
Trẻ em cũng có thể mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày, do đó không tránh được bé ợ hơi nhiều. Trẻ ợ hơi liên tục thường cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi.
Cách tốt nhất để chữa khỏi ợ hơi ở trẻ em là điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ra triệu chứng. Do đó, ba mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và không tự ý cho bé uống thuốc.
Bác sĩ sẽ giúp kê đơn chính xác cho bé. Trong quá trình điều trị, ba mẹ cần giúp bé uống thuốc đúng giờ giấc và liên tục để không bị kháng thuốc.
Ngoài ra, ba mẹ không để bé sử dụng các thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ ăn nhanh, đồ uống có gas, nước lạnh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ… cho dù trẻ có yêu thích các thực phẩm này như thế nào.
Đồng thời, khi trẻ bị ợ hơi nhiều bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm mỗi giờ ăn của trẻ. Không để trẻ nô đùa, cười nói trong khi ăn uống, khiến khí tràn nhiều vào dạ dày.
4. Ợ hơi ở trẻ sơ sinh phải làm sao?
Nhiều phụ huynh thường áp dụng biện pháp vỗ ợ hơi khi trẻ sơ sinh bị ợ hơi. Cách vỗ ợ hơi hiệu quả cho trẻ có thể áp dụng như sau:
– Cách 1: Mẹ đặt một chiếc khăn sạch lên vai, bế bé, để đầu bé dựa vào vai mẹ. Một tay mẹ bế bé, một tay mẹ xoa vùng lưng bé theo hình tròn hoặc chụm bàn tay lại vỗ lưng theo hướng từ dưới lên để bé ợ hơi.
– Cách 2: Mẹ đặt một chiếc khăn sạch lên đùi, cho bé ngồi dựa vào người mẹ, đầu bé tựa vào vai, thân bé áp vào ngực mẹ. Một tay mẹ giữ đầu và ngực bé, một tay mẹ xoa lưng theo hình tròn hoặc chụm bàn tay vỗ nhẹ từ dưới lên. Mẹ cho bé ngồi hơi nghiêng về trước để quá trình ợ hơi được dễ dàng hơn.
Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh.
5. Bị ợ hơi nên ăn gì?
Dưới đây là danh sách các thực phẩm tốt cho người bị ợ hơi thường xuyên, đặc biệt có thể giảm ợ hơi nhanh chóng:
– Uống nước gừng và mật ong
– Ăn đu đủ chín
– Sữa chua
– Trà hoa cúc, trà bạc hà
– Tỏi, có thể làm gia vị trong các món ăn
– Dầu đậu nành…
Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn về cách giảm ợ hơi hoặc sức khỏe dạ dày, vui lòng liên hệ tới số điện thoại 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel nhé.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…