Đau dạ dày ăn cá được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, vì trên thực tế, đây là món ăn rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Để trả lời câu hỏi này, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết câu trả lời ngay sau đây!
Mục lục
I – Người bị đau dạ dày ăn cá được không?
Đau dạ dày có nên ăn cá không? Câu trả lời là CÓ bạn nhé. Mặc dù cá chứa lượng dinh dưỡng dồi dào, nhưng hầu như cá không hề gây bất kỳ áp lực nào lên hệ tiêu hóa.
Đặc biệt, protein trong cá không giống với protein trong thịt đỏ, rất hiếm khi gây ra phản ứng viêm trong cơ thể.
Đau dạ dày có được ăn cá không?
Bên cạnh đó, một số loại cá như cá ngừ, cá thu,… rất giàu omega 3, khi bổ sung các loại cá này vào chế độ ăn, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động trơn tru hơn.
Bởi trên thực tế, việc thiếu omega 3 là nguyên nhân chính gây ra hội chứng ruột kích thích.
Như vậy, theo phân tích từ các chuyên gia, bạn hoàn toàn có thể ăn cá ngay cả khi mắc phải căn bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, việc chọn cá với những trường hợp này sẽ có sự khác biệt với người bình thường.
II – Cách chọn và chế biến cá cho người đau dạ dày
Với việc chọn và chế biến cá cho người đau dạ dày, bạn đọc có thể tìm hiểu một cách chi tiết ngay sau đây:
1. Người đau dạ dày nên lựa chọn loại cá gì?
Có rất nhiều loại cá để bạn lựa chọn cho bữa ăn của mình.
Théo đó, cá có 2 loại chính, bao gồm cá biển và cá sông (có thể bao gồm cá nuôi ở ao, đồng ruộng…), mỗi loại đều có hương vị và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.
Được biết, cá biển sở hữu rất nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, cụ thể hàm lượng omega 3, vitamin, khoáng chất trong trong loại cá này đều cao hơn hẳn so với cá sông.
Đặc biệt, omega 3 và protein trong cá biển không gây lão hóa các tế bào trong quá trình hấp thụ, giảm thiểu nguy cơ béo phì.
Như vậy, xét trên cùng 1 đơn vị thì ăn cá biển sẽ hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn so với ăn cá sông.
Vì thế, bạn có thể ưu tiên lựa chọn cá biển trong khẩu phần ăn của mình.
2. Khối lượng cá phù hợp cho người viêm dạ dày
Mặc dù cá rất có lợi cho cơ thể và rất ít tác động tiêu cực lên dạ dày, nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều cá để tránh dư thừa một số chất trong cơ thể.
Trung bình, một người bình thường chỉ nên ăn 200g cá mỗi tuần. Những người đang gặp vấn đề tim mạch nên ăn khoảng 30g cá mỗi ngày.
Phụ nữ đang mang thai nên ăn dưới 300g hải sản mỗi tuần (trong đó có cả cá).
3. Cách chế biến cá cho người đau dạ dày
Cách chế biến cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng món ăn, cũng như hàm lượng dinh dưỡng. Dưới đây là một số điểm cần chú ý khi chế biến cá cho người đau dạ dày:
– Người bị đau viêm dạ dày chỉ nên chọn các loại cá tươi hoặc các loại cá ướp lạnh đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Những loại cá này thường bảo toàn nguyên vẹn chất dinh dưỡng và không gây ra các phản ứng phụ.
– Cá đã ươn, thiu, ướp hoặc bảo quản không đúng kỹ thuật có thể gây hại cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe cũng như cơ quan tiêu hóa. Vì thế, bạn không nên sử dụng loại cá này.
– Người đau dạ dày không nên ăn cá đóng hộp. Cá đóng hộp muốn giữ lâu sẽ chứa một lượng chất bảo quản nhất định. Điều này không có lợi cho dạ dày.
– Không ướp cá quá mặn hoặc cay, điều này khiến dạ dày tiết nhiều axit dịch vị, gây thêm tổn thương cho niêm mạc và làm tăng các triệu chứng khó chịu của bệnh.
– Không sử dụng cá khô, loại cá này thường đã được tẩm ướp gia vị (cay, mặn…) và rất cứng, tác động không tốt lên dạ dày.
– Để bảo toàn chất dinh dưỡng trong cá, bạn nên chế biến theo kiểu luộc, hấp, nấu canh… Không nên ăn cá chiên, kho mặn, nướng.
III – Một số lưu ý cho người đau bao tử khi ăn cá
Ngoài lựa chọn loại cá, khối lượng, cách chế biến, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Không nên ăn cá còn sống như gỏi, sushi vì có thể nhiễm giun, sán…
– Nên chọn cá ở vùng nước sạch, không nhiễm độc.
– Mỗi lần ăn, bạn nên nấu một lượng cá vừa đủ và ăn hết trong 1 bữa, không nấu đi nấu lại để ăn nhiều lần.
– Có thể thay đổi cách chế biến hoặc thay đổi loại cá để không bị ngán khi ăn.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!