Top 9 loại nước ép rau củ quả tốt cho người đau dạ dày

Bên cạnh tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân đau dạ dày có thể kết hợp uống 1 trong 9 loại nước ép tốt cho người đau dạ dày dưới dây để làm giảm cảm giác đau và khó chịu. Hãy cùng yumangel tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I. Đau dạ dày có được uống nước ép không?

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, 70% khối lượng cơ thể con người là nước. Nước giúp, hỗ trợ tiêu hóa, chuyển hóa chất dinh dưỡng và cơ thể hoạt động tốt hơn. Đối với trường hợp bệnh liên quan đến bệnh tiêu hóa, người bị bệnh thường dễ mất nước do các triệu chứng viêm loét dạ dày gây ra.

Do đó, việc bổ sung nước là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh nước lọc, nước canh thì người bệnh nên uống các loại nước ép tốt cho dạ dày giúp làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh đau bao tử đồng thời cải thiện và tăng cường chức năng miễn dịch.

Nước ép tốt cho người đau dạ dày

Uống nước ép gì tốt cho người đau dạ dày

II. Top 9 loại nước ép tốt cho người đau dạ dày

Để hạn chế cơn đau dạ dày và các triệu chứng khó chịu khác của bệnh, người bệnh có thể sử dụng một số loại nước ép hoa quả và rau củ có khả năng làm thuyên giảm và ngăn chặn các cơn đau bao tử dưới đây.

Đầu tiên phải kể tới 4 loại nước ép hoa quả tốt cho người đau dạ dày gồm: nước ép chuối, đu đủ, táo, dưa hấu và dưa gang:

1.1 Nước ép chuối

Chuối còn được mệnh danh là “thực phẩm vàng” cho bệnh nhân đau bao tử vì có khả năng trung hòa nồng độ acid dưa thừa trong dịch dạ dày đồng thời giảm viêm hiệu quả.

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, chuối giàu kali, magie, natri, protein,vitamin A, C, B6  cùng lượng chất xơ dồi dào nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Pectin trong chuối có tác dụng tăng nhu động ruột, giảm táo bón, tiêu chảy, tiêu chảy và táo bón. Một số thành phần dưỡng chất khác trong chuối giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP và tạo chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

  • Nguyên liệu: Chuối chín.
  • Cách thực hiện: Chuối chín bóc bỏ vỏ rồi cho phần ruột vào ép lấy nước.
  • Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 cốc nước ép chuối chín sau bữa ăn.
  • Lưu ý: Nếu không muốn nước ép chuối, bạn có thể ăn 3 quả chuối; không nên ăn chuối xanh; không nên uống nước ép chuối khi đói.

1.2. Nước ép đu đủ

Theo các nghiên cứu khoa học, đu đủ chứa enzym papain và chymopapain – đây là hợp chất có khả năng giảm đau dạ dày và phá vỡ các protein khó tiêu. Hàm lượng dinh dưỡng và vitamin cao nên uống nước ép đu đủ còn giúp đẩy lùi phản ứng viêm, giảm đau và chữa lành vết viêm loét nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng hoa đu đủ đực để chữa trào ngược dạ dày theo quan điểm dân gian.

  • Nguyên liệu: Đu đủ chín.
  • Cách dùng: Đu chín rửa sạch, gọt bỏ hết vỏ rồi cho vào ép lấy nước cốt.
  • Cách uống: Uống nước ép đu đủ sau bữa ăn khoảng 30 phút; mỗi tuần dùng từ 3-4 lần.
  • Lưu ý: Không nên nước ép đu đủ khi đói; không dùng đu đủ xanh.

1.3. Nước ép táo

Không chỉ thanh mát, giải nhiệt cơ thể, nước ép táo còn giúp giảm đau dạ dày hiệu quả.Y học hiện đại đã nghiên cứu, ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều chất xơ hòa tan, táo còn có pectin – 1 loại chất xơ có khả năng hoạt động giống như một prebiotic giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột và quá trình tiêu hóa.

  • Nguyên liệu: Táo.
  • Cách thực hiện: Táo rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Cho vào máy ép lấy nước cốt.
  • Cách dùng: Uống 1 cốc nước ép táo nguyên chất khoảng 500ml. Mỗi ngày uống 1 lần.
  • Lưu ý: Không nên lạm dụng uống quá nhiều nước ép táo; có thể kết hợp với dứa, cam, gừng, mật ong hoặc dưa chuột để thay đổi khẩu vị.

Yumangel.vn gợi ý: Đau dạ dày uống nước mía được không

1.4. Nước ép dưa hấu, dưa gang

Nước ép dưa hấu hoặc dưa gang có khả năng trung hòa acid dư thừa trong dạ dày bệnh nhân đau bao tử có thể sử dụng giúp giảm đau và cảm giác khó chịu như ợ chua, ợ nóng, trào ngược…

  • Nguyên liệu: Dưa hấu hoặc dưa gang.
  • Cách thực hiện: Gọt bỏ vỏ dưa hấu hoặc dưa gang. Cắt dưa thành từng miếng nhỏ rồi cho vào máy ép lấy nước.
  • Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 cốc nước ép dưa hấu khi bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Lưu ý: Không nên uống nước ép dưa hấu/dưa gang trước bữa ăn; không nên uống quá nhiều vì dưa hấu/dưa gang có tính hàn sẽ gây ra căng bụng, tiêu chảy, chán ăn…
nước ép tốt cho người đau dạ dày

Nước ép chuối hỗ trợ giảm đau dạ dày.

1.5. Nước ép gừng

Trong Đông y, gừng có tính ấm nên giúp giảm đau dạ dày rất tốt. Theo y học hiện đại, hai hoạt chất oleoresin và tecpen trong gừng có chức năng giảm đau, kháng viêm, trung hòa acid trong dạ dày.

  • Nguyên liệu: 1 củ gừng.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch gừng, nên để nguyên vỏ rồi đem ép lấy nước. Pha nước ép gừng với nước ấm và chút mật ong cho dễ uống.
  • Cách dùng: Uống nước ép gừng khi còn ấm. Mỗi ngày nên sử dụng tối đa 5g gừng.
  • Lưu ý: Trường hợp bệnh nhân bị gan hay xơ gan, huyết áp cao… không nên sử dụng nước ép gừng chữa đau dày vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

1.6. Nước ép cà rốt

Nước ép cà rốt đặc biệt tốt cho các bệnh nhân đau dạ dày vì có hàm lượng vitamin A, C, K… dồi dào, đặc biệt là thành phần beta-carotene có tác dụng kháng viêm, trung hòa axit trong dạ dày, bảo vệ lớp chất nhầy bao bọc xung quanh niêm mạc.

  • Nguyên liệu: Cà rốt.
  • Cách thực hiện: Cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cho vào ép lấy nước cốt.
  • Cách dùng: Uống trực tiếp nước cốt cà rốt hoặc pha cùng nước ấm. Nếu khó uống bạn có thể cho thêm chút đường. Mỗi ngày nên uống khoảng 200ml nước ép cà rốt không chỉ giúp giảm cơn đau, tiêu hóa dễ dàng hơn và tăng cường sức khỏe cho dạ dày.
  • Lưu ý: Có thể kết hợp cà rốt với một số thực phẩm khác như củ cái trắng, dưa chuột, lá bạc hà, táo, cải bó xôi…  để hỗ trợ làm giảm các bệnh về dạ dày và giảm các triệu chứng khó tiêu, ợ chua và đầy bụng.

1.7. Nước ép bắp cải

Nước ép bắp cải giàu khoáng chất và vitamin U, K và C giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, hỗ trợ giải độc cơ thê và giảm viêm. Các hoạt chất chống oxy hóa trong nước ép bắp cải có tác dụng ngăn các gốc tự do gây tổn thương cho tế bào, chữa lành các vết viêm loét dạ dày và hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.

  • Nguyên liệu: Bắp cải.
  • Cách thực hiện: Bắp cải cắt nhỏ rồi đem ngâm trong nước muối pha loãng khoang 30 phút. Vớt ra cho ráo nước rồi cho vào máy ép lấy nước cốt.
  • Cách dùng: Mỗi ngày uống khoảng 500ml nước ép bắp cải nguyên chất. Thời điểm uống tốt là sau khi ăn tối hoặc ăn sáng 30 phút. Uống đều đặn 1 lần/ngày.
  • Lưu ý: Để dễ uống, bạn có thể cho thêm chút đường vào hoặc kết hợp với các loại nước ép khác như táo, cà rốt…
nước ép tốt cho người đau dạ dày

Nước ép gừng có tính ấm nên giúp giảm đau dạ dày rất tốt

1.8. Nước ép lá bạc hà

Theo nghiên cứu, lá bạc hà chứa nhiều khoáng chất có khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ hệ tiêu hóa và đào thải chất độc. Đặc biệt, lá bạc hà cũng có công dụng giảm đau bụng và khó tiêu hiệu quả. Chính vì thế mà lá bạc hà loại nước ép tốt cho bệnh đau dạ dày. Cách pha chế nước ép bạc hà để giảm cơn đau bao tử gồm các bước như sau:

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá bạc hà.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá bạc hà rồi cho vào ép lấy nước cốt.
  • Cách dùng: Pha nước cốt lá bạc hà với nước ấm và uống. Có thể cho thêm chút đường cho dễ uống.
  • Lưu ý: Mỗi ngày chỉ sử dụng tối đa 8g lá hạc hà.

Yumangel gợi ý: Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì

1.9. Nước ép nha đam 

Theo một số nghiên cứu, uống nước ép nha đam có khả năng cải thiện 47% các triệu chứng bệnh đau dạ dày và chữa lành tổn thương niêm mạc nhờ vào các hoạt chất chống oxy hóa cao. Bên cạnh đó, nha đam còn giàu vitamin C, E, B, các acid amin, và chất khoáng như canxi, kẽm, kali, natri giúp ngăn ngừa viêm loét vùng niêm mạc dạ dày.

Đặc biệt, hoạt chất anthraquinon cùng hàm lượng chất xơ còn tốt cho hoạt động co bóp của nhu động ruột, từ đó hạn chế gây ra trào ngược của acid dạ dày và tránh các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua…

  • Nguyên liệu: Lá nha đam.
  • Cách thực hiện: Nha đam rửa sạch và gọt bỏ hết phần vỏ bên ngoài. Rửa sạch nha đam thêm một lần nữa rồi cho vào ngâm với nước muối pha loãng trong 5 phút để loại bỏ chất đắng. Cho nha đam vào máy sinh tố xay nhuyễn với 1 cốc nước lọc.
  • Cách uống: Mỗi ngày nên uống 1- 2 cốc nước ép nha đam nguyên chất.
  • Lưu ý: Khi sơ chế nha đam bạn nên bỏ hết phần vỏ có màu vàng, vì một số hoạt chất aloin trong lớp vỏ này có thể gây kích ứng đường ruột và dẫn đến tiêu chảy.
nước ép tốt cho người đau dạ dày

Theo một số nghiên cứu, uống nước ép nha đam có khả năng cải thiện 47% các triệu chứng bệnh đau dạ dày

III. Lưu ý khi uống nước ép dành cho người đau dạ dày

Nước ép hoa quả tốt cho sức khỏe nhưng nếu không sử dụng đúng cách có thể gây phản tác dụng hoặc tác dụng không được phát huy tối đa. Do đó khi bệnh nhân đau bao tử sử dụng các loại nước ép hoa quả cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Không uống vào sáng sớm hoặc lúc bụng đói

Vào hai thời điểm này, dạ dày gần như trống rỗng và đang có nhu cầu tiêu hóa thức ăn cao. Nếu uống ép hoa quả ngay thì hàm lượng axit có trong nước ép có thể gây đau dạ dày và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, việc uống ngay nước ép hoa quả ngay sau khi thức dậy còn có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày và thận vì độ nhớt trong máu của cơ thể sau một đêm dài thường tăng lên.

2. Nên uống sau bữa ăn khoảng 30-60 phút

Buổi trưa là thời điểm thích hợp để uống nước ép hoa quả. Bạn nên uống nước ép hoa quả trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30-60 phút.

Trước thời điểm đi ngủ khoảng 3-4 tiếng, bạn không nên uống nước ép hoa quả có thể gây khó tiêu và mất ngủ.

3. Không uống nước ép để qua đêm

Nên uống nước ép trong ngày, tránh để quá lâu, đặc biệt là qua đêm vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây hại cho cơ thể.

4. Không lạm dụng uống quá nhiều nước ép hoa quả 

Người bị đau dạ dày nên uống nước ép hoa quả  với lượng hợp lý để đảm bảo cơ thể có đủ thời gian để hấp thu dưỡng chất tối đa nhất. Nên uống mỗi ngày 1 cốc nước ép hoa quả là tốt nhất.

5. Sử dụng hoa quả sạch

Nên sử dụng các loại hoa quả và rau củ tươi, sạch sẽ, đặc biệt có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người sử dụng. Tổng hợp 11 loại hoa quả tốt cho người đau dạ dày bạn không thể bỏ qua.

6. Không nên dùng nước ép hoa quả đóng chai

Nước ép hoa quả đóng chai có lượng axit và đường cao, khi tiêu thụ dễ khiến vi khuẩn xấu sinh sôi phát triển trong đường ruột, gây ảnh hưởng xấu hệ tiêu hóa và đến sức khỏe.

nước ép tốt cho người đau dạ dày

Nên uống nước ép sau bữa ăn khoảng 30-60 phút

IV. Các loại nước uống tốt cho người đau dạ dày khác

Ngoài 9 loại nước ép tốt cho người đau dạ dày ở trên, người bệnh cũng có thể uống một số loại nước khác dưới đây:

  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, chống co thắt và làm dịu dạ dày; cải thiện tình trạng khó tiêu, đau bụng và đầy hơi.
  • Trà gạo: Trà gạo có tác dụng giảm đau và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Bạn có thể cho thêm chút mật ong vào trà gạo để tăng vị thơm ngon và hiệu quả chữa trị bệnh.
  • Nước dừa: Nước dừa cung cấp cấp chất điện giải hữu ích như kali giúp cân bằng độ PH trong cơ thể. Cùng với đó là một lượng lớn enzyme tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dày nên tốt cho bệnh nhân viêm loét và trào ngược dạ dày.
  • Nước giấm táo: Uống nước giấm táo có công dụng điều chỉnh lượng axit trong dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và trào ngược thực quản.
  • Nước sữa chua, sữa chua: Axit lactic có trong sữa chua có công dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp – nguyên nhân chính gây đau dạ dày. Mặt khác, sữa chua còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật.
  • Nước mật ong: Mật ong có công dụng kháng khuẩn, chống oxy hoá mạnh và   giảm tiết acid dịch vị ở bệnh nhân đau dạ dày tá tràng. Bạn có thể dùng mật ong kết hợp với bột nghệ để tăng hiệu quả.
  • Nước lọc: Bệnh nhân đau dạ dày nên bổ sung từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để đào thải độc tố và giảm các triệu chứng của bệnh.
nước ép tốt cho người đau dạ dày

Bệnh nhân đau dạ dày cũng có thể uống nước dừa để cải thiện tình trạng bệnh.

V. Thuốc dạ dày Yumangel – giải pháp hiệu quả cho người đau dạ dày

Khi nhận thấy cơ thể đang gặp phải một trong các dấu hiệu đau dạ dày như: ợ chua, ợ nóng, đau ở thượng vị, cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ mỗi khi quá đói hoặc quá no; đầy bụng, chướng hơi, không tiêu hóa được, nôn, buồn nôn, bạn nên đi thăm khám để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.

Để giảm nhanh cơn đau dạ dày, bạn có thể tham khảo và sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Với thành phần chính có trong sản phẩm là hoạt chất Almagate 1g có tác dụng trung hòa acid dịch vị dư và tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Sử dụng thuốc dạ dày Yumangel giúp giảm nhanh những cơn đau, ợ hơi, ợ chua, trào ngược axit, buồn nôn, nôn… chỉ sau 5 – 10 phút. Người bệnh có thể dùng thuốc dạ dày Yumangel khi xuất hiện những cơn đau hoặc sau ăn từ 1 đến 2 giờ để bảo vệ dạ dày tốt hơn.

Thuốc dạ dày chữ Y có vị bạc hà dễ uống và được chia thành những gói nhỏ tiện dụng. Bạn có thể dễ dàng mang đi xa và sử dụng ở bất cứ đâu bởi không cần pha với nước.

nước ép tốt cho người đau dạ dày

Giảm nhanh cơn đau với thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Bên cạnh tìm hiểu các nước ép tốt cho người đau dạ dày, người bệnh xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh cùng lịch sinh hoạt khoa học để giảm thiểu và phòng ngừa bệnh. Ngoài ra, bạn hãy nhớ luôn chuẩn bị Yumangel bên mình để tránh những cơn đau dạ dày bất chợt.

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về công dụng và cách sử dụng, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Xem thêm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *