Skip to main content

Táo bón sau sinh kéo dài bao lâu?

Táo bón sau sinh kéo dài bao lâu? Thời gian mẹ sau sinh bị táo bón có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng sau khi sinh. Một số trường hợp đặc biệt, mẹ sau sinh có thể bị táo bón đến 12 tháng.

I. Tác hại khi táo bón sau sinh kéo dài dai dẳng

Các triệu chứng nhận biết mẹ bị táo bón sau sinh gồm: đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần; khó khăn khi đi đại tiện; phân khô cứng, vón cục, khó đẩy ra ngoài; chướng bụng, mót rặn, đau bụng nhiều lần; phân lẫn máu hoặc đại tiện ra máu; muốn đi tiếp ngay sau khi đi đại tiện…

Trong đa số các trường hợp, hiện tượng táo bón sau sinh sẽ tự biến mất và thường đáp ứng tốt sau khi mẹ thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp táo bón không tự khỏi và thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp cải thiện, các mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên gia để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.

Chứng táo bón sau sinh kéo dài dai dẳng có thể gây nhiều biến chứng khó lường như: són phân, són tiểu, sa trực tràng, ứ phân, bệnh trĩ… Cụ thể:

  • Són phân: Táo bón kéo dài khiến ruột không thể loại bỏ chất thải và có thể bị đầy đến phân tự đào thải ra ngoài.
  • Són tiểu: Việc rặn liên tục do táo bón khiến các cơ sàn chậu bị suy yếu khiến mẹ đi tiểu không tự chủ, nhất là khi ho, cười hoặc hắt xì.
  • Sa trực tràng: Nguyên nhân là do mẹ cố gắng đi đại tiện nhiều lần khiến một phần niêm mạc trực tràng sa ra ngoài hậu môn.
  • Ứ phân: Là tình trạng trực tràng đầy phân khiến các cơ của ruột không thể đẩy nó ra ngoài.
  • Bệnh trĩ: Rặn quá nhiều khi bị táo bón có thể làm hỏng các mạch máu trong trực tràng gây bệnh trĩ.

Chứng táo bón sau sinh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ và khó khăn khi chăm em bé. Chính vì những tác hại trên nên rất nhiều mẹ sau sinh bị táo bón muốn biết táo bón sau sinh kéo dài bao lâu để có phương án xử lý kịp thời.

Táo bón sau sinh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ và khó khăn khi chăm em bé.

II. Táo bón sau sinh kéo dài bao lâu?

Về thắc mắc táo bón sau sinh kéo dài bao lâu, các chuyên gia sức khỏe cho biết, táo bón sau sinh gặp nhiều nhất trong vài ngày đầu sau khi sinh đẻ.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiều mẹ sau sinh bị táo bón trong 3 đến 6 tháng sau khi sinh. Trong một số trường hợp đặc biệt, chứng táo bón sau sinh có thể kéo dài đến 12 tháng sau khi sinh.

Táo bón sau sinh có thể tự biến mất sau thời gian 3-6 tháng hoặc khi mẹ cải thiện chế độ ăn uống khoa học hơn mà không cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu mẹ sau sinh bị táo bón kèm theo các dấu hiệu bất thường như: phân dính máu và chất nhầy; vừa tiêu chảy vừa táo bón…

Nhiều mẹ sau sinh bị táo bón trong 3 đến 6 tháng sau khi sinh.

III. Táo bón sau sinh kéo dài bao lâu cần thăm khám điều trị ngay?

Mẹ sau sinh bị táo bón nên thăm khám kịp thời nếu gặp phải các triệu chứng sau:

  • Các triệu chứng táo bón trở nặng và kéo dài hơn 3 tuần.
  • Bị đau dữ dội ở vùng hậu môn.
  • Đau bụng khi đi vệ sinh
  • Chảy máu ở trực tràng, đau đại tràng dữ đội. 
  • Nôn và đau bụng.
  • Sốt hoặc sụt cân.
  • Xuất hiện các đợt tiêu chảy xen kẽ táo bón
  • Mệt mỏi, chịu lạnh kém.
  • Buồn đi ngoài liên tục nhưng không thể đi.
  • Phân có lẫn máu hoặc chất nhầy.
  • Đau và sưng phồng lên trong âm đạo hoặc âm hộ.
  • Xuất hiện các vết nứt hậu môn, sa trực tràng, rò trực tràng. 
  • Mẹ sau sinh có tiền sử mắc bệnh trĩ.

Để chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng táo bón sau sinh, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng qua triệu chứng kết hợp chẩn đoán nội soi và hình ảnh. Từ đó tư vấn phương pháp điều trị phù hợp:

  • Điều trị tại nhà: Thay đổi chế độ ăn uống (tăng cường chất xơ; chế biến thức ăn dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa; ăn nhiều bữa nhỏ; hạn chế đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, chất kích thích); rèn luyện thói quen đi đại tiện (đi vệ sinh đúng giờ, ngồi đúng tư thế; không nhịn đại tiện; không ngồi quá lâu); uống đủ nước; giữ tinh thần vui vẻ, tích cực, tránh căng thẳng stress; vận động nhẹ nhàng…
  • Điều trị bằng thuốc: Một số loại thuốc nhuận tràng ít hấp thu vào máu như lactulose, macrogol, sorbitol, bisacodyl, docusate… có thể được bác sĩ chỉ định cho mẹ sau sinh cho con bú. Các mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, nhất là với các mẹ sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ.
Mẹ sau sinh nên đi thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa khi các triệu chứng táo bón trở nặng và kéo dài hơn 3 tuần.

IV. Giải đáp 4 thắc mắc khác về chứng táo bón sau sinh

Có khá nhiều thắc mắc về chứng táo bón sau sinh ở phụ nữ, và dưới đây là giải đáp của chúng tôi: 

1. Táo bón sau sinh kéo dài cảnh báo bệnh gì? 

Táo bón sau sinh kéo dài dai dẳng không khỏi có thể là biểu hiện của bệnh lý nào đó như: trĩ, tắc ruột, viêm ruột, nứt hậu môn, ung thư  hậu môn – trực tràng, viêm nhiễm trực tràng, sa trực tràng… Mẹ nên đi thăm khám ngay để được điều trị kịp thời tránh gây biến chứng nguy hiểm.

2. Tại sao phụ nữ sau sinh hay bị táo bón?

Táo bón sau sinh ở phụ nữ chủ yếu liên quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác khiến mẹ bị táo bón sau sinh như: vết thương sau sinh khiến các mẹ ngại đi vệ sinh và thường xuyên nín nhịn lâu ngày dẫn đến táo bón; mất nước, chế độ ăn uống và giờ sinh hoạt thay đổi; ít vận động; dùng thuốc kháng sinh sau sinh…

3. Táo bón sau sinh có nghiêm trọng không? 

Tình trạng táo bón sau sinh không phải lúc nào cũng nghiêm trọng hoặc trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hoặc kèm theo triệu chứng đi ngoài phân lẫn nhầy hoặc có màu thì các mẹ nên đi khám bác sĩ ngay.

4. Mẹ sau sinh bị táo bón phải làm sao?

Khi bị táo bón sau sinh, điều đầu tiên các mẹ cần làm là thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa hơn bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, vận động phù hợp… Nếu chứng táo bón không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh tự ý mua thuốc về uống.

Mẹ sau sinh nên ăn nhiều chất xơ, uổng đủ nước và vận động phù hợp để cải thiện tình trạng táo bón.

Như vậy, với thắc mắc táo bón sau sinh kéo dài bao lâu, câu trả lời là có thể kéo dài trung bình từ 3 đến 6 tháng và thuyên giảm sau khi mẹ thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, mẹ không nên chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.