Skip to main content

Rối loạn tiêu hóa có sốt không? Nguy hiểm không? 

Rối loạn tiêu hóa có sốt không, câu trả lời là có. Rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị viêm cần đến gặp bác sĩ để được điều trị y tế ngay.  

I. Rối loạn tiêu hóa có sốt không?

Rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, xảy ra khi đường tiêu hóa xuất hiện các dấu hiệu bất thường về cấu trúc hoặc hoạt động. Bệnh lý này thường xuất hiện với 11 triệu chứng điển hình sau:

  • Ợ hơi, ợ chua.
  • Đau bụng đi ngoài. 
  • Táo bón. 
  • Tiêu chảy.
  • Đau ngực hoặc đau lưng.
  • Khó nuốt.
  • Nấc cụt.
  • Đi đại tiện mất kiểm soát.
  • Khó tiêu.
  • Ăn không ngon.
  • Buồn nôn.
  • Tăng hoặc giảm cân.

Bên cạnh đó, một số người khi bị rối loạn tiêu hóa có kèm theo sốt nhẹ hoặc sốt cao gây mệt mỏi. Vì vậy, đáp án cho câu hỏi rối loạn tiêu hóa có sốt không là có. 

Tuy nhiên, sốt không phải là triệu chứng thường gặp của rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng sốt ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa chỉ xuất khi hệ tiêu hóa hoặc cơ thể đang bị viêm.

Trong một số trường hợp, rối loạn tiêu hóa có thể gây sốt nhẹ hoặc sốt cao.

II. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt 

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa rất đa dạng. Tuy nhiên, với tình trạng rối loạn tiêu hóa kèm theo thì nguyên nhân rất có thể là do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút. Cụ thể:

1. Nhiễm khuẩn

E. Coli, Salmonella, Campylobacter hay vi khuẩn tả… là các tác nhân gây rối loạn tiêu hóa phổ biến.

Khi bạn tiếp xúc với nguồn nước và thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc chưa được nấu chín kỹ, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể. Trẻ em là đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa có sốt do nhiễm vi khuẩn nhất, đặc biệt là các bé ở độ tuổi thích gặm, mút tay và đồ vật. 

2. Nhiễm vi rút 

Rotavirus là vi rút gây rối loạn tiêu hóa kèm sốt thường gặp nhất. Trẻ em cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn tiêu hóa do vi rút hệ tiêu hóa còn non yếu. Theo đó vi rút dễ dàng tấn công gây tiêu chảy và nôn ói.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa kèm theo có thể là do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút.

III. Rối loạn tiêu hóa kèm sốt có nguy hiểm không?

Về vấn đề rối loạn tiêu hóa kèm sốt có nguy hiểm không, theo các chuyên gia sức khỏe, mức độ nguy hiểm của tình trạng sốt nhẹ hay sốt nặng cũng như sức đề kháng của từng bệnh nhân. Cụ thể:

  • Trường hợp sốt nhẹ hoặc bệnh nhân là người lớn có sức đề kháng tốt: Rối loạn tiêu hóa kèm sốt có thể khỏi sau 2 – 3 ngày, không để lại di chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Trường hợp bệnh nhân là trẻ nhỏ hoặc người có sức đề kháng kém: Rối loạn tiêu hóa kèm  theo sốt có thể kéo dài; người bệnh có thể bị ngất xỉu, tụt huyết áp, suy thận… do rối loạn điện giải và mất nước. 
  • Trường hợp trẻ em bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt và tiêu chảy kéo dài: Trẻ có thể bị lên cơn sốt cao gây co giật.

Khi xuất hiện viêm, cơ thể sẽ tăng nhiệt độ để có phản ứng chống lại quá trình viêm này. Do đó, khi rối loạn tiêu hóa kèm theo triệu chứng sốt bạn không nên chủ quan, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Mức độ nguy hiểm của tình trạng sốt nhẹ hay sốt nặng cũng như sức đề kháng của từng bệnh nhân.

IV. Rối loạn tiêu hóa kèm sốt điều trị thế nào? 

Tùy mức độ nặng – nhẹ của tình trạng rối loạn tiêu hóa kèm sốt mà sẽ các xử lý khác nhau. Cụ thể: 

1. Trường hợp nhẹ

Với trường hợp rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt chỉ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể kiểm soát sốt và rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng các cách dưới đây:

1.1. Cách hạ sốt 

Người lớn có thể dùng thuốc hạ sốt không kê đơn như acetaminophen hay aspirin. Riêng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt. Ngoài thuốc hạ sốt, ạn cũng có thể hạ sốt bằng một số cách sau:

  • Chườm khăn ấm hoặc lau khắp cơ thể bằng khăn ấm.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và mỏng nhẹ.
  • Không mặc quần áo bó sát, dày.
  • Không nên bật quạt, tránh để gió lùa khiến cơ thể bị lạnh làm kéo dài tình trạng sốt hơn. 
Hạ sốt bằng cách chườm ấm

1.2. Cách xử lý rối loạn tiêu hóa 

Người bệnh muốn sử dụng thuốc cầm tiêu chảy hoặc điều trị táo bón cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, có thể kiểm soát và phòng ngừa rối loạn tiêu bằng cách sau:

  • Ăn uống phù hợp và đủ dinh dưỡng với các thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Đảm bảo vệ sinh thực phẩm; tuân thủ nguyên tắc ăn chín – uống sôi. 
  • Không uống rượu, bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác.
  • Ăn uống đúng giờ, không để bụng quá đói nhưng cũng không nên ăn quá no.
  • Bổ sung một số thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa: trà hoa cúc, gừng, bạc hà, đu đủ…
  • Tránh đi nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ và luôn rửa tay trước khi ăn. 
Người bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa.

2. Trường hợp nặng 

Với trường hợp rối loạn tiêu hóa kèm sốt nặng hoặc đã áp dụng các cách điều trị tại nhà nhưng tình trạng không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tư vấn điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kèm sốt kéo dài không khỏi hoặc có dấu hiệu trở nặng.

V. Giải đáp thắc mắc rối loạn tiêu hóa gây sốt

Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa gây sốt:

1. Rối loạn tiêu hóa ở người lớn có sốt không?

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn có thể gây sốt nhưng khá hiếm gặp. Người lớn bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt có thể là do bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn… 

2. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có sốt không? 

So với người lớn, trẻ em dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn do hệ tiêu hóa còn non yếu. Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ có thể bị sốt cao hoặc sốt nhẹ khiến cơ thể mệt mỏi. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa hoặc cơ thể đang bị viêm cần thăm khám và điều trị ngay tránh bệnh phát triển nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Rối loạn tiêu hóa kèm sốt uống thuốc gì?

Khi bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt, người bệnh không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Đặc biệt nếu đối tượng bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú…

Để sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chỉ định loại thuốc phù hợp đồng thời hướng dẫn cách sử dụng đúng. 

4. Rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt bao lâu thì khỏi? 

So với người lớn, trẻ em bị rối loạn tiêu hóa lâu hơn. Thời gian trung bình là từ 3 đến 7 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài 2 tuần.

Hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên, bạn đã biết rối loạn tiêu hóa có gây sốt không đồng thời biết cách xử lý hiệu quả tình trạng này. Mặc dù sốt không phải triệu chứng đặc hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa nhưng nếu xuất hiện, hãy đến bệnh để được điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.