Nha đam không chỉ là thực phẩm và nguyên liệu làm đẹp mà nó còn có tác dụng chữa một số loại bệnh, trong đó có trào ngược dạ dày. Tham khảo ngay 12 cách dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày an toàn và hiệu quả tại nhà dưới đây.
Mục lục
- I. Nha đam có chữa trào ngược dạ dày được không? Tại sao?
- II. 12 cách dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày an toàn – hiệu quả
- 1. Ăn nha đam đẩy lùi trào ngược dạ dày
- 2. Uống nước ép nha đam nguyên chất giảm trào ngược
- 3. Nha đam mật ong chữa trào ngược dạ dày
- 4. Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam nấu đường phèn
- 5. Hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày bằng chè nha đam đậu xanh
- 6. Sinh tố nha đam và nước dừa cải thiện bệnh trào ngược axit
- 7. Nha đam và nước cốt chanh chữa trào ngược dạ dày thực quản
- 8. Nha đam kết hợp nghệ cải thiện tình trạng trào ngược
- 9. Chè nha đam long nhãn chữa trào ngược dạ dày
- 10. Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng chè nha đam đậu đen
- 11. Chè nha đam hạt sen trị trào ngược dạ dày
- 12. Cách dùng nha đam và sữa chua chữa trào ngược
- III. Lưu ý khi dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày
- IV. Nha đam chữa trào ngược dạ dày có thực sự hiệu quả không?
I. Nha đam có chữa trào ngược dạ dày được không? Tại sao?
Một số thông tin cho rằng, nước ép từ cây lô hội có thể có tác dụng làm giảm các triệu chứng đối với những người bị trào ngược axit. Nước ép lô hội được tìm thấy trong thịt lá lô hội. Điều này có nguồn gốc từ lớp lót bên trong của lá cây.
Không chỉ vậy, hiệu quả và công dụng chữa trào ngược axit của nha đam theo Đông y và Y học hiện đại cụ thể như sau:
1. Theo Đông y
Theo Đông y, nha đam tính mát, có khả năng tác động vào 4 kinh Tỳ, Vị, Can, Đại Đường. Vì vậy nha đam thường được dùng để giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể, cầm máu, làm mát huyết, nhuận tràng và thông đại tiện.
2. Theo Y học hiện đại
Theo các nghiên cứu Y học hiện đại, sở dĩ cây nha đam hỗ trợ điều trị được bệnh trào ngược dạ dày thực quản vì:
- Giàu dinh dưỡng: Trong cây nha đam chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin E, vitamin C, vitamin nhóm B, các axit amin và khoáng chất, canxi, kẽm, kali, hoạt chất anthraquinon, hoạt chất glucomannan… Những chất này giúp kiểm soát đường huyết trong máu, ngăn ngừa sự phát triển của các vết loét vùng niêm mạc dạ dày.
- Hoạt chất Anthraquinon: Có khả năng ngăn chặn sự hình thành và trào ngược acid dạ dày.
- Chống viêm, chống oxy hóa: Bên cạnh đó, nha đam còn chứa chất chống viêm, chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do. Qua đó, bảo vệ niêm mạc dạ dày, thực quản.
- Kích thích nhu động ruột: Chất xơ trong nha đam giúp kích thích nhu động ruột co bóp đều đặn. Nhờ vậy, các triệu chứng ợ hơi, ợ chua thuyên giảm.
- Cân bằng hệ tiêu hóa: Hoạt chất glucomannan có tác dụng cân bằng hệ thống tiêu hóa đang bị xáo trộn do hiện tượng trào ngược axit gây ra.
- Đảo thải độc tố, giúp đường ruột khỏe hơn: Chất nhờn của nha đam loại bỏ các độc tố trong đường tiêu hóa ra ngoài. Từ đó, giúp đường ruột khỏe mạnh hơn, đồng thời tăng cường chức năng cho gan, túi mật và thận.
Chính vì những lý do trên nên ngoài việc được dùng làm đẹp và thực phẩm, nha đam còn được dùng chữa nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có trào ngược dạ dày thực quản.
Không chỉ chữa trào ngược dạ dày, nha đam còn có một số công dụng khác như:
- Làm đẹp da.
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
- Điều trị lành nhanh vết côn trùng cắn, vết bỏng.
- Hỗ trợ điều trị viêm gan, viêm xương khớp.
- Điều hòa kinh nguyệt.
- Ngăn ngừa một số bệnh lý ung thư.
- Chăm sóc vùng mắt.
II. 12 cách dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày an toàn – hiệu quả
Trong dân gian lưu truyền nhiều cách sử dụng lá cây chữa trào ngược dạ dày trong đó có cây lô hội. Dưới đây là 10 cách Yumangel đã tổng hợp được, người bị trào ngược có thể tham khảo và áp dụng.
1. Ăn nha đam đẩy lùi trào ngược dạ dày
Cách đầu tiên và đơn giản nhất là ăn trực tiếp nha đam nguyên chất. Cách ăn nha đam cho người bị trào ngược dạ dày như sau:
- Chuẩn bị: 1-2 thìa gel nha đam tươi.
- Cách ăn: Nên ăn nha đam vào lúc đói. Cần lưu ý mỗi ngày không nên ăn quá 400g nha đam.
2. Uống nước ép nha đam nguyên chất giảm trào ngược
Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể ép nha đam lấy nước uống ngày 2 lần để trị trào ngược dạ dày. Cách làm nước ép nha đam như sau:
- Chuẩn bị: 1-2 lá nha đam.
- Sơ chế nha đam: Nha đam rửa sạch rồi gọt vỏ. Loại bỏ phần nhựa vàng của nha đam để khi uống không bị kích ứng. Tiếp đến, có thể ngâm ruột nha đam trong nước muối loãng 10 phút.
- Thực hiện: Cho thịt nha đam vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng 1 ít nước lọc. Chia làm 3-4 lần uống để trị trào ngược dạ dày.
3. Nha đam mật ong chữa trào ngược dạ dày
Người bị trào ngược dạ dày cũng có thể nha đam chữa trào ngược dạ dày kết hợp với các loại sản phẩm khác, chẳng hạn như mật ong. Cách làm nha đam, mật ong chữa trào ngược dạ dày như sau:
- Chuẩn bị: 5 lá nha đam,500ml mật ong nguyên chất.
- Sơ chế nha đam: Lá nha đam rửa sạch, gọt vỏ, loại bỏ phần nhớt màu vàng, chỉ giữ lại phần thịt trắng. Tiếp đến cắt nhỏ phần thịt nha đam, cho vào bình thủy tinh rồi cho ngập mật ong lên trên nha đam, rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản để dùng dần.
- Cách dùng: Mỗi ngày bạn ăn 2 – 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê mật ong nha đam là được.
- Thời gian dùng: Nên duy trì ăn nha đam mật ong khoảng 1 tháng, triệu chứng trào ngược dạ dày sẽ được cải thiện.
4. Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam nấu đường phèn
Nha đam nấu đường phèn cũng là một cách tốt để đẩy lùi chứng trào ngược dạ dày, thực quản. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 2 bẹ nha đam, 200g đường phèn, 2 lít nước lọc và 1 ít lá dứa
- Thực hiện: Nha đam rửa sạch, cắt bỏ phần bẹ xanh, loại bỏ nhớt, sau đó ngâm nước muối khoảng 10 phút. Cho nước lọc, đường phèn, lá dứa vào nồi nấu sôi. Sau khi nước sôi, bạn bắc nồi ra và cho nha đam và 1 ít dầu chuối vào.
- Lưu ý: Uống chè nha đam có thể giúp giải độc và kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống 1 – 2 cốc 1 ngày để tránh nhuận tràng dẫn đến tiêu chảy.
5. Hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày bằng chè nha đam đậu xanh
Người bị trào ngược dạ dày có thể sử dụng nha đam để nấu chè ăn để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh. Cách nấu cụ thể như sau:
- Chuẩn bị: 1 lá nha đam tươi, 200g bột sắn, 200g đậu xanh, dầu chuối, đường.
- Sơ chế: Nha đam làm sạch và lấy phần thịt. Thái phần thịt nha đam thành hạt lựu rồi cho vào ngâm trong nước chanh loãng khoảng 15 phút cho sạch nhớt. Đậu xanh cho ngâm vào nước rồi đãi sạch vỏ.
- Cách nấu: Ninh đậu xanh thật nhừ thì đổ bột sắn dây và nha đam đã chuẩn bị vào. Đun sôi trở lại, thêm đường theo khẩu vị, thêm chút dầu chuối (nếu muốn) là hoàn thành.
6. Sinh tố nha đam và nước dừa cải thiện bệnh trào ngược axit
Nếu không thích mùi vị của nha đam, bạn có thể khắc phục bằng cách kết hợp với nước dừa. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị:100g gel nha đam đã chế biến sạch sẽ, 1 quả dừa tươi, 15ml sữa đặc.
- Thực hiện: Cho gel nha đam, nước dừa, và sữa cùng vài viên đá lạnh vào xay nhuyễn. Đổ sinh tố ra cốc và uống ngay. Thức uống này ngoài chữa bệnh trào ngược còn giúp làm đẹp da rất hiệu quả.
- Lưu ý: Nên uống sinh tố nha đam và nước dừa tươi liên tục trong 2-3 tuần để làm giảm các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày.
7. Nha đam và nước cốt chanh chữa trào ngược dạ dày thực quản
Chanh có tính kiềm, có tác dụng trung hòa acid dạ dày khi kết hợp với nha đam giúp giảm tình trạng trào ngược acid dạ dày hữu hiệu. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 3 thìa gel nha đam, 2 thìa nước cốt chanh.
- Thực hiện: Trộn gel nha đam và nước cốt chanh với nhau để thu được hỗn hợp đồng nhất. Bạn có thể cho thêm chút đường hoặc mật ong giúp dễ uống.
8. Nha đam kết hợp nghệ cải thiện tình trạng trào ngược
Củ nghệ với thành phần giàu chất chống oxy hóa và chống viêm mang lại nhiều lợi ích trong việc chữa trị trào ngược dạ dày như: chống viêm loét, diệt vi khuẩn H. pylori, giảm viêm dạ dày, hỗ trợ và cải thiện tiêu hóa…
Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể sử dụng nha đam kết hợp với nghệ theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị:1 – 2 nhánh nha đam, 1 nhánh nghệ, nước lọc, muối.
- Sơ chế: Nha đam tách vỏ và lấy phần cùi trắng bên trong rồi đem thái hạt lựu. Sau đó cho vào ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút cho sạch nhớt. Nghệ rửa sạch, cạo vỏ sau đó đem thái thành lát mỏng.
- Thực hiện: Cho nha đam, nghệ vào ấm sắc cùng 3 chén nước đầy. Nên sắc nhỏ lửa trong khoảng 15 phút rồi chắt lấy nước uống.
- Cách uống: Chia nước nha đam nghệ thành 3 lần uống và uống hết trong ngày.
9. Chè nha đam long nhãn chữa trào ngược dạ dày
Không chỉ thơm ngon, ăn chè nha đam long nhãn còn giúp cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả. Người bệnh có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Nguyên liệu: 500g nha đam, 1 quả chanh, đường phèn, 150g long nhãn.
- Sơ chế: Nha đam làm sạch, lấy phần thịt ngâm với nước muối loãng và 2 lát chanh để bớt nhớt. Sau đó thái thịt nha đam thành hạt lựu.
- Thực hiện: Cho nha đam, đường phèn và 2 bát nước vào đun sôi lên cho tới khi đường phèn tan hết. Thêm long nhãn vào đun khoảng 1-2 phút hoặc cho tới khi sôi trở lại thì nêm nếm theo khẩu vị.
10. Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng chè nha đam đậu đen
Chè nha đam đậu đen có vị ngọt thanh, lại giàu các chất kháng viêm giúp ngăn chặn ợ hơi, ợ nóng ở dạ dày hữu hiệu.
- Nguyên liệu: 200g nha đam, 200g đậu đen, 200g đường, 20g bột rau câu, nước cốt dừa, sữa tươi, vani.
- Sơ chế:Thịt nha đam đem ướp cùng 50gr đường. Bột rau câu cho vào đun cùng khoảng 450ml nước sôi và cho thêm đường để tạo thành thạch. Nếu muốn bạn có thể cho thêm sữa tươi hoặc nước cốt dừa để tăng hương vị.
- Thực hiện: Đậu đen sau khi vo sạch thì cho vào ninh cho tới khi chín mềm. Vớt phần đậu đen ra để nấu cùng 95g đường rồi đổ nước đậu đen vào cùng. Cho nha đam vào nấu cùng trong 3 phút là hoàn thành.
11. Chè nha đam hạt sen trị trào ngược dạ dày
Căng thẳng, stress kéo dài là một trong các nguyên nhân gây trào ngược. Hạt sen có tác dụng an thần trong hạt nên rất có lợi trong điều trị trào ngược dạ dày.
- Chuẩn bị: 400g nha đam, 100g hạt sen, đường phèn, muối.
- Sơ chế: Thịt nha đam rửa sạch, ngâm nước muối sau đó thái hạt lựu. Hạt sen làm sạch, loại bỏ tâm sen bên trong để tránh bị đắng.
- Thực hiện: Cho hạt sen vào ngâm trong nước khoảng 1-2 tiếng rồi hấp chín. Đun nước đường phèn sôi đều sau đó cho hạt sen, nha đam vào nấu cùng. Nấu trong khoảng 10 phút, thêm chút muối để cân bằng hương vị…
12. Cách dùng nha đam và sữa chua chữa trào ngược
Sữa chua là thực phẩm cung cấp lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa và giảm áp lực lên dạ dày. Mặt khác, thực phẩm này còn hỗ trợ làm lành các tổn thương trên niêm mạc dạ dày.
- Chuẩn bị: 1 nhánh nha đam tươi.
- Thực hiện: Nha đam đem gọt vỏ và rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng cho hết chất nhờn. Lấy phần thịt nha đam cắt hạt lựu rồi trộn với sữa chua và ăn. Mỗi ngày nên ăn 1 lần để làm giảm các triệu chứng khó chịu của trào ngược.
III. Lưu ý khi dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày
Khi sử dụng nha đam chữa trào ngược dạ dày, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
1. Lượng dùng
Cần dùng đúng liều lượng nha đam đã được chỉ định, tối đa khoảng 400g/ngày. Lạm dụng hoặc dùng nha đam không đúng cách có thể gây hạ đường huyết, dị ứng da, gây độc cho gan, suy thận…
2. Thời điểm sử dụng
Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng nha đam là sau bữa ăn chính khoảng 20 phút. Một số thời điểm không nên dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày gồm:
- Đang sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc nhuận tràng.
- Đang dùng thuốc trị đái tháo đường.
- Đang bị trĩ.
3. Sơ chế đúng cách
Khi sơ chế nha đam, cần rửa nhiều lần với nước để loại bỏ bớt phần gel và nhựa đắng. Điều này giúp hạn chế nguy cơ bị kích ứng niêm mạc ruột gây hội chứng ruột kích thích hoặc tiêu chảy.
Bên cạnh đó, cũng cần ngâm thịt nha đam với nước muối pha loãng và 2-3 lát chanh để loại bỏ bớt mủ nhớt của nha đam. Bởi loại mủ này sẽ gây tác động xấu đến hệ tiêu hóa.
4. Kiên trì thực hiện
Duy trì áp dụng các cách trị trào ngược dạ dày bằng nha đam một cách kiên trì, đều đặn và không ngắt quãng để mang lại kết quả như mong muốn.
5. Kết hợp ăn uống, sinh hoạt khoa học
Trong quá trình trị trào ngược dạ dày, người bệnh nên duy trì lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học.
Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như khoai lang, ngô, lúa mì… Tránh ăn các thức ăn cay nóng, đồ chua, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích… Tham khảo: Đau dạ dày ăn cá được không
Ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ; tránh ăn khuya ngủ muộn thường xuyên vì có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
6. Đối tượng không nên dùng nha đam
Các đối tượng không nên sử dụng nha đam để chữa trào ngược dạ dày thực quản gồm:
- Bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc tiêu chảy cấp: Vì uống nha đam sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
- Phụ nữ có thai: Nếu mẹ bầu uống nha đam có thể khiến co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ sẩy thai, gây dị tật bẩm sinh cho trẻ.
- Người có tiền sử dị ứng với nha đam: Nếu ăn sẽ gây kích ứng hoặc làm co thắt dạ dày.
- Bệnh nhân tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường sử dụng nha đam có thể gây rối loạn nhịp tim, rối loạn đường huyết và có thể gây ra các biến chứng như hôn mê, lú lẫn…
- Người cao tuổi hoặc người mắc các bệnh về tim mạch: Sử dụng nha đam có thể khiến nồng độ kali trong cơ thể giảm dẫn đến nhịp tim không đều, gây yếu và mệt mỏi.
- Người huyết áp thấp, cơ địa hàn: Cũng là đối tượng không nên dùng nha đam.
IV. Nha đam chữa trào ngược dạ dày có thực sự hiệu quả không?
Có thể nói, phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam an toàn, thực hiện dễ dàng và cho hiệu quả nhất định với trường hợp bệnh trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ và mới khởi phát. Tuy nhiên, với tình trạng trào ngược dạ dày nặng và kéo dài lâu ngày, sử dụng nha đam gần như không mang lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, nha đam chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh, không thể chữa dứt điểm nên không thể dùng thay thuốc điều trị bệnh. Vì vậy, nếu sau khoảng 1 tuần áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam nhưng triệu chứng bệnh không thuyên giảm, người bệnh nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Ngoài ra, khi bị triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày hoặc các bệnh lý liên quan đến dạ dày làm phiền, bạn có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để làm dịu.
Thuốc đau dạ dày chữ Y được bào chế ở dạng hỗn dịch, sẽ nhanh chóng bao phủ niêm mạc dạ dày đồng thời trung hòa axit. Từ đó, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày là bài thuốc dân gian an toàn, chi phí rẻ và mang lại hiệu quả nhất định với trường hợp bệnh nhẹ và người bệnh kiên trì áp dụng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bệnh trở nặng, bệnh nhân nên đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn tốt nhất, tránh bệnh trở nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Để được tư vấn về cách dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày nói riêng và chữa các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bạn có thể liên hệ trực tiếp với dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel qua hotline miễn cước 1800.1125 hoặc để lại bình luận bên dưới nhé!
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…
Lê Thị Liên
Tôi bị đắng họng khô họng và khó chịu phần thượng vị
Dạo này cứ 2-3 giờ sáng là tôi ko ngủ đc đấy có phải bệnh trào ngược dạ dà ko ạ?
Thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel
Chào bạn! Bạn có triệu chứng nào khác như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hay nóng rát ở vùng thượng vị không ạ?