Bệnh hẹp thực quản là gì? Nguy hiểm không? Cách chữa

Hẹp thực quản là tình trạng hẹp hoặc thắt chặt bất thường của thực quản. Bệnh không chỉ gây khó nuốt khiến bệnh nhân ăn uống khó khăn dẫn đến suy nhược cơ thể, mệt mỏi mà còn có thể gây biến chứng thủng thực quản, hình thành lỗ rò nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế, bệnh lý này cần được điều trị sớm và dứt điểm để người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường.

I. Bệnh hẹp thực quản là gì? 

Thực quản là một bộ phận của hệ tiêu hóa. Ống thực quản có nhiệm vụ dẫn thức ăn từ hầu họng xuống dạ dày. 

Bị hẹp thực quản là tình trạng 1 đoạn của thực quản bị tổn thương, dẫn đến bị chít hẹp thực quản, cản trở sự lưu thông của thức ăn xuống dạ dày.

Hẹp thực quản có thể là do hẹp thực quản bẩm sinh hoặc biến chứng của bệnh nào đó chẳng hạn như trào ngược dạ dày – thực quản, u hoặc ung thư thực quản, bỏng thực quản do xạ trị, hóa trị, di chứng của chấn thương…

Hình ảnh thực quản bị thu hẹp. 

Hình ảnh thực quản bị thu hẹp.

II. Hẹp thực quản có nguy hiểm không?

Ngoài hẹp thực quản do ung thư thì đa phần hẹp thực quản lành tính. Mặc dù vậy, bệnh lý hẹp thực quản lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Hậu quả lớn nhất của bệnh hẹp thực quản là bệnh nhân khó nuốt, khó ăn uống, thậm chí là suy kiệt do ăn uống kém. Một số biến chứng khác do hẹp thực quản kéo dài gồm:

  • Đau ngực kéo dài.
  • Thủng thực quản do viêm lâu ngày..
  • Hình thành lỗ rò thực quản.
Hẹp thực quản khiến người bệnh khó nuốt, khó ăn uống, thậm chí là suy kiệt do ăn uống kém. 

Hẹp thực quản khiến người bệnh khó nuốt, khó ăn uống, thậm chí là suy kiệt do ăn uống kém.

III. Nguyên nhân gây teo hẹp thực quản

Hầu hết các trường hợp hẹp thực quản (lên đến 75%) là do trào ngược axit mãn tính. Đó là khi axit dạ dày thường xuyên trào ngược vào thực quản và gây kích ứng niêm mạc. Trào ngược axit mãn tính gây viêm mãn tính bên trong thực quản. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến sẹo (xơ hóa) làm hẹp thực quản. Điều này có thể xảy ra ở một phần hoặc toàn bộ thực quản, tùy thuộc vào mức độ axit di chuyển.

Nguyên nhân gây hẹp thực quản có thể chia thành một số loại chính sau:

1. Do bẩm sinh 

Bệnh trào hẹp thực quản có thể do bẩm sinh đã có. Tình trạng thực quản bị tắc nghẽn có thể xuất hiện ở tuần thứ 4 của thai kỳ.

Vì thế, trên thế giới xuất hiện các trường hợp hẹp thực quản ở thai nhi (thai nhi bị hẹp thực quản) và hẹp thực quản ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây các đoạn hẹp thực quản bẩm sinh chưa được xác định, nhiều khả năng là do gen.

Bệnh hẹp thực quản ở trẻ sơ sinh có thể do bẩm sinh. 

Bệnh hẹp thực quản ở trẻ sơ sinh có thể do bẩm sinh.

2. Viêm trào ngược dạ dày thực quản

Bản chất của hẹp thực quản lành tính là sự hình thành các mô sẹo bên trong thực quản. Trong đó, viêm trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng hẹp thực quản.

Chứng trào ngược sẽ khiến thức ăn và axit dịch vị trào ngược lên thực quản, làm mòn niêm mạc thực quản. Nếu trào ngược dạ dày thực quản tái phát liên tục sẽ khiến các tổn thương trên niêm mạc thực quản không lành lại, tạo ra sẹo hẹp thực quản.

3. Viêm thực quản mãn tính

Một nguyên nhân phổ biến khác gây hẹp thực quản là các loại viêm thực quản mãn tính – ình trạng viêm lâu dài ở niêm mạc thực quản. Viêm mãn tính gây sưng và sẹo. 

Trào ngược axit mãn tính là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm thực quản mãn tính, nhưng còn một số nguyên nhân khác, bao gồm:

– Viêm thực quản do thuốc: Viêm thực quản do thuốc là tình trạng xói mòn niêm mạc thực quản do nuốt một số loại thuốc quá thường xuyên, đặc biệt là NSAID (thuốc chống viêm không steroid) và acetaminophen . Kali cũng có thể gây ra tình trạng này.

– Viêm thực quản truyền nhiễm: Nhiễm trùng do vi rút mãn tính, bao gồm HPV, HSV-1 và CMV và nhiễm trùng do nấm như Candida albicans, có thể gây viêm thực quản ở những người có hệ miễn dịch yếu.

– Viêm thực quản ái toan: Bệnh tự miễn hiếm gặp này khiến hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng tiềm ẩn, gây ra tình trạng viêm mãn tính. Bệnh có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.

Khoảng 75% các trường hợp hẹp thực quản là do trào ngược axit mãn tính.

Khoảng 75% các trường hợp hẹp thực quản là do trào ngược axit mãn tính.

4. Ung thư và các bệnh lý ác tính

Chỗ hẹp thực quản cũng có thể do các bệnh lý ác tính gây nên như ung thư thực quản, hoặc các khối u ác tính từ bên ngoài chèn ép và thực quản.

Ung thư thực quản là một nguyên nhân hiếm gặp nhưng có thể gây hẹp thực quản. Khi điều này xảy ra, không phải tình trạng viêm và sẹo làm hẹp thực quản mà là sự phát triển quá mức của các tế bào ung thư. Sự phát triển quá mức này xảy ra nhanh chóng, so với quá trình viêm và sẹo. Nếu phát triển các triệu chứng như khó nuốt nhanh và bất ngờ, hãy đến gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe ngay lập tức.

Hầu hết các trường hợp ung thư thực quản đều liên quan đến viêm thực quản mãn tính, thường là do trào ngược axit mãn tính. Trong một số trường hợp, viêm thực quản mãn tính có thể gây ra những thay đổi tế bào ở niêm mạc thực quản.

Những thay đổi này, được gọi là loạn sản ruột hoặc thực quản Barrett, có thể dẫn đến những thay đổi ung thư. Khi khối u phát triển bên ngoài thực quản của bạn, chúng có thể chèn ép thực quản. 

Ung thư thực quản bao gồm:

  • Ung thư biểu mô tuyến.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy.
  • Ung thư di căn (lan từ nơi khác, như phổi). 

5. Chấn thương 

Chấn thương ở niêm mạc thực quản cũng có thể gây ra sẹo và hẹp thực quản. Bao gồm các chấn thương do tai nạn, cố ý và do thầy thuốc gây ra (liên quan đến điều trị y khoa). 

Chấn thương có thể gây sưng và sẹo ở bên trong hoặc bên ngoài thực quản. Khi ở bên ngoài, nó có thể chèn ép thực quản. Một số nguyên nhân bao gồm:

– Nuốt phải chất ăn mòn: Vô tình hoặc cố ý nuốt phải thứ gì đó có tính ăn mòn hoặc gây hại.

– Chấn thương do nhiệt: Vô tình nuốt phải thứ gì đó rất nóng và làm bỏng thực quản.

– Điều trị ung thư: Xạ trị để điều trị ung thư ở khu vực này có thể gây viêm thực quản ( viêm niêm mạc ). Hẹp thực quản do xạ trị (RIES) là một tác dụng phụ có thể xảy ra. Phẫu thuật cắt bỏ ung thư khỏi thực quản cũng có thể gây sẹo và hẹp thực quản.

Ung thư và chấn thương cũng có thể là nguyên nhân gây hẹp thực quản. 

Ung thư và chấn thương cũng có thể là nguyên nhân gây hẹp thực quản.

6. Biến chứng của một số bệnh lý 

Ngoài ra, hẹp thực quản cũng có thể là biến chứng của một số bệnh lý như:

  • Bỏng thực quản vì nuốt phải các chất có tính ăn mòn.
  • Nội soi dạ dày gây chấn thương thực quản.
  • Co thắt tâm vị.
  • Trị xạ vào ngực, cổ.

IV. Những yếu tố tăng nguy cơ viêm hẹp thực quản

Chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh viêm hẹp thực quản là do di truyền. Nhưng sự bất thường về gen di truyền góp phần gây ra hẹp thực quản. Vì vậy, dưới đây sẽ là các yếu tố tăng nguy cơ hẹp thực quản:

– Bệnh nhân bị hẹp thực quản thì con của họ cũng có khả năng bị bệnh.

– Nếu bạn có con bị hẹp thực quản thì có khả năng là những đứa con khác cũng mắc chứng bệnh này.

– Sinh con sớm cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hẹp thực quản cho con bạn.

Bạn cũng có nhiều khả năng bị hẹp thực quản hơn nếu có tiền sử:

– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

– Viêm thực quản ái toan.

– Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC).

– Điều trị ung thư vùng cổ hoặc ngực.

Bệnh nhân bị hẹp thực quản thì con của họ cũng có khả năng mắc bệnh.

Bệnh nhân bị hẹp thực quản thì con của họ cũng có khả năng mắc bệnh.

V. Dấu hiệu hẹp thực quản

Triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất khi bị hẹp thực quản là khó nuốt. Người bệnh có cảm giác thức ăn đọng lại hoặc di chuyển chậm ở hầu họng, ngực hoặc vùng bụng trên. 

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy khó nuốt thức ăn đặc hoặc thuốc nhưng sau đó tình trạng hẹp trở nên trầm trọng khiến việc nuốt chất lỏng cũng rất khó khăn. Lúc này, người bệnh cảm thấy như có cục u trong cổ họng hoặc như thể các cơ ở cổ họng không hoạt động.

1. Dấu hiệu ở người lớn và trẻ em 

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết hẹp thực quản ở người lớn và hẹp thực quản ở trẻ em (đã biết biểu đạt trạng thái cơ thể):

– Khi ăn uống thường cảm thấy bị mắc nghẹn, khó nuốt, lúc nuốt cảm thấy bị đau, khó chịu.

– Hẹp thực quản gây khó thở, nghẹt thở khi nuốt thức ăn rắn, đặc…

– Thường xuyên đau tức vùng thượng vị. 

– Một số triệu chứng khác có thể gặp phải bao gồm: ợ chua, ợ nóng, nôn, đau khi nuốt hoặc sụt cân mất kiểm soát.

Nếu cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của bạn trước khi tình trạng hẹp dẫn đến mất nước hoặc  suy dinh dưỡng.

Hẹp thực quản khiến người bệnh bị khó nuốt, ăn khó khăn. 

Hẹp thực quản khiến người bệnh bị khó nuốt, ăn khó khăn.

2. Dấu hiệu ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể tìm hiểu thêm về dấu hiệu hẹp thực quản ở trẻ sơ sinh. Cụ thể là:

– Chảy nhiều nước mũi, nước bọt. 

– Ho nhiều, tím tái khi bú, khi ăn.

– Khóc không ra tiếng, khó thở sau khi khóc.

– Khó nuốt, khó ăn, khó bú. 

– Da xanh khi cố gắng nuốt. 

– Nôn trớ hoặc trào ngược sữa lên. 

Trẻ sơ sinh bị hẹp thực quản thường ho nhiều, tím tái khi bú. 

Trẻ sơ sinh bị hẹp thực quản thường ho nhiều, tím tái khi bú.

Vì trẻ sơ sinh không thể biểu đạt được trạng thái cơ thể, nên cha mẹ hãy cố gắng quan sát để phát hiện triệu chứng. Đồng thời, khi có dấu hiệu trên, ba mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt.

VI. Phương pháp chẩn đoán bệnh hẹp thực quản

Bệnh hẹp thực quản thường được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa . Họ sẽ xem xét các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của người bệnh. Nếu bác sĩ xác định nghi ngờ người bệnh có thể bị hẹp thực quản, họ có thể tìm bằng chứng bằng cách thực hiện 1 trong 2  xét nghiệm phổ biến dưới đây:

1. Chụp X-quang

Xét nghiệm đầu tiên là một loại chụp X-quang gọi là esophagram, hay còn gọi là xét nghiệm nuốt bari. 

Đối với xét nghiệm này, người bệnh sẽ nuốt một chất dạng phấn gọi là bari và sau đó chụp X-quang cổ họng. Dung dịch này sẽ phủ tạm thời lên niêm mạc cổ họng và hình ảnh chụp được sẽ cho thấy kích thước cổ họng của người bệnh.

Nếu thực quản bị hẹp, phần trên của cổ họng thường có vẻ như bị kéo dài ra vì chất lỏng sẽ bị mắc kẹt ở đó khi nó đi từ từ qua phần hẹp vào dạ dày.

2. Nội soi trên (EGD)

Một xét nghiệm nữa được thực hiện để chẩn đoán bệnh hẹp thực quản là nội soi trên hoặc xét nghiệm EGD.

Đối với xét nghiệm này, người bệnh sẽ được gây mê và bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ đưa ống nội soi xuống cổ họng qua thực quản. Ống nội soi là một ống dài, mỏng có gắn một camera nhỏ ở đầu. Camera sẽ thu và hiển thị chi tiết lớp lót bên trong thực quản. 

Bác sĩ cũng có thể thực hiện sinh thiết qua ống nội soi, nếu cần, để giúp chẩn đoán bệnh hẹp thực quản. Đôi khi siêu âm được sử dụng cùng với camera để cung cấp hình ảnh rõ nét hơn và hỗ trợ tìm các khu vực để lấy mẫu mô (sinh thiết).

Bác sĩ thực hiện nội soi chẩn đoán tình trạng hẹp thực quản. 

Bác sĩ thực hiện nội soi chẩn đoán tình trạng hẹp thực quản.

3. Siêu âm nội soi

Siêu âm nội soi (EUS) cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao về thành thực quản và mức độ tổn thương thực quản trong trường hợp bị hẹp. Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi mẫu sinh thiết vị trí hẹp không thể kết luận được, gây khó khăn cho việc chẩn đoán.

Cụ thể, đối với bệnh nhân bị hẹp thực quản nghi ngờ ác tính có dấu hiệu thành thực quản dày hơn trên kết quả siêu âm nội soi, mất cấu trúc lớp so với hẹp thực quản lành tính. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật.

Ngoài ra, để kiểm tra bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bạn có thể được đưa một ống vào thực quản để theo dõi mức độ pH trong cổ họng. Theo dõi mức độ pH cho biết có axit dạ dày trong cổ họng hay không.

VII. Cách chữa bệnh hẹp thực quản

Mục tiêu của việc điều trị hẹp thực quản là mở rộng lại lỗ mở để người bệnh có thể nuốt thoải mái và dễ dàng. Đối với hầu hết các trường hợp hẹp thực quản đơn giản, việc giãn thực quản kéo căng lỗ mở bằng một quả bóng hoặc xi lanh thường thành công. Hẹp thực quản nghiêm trọng có thể cần điều trị phức tạp hơn.

1. Đối với trẻ sơ sinh

Với các bé bị hẹp thực quản bẩm sinh, phương pháp điều trị phù hợp nhất thường là phẫu thuật. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định dạng phẫu thuật phù hợp cho bé.

Việc phát hiện hẹp thực quản sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng của trẻ. Vì thế, mẹ nên khám thai định kỳ để có thể phát hiện sớm thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra giải pháp ngay từ khi trẻ được sinh ra.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho trẻ sơ sinh bị hẹp thực quản. 

Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho trẻ sơ sinh bị hẹp thực quản.

2. Đối với người lớn

Tùy thuộc mức độ bệnh, thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chữa hẹp thực quản phù hợp.

2.1. Điều trị không dùng thuốc

– Nong thực quản: Đây là thủ thuật đơn giản, hiệu quả, ít biến chứng, có tác dụng ngăn chặn diễn tiến của hẹp thực quản. Tuy nhiên, thủ thuật này phải thực hiện nhiều lần để ngăn thực quản tái hẹp trở lại, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân khi thực hiện thủ thuật.

Nong thực quản là phương pháp điều trị hẹp thực quản được khuyến cáo nhiều nhất. Bác sĩ sử dụng bóng hoặc ống nong – một ống trụ dài làm bằng cao su hoặc nhựa để nong thực quản.

Bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc an thần trước khi tiến hành thủ thuật để giúp thư giãn và có thể gây tê một số phần ở cổ họng để bạn không cảm thấy đau. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi từ cổ họng đến thực quản. Sau đó, một quả bóng hoặc ống nong được đưa vào để kéo giãn thực quản.

– Đặt stent thực quản: Thủ thuật này có tác dụng ngăn chặn hẹp thực quản tiếp diễn. Stent có thể hiểu là một cái giá chống đỡ vào thành thực quản, giúp thực quản mở rộng để bệnh nhân ăn uống dễ dàng hơn.

Stent là một ống nhỏ được sử dụng để chống đỡ các đường dẫn mở trong cơ thể đã trở nên quá hẹp. Đôi khi, các bác sĩ sẽ đặt stent để giúp chống đỡ chỗ hẹp thực quản sau liệu pháp giãn nở. Họ cũng có thể sử dụng stent cho các chỗ hẹp ác tính chưa được giãn nở.

Phương pháp nong thực quản điều trị bệnh hẹp thực quản. 

Phương pháp nong thực quản điều trị bệnh hẹp thực quản.

Tuy nhiên, khi áp dụng cách điều trị hẹp thực quản này, người bệnh có thể phải đối mặt với một số biến chứng như:

  • Thủng thực quản.
  • Chảy máu.
  • Stent dịch chuyển vào đường tiêu hóa gây tắc ruột, thủng ruột.

2.2. Chữa hẹp thực quản bằng thuốc

Hẹp thực quản uống thuốc gì? Dưới đây là các loại thuốc có thể được chỉ định sử dụng trong quá trình điều trị hẹp thực quản:

  • Thuốc ức chế, giảm bài tiết axit dịch vị trong dạ dày.
  • Thuốc trung hòa axit dạ dày, làm giảm khó chịu do các triệu chứng bệnh gây ra.
  • Thuốc điều hòa sự co thắt của ống tiêu hóa.

Đôi khi, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tiêm steroid tại vị trí hẹp để giảm viêm và ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự tái phát của hẹp sau khi nong. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm tiêm một loại thuốc thay thế gọi là mitomycin C để ngăn ngừa xơ hóa.

Quá trình sử dụng thuốc có thể kéo dài, vì thế bệnh nhân cần kiên trì và tuân thủ đúng phác đồ điều trị.

Người bệnh hẹp thực quản sử dụng thuốc điều trị bệnh theo kê đơn của bác sĩ. 

Người bệnh hẹp thực quản sử dụng thuốc điều trị bệnh theo kê đơn của bác sĩ.

2.3. Phẫu thuật hẹp thực quản

Nếu các biện pháp điều trị đoạn hẹp thực quản kể trên không còn tác dụng và hiệu quả, phẫu thuật sẽ giúp điều trị dứt điểm hẹp thực quản. Có hai phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay gồm:

– Phẫu thuật nội soi thắt hẹp: Còn được gọi là liệu pháp rạch, phẫu thuật thắt hẹp là một cách phá vỡ mô sẹo ở chỗ thắt hẹp của người bệnh bằng dao kim điện. Bác sĩ sẽ rạch tới tám vết (cắt) trong mỗi buổi, thực hiện thông qua nội soi. Người bệnh có thể thực hiện một vài buổi để hoàn thành thủ tục phẫu thuật.

– Phẫu thuật cắt thực quản: Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản có thể cần thiết đối với các hẹp ác tính và những hẹp không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Nếu người bệnh bị trào ngược axit mãn tính, bác sĩ có thể đề xuất một ca phẫu thuật nhỏ để khắc phục nhằm ngăn ngừa tổn thương thêm.

Các biến chứng liên quan đến gây mê trong phẫu thuật có thể gồm: 

  • Phản vệ do thuốc sử dụng trong gây mê.
  • Viêm phổi hít.
  • Suy hô hấp, suy tuần hoàn.
  • Loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim..

Sau điều trị hẹp thực quản thành công, bệnh vẫn có khả năng tái phát. Vì thế, bệnh nhân cần duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. 

VIII. Có thể phòng ngừa hẹp thực quản không?

Bạn có thể giúp ngăn ngừa chứng hẹp thực quản bằng cách thực hiện một số biện pháp dưới đây:

– Tránh các chất có thể làm hỏng hoặc tổn thương thực quản. Riêng với trẻ nhỏ, hãy bảo vệ chúng bằng cách giữ tất cả các chất ăn mòn trong gia đình ngoài tầm với của trẻ.

– Kiểm soát các triệu chứng của của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị hẹp thực quản. 

– Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học có thể giảm thiểu việc tích tụ axit vào thực quản. 

– Điều quan trọng nữa là đảm bảo dùng tất cả các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng của GERD.

– Nếu bị ợ nóng, đau ngực do viêm thực quản, trào ngược axit mãn tính hay bất kỳ bệnh lý dạ dày thực quản nào, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời và dứt điểm.

Ăn uống và sinh hoạt khoa học có thể giảm thiểu việc tích tụ axit vào thực quản.

Ăn uống và sinh hoạt khoa học có thể giảm thiểu việc tích tụ axit vào thực quản.

IX. Câu hỏi thường gặp về bệnh hẹp thực quản

Dưới đây là giải đáp của thuốc dạ dày chữ Y cho một số thắc mắc về bệnh hẹp thực quản của người bệnh: 

1. Thực quản có bao nhiêu chỗ hẹp?

Các chuyên gia cho biết, về phương diện giải phẫu học, thực quản dài khoảng 25cm và được chia làm 3 đoạn gồm đoạn cổ, đoạn ngực và đoạn bụng. Bộ phận này có 3 chỗ hẹp thực quản tự nhiên, đó là: 

  • Đoạn hẹp 1: Chỗ nối với hầu, ngang mức sụn nhẫn. 
  • Đoạn hẹp 2: Ngang mức cung động mạch chủ trái và phế quản gốc trái. 
  • Đoạn hẹp 3: Lỗ tâm vị.

2. Hẹp thực quản nên ăn gì?

Người bệnh sẽ cần thay đổi chế độ ăn uống để nuốt dễ hơn khi bị hẹp thực quản. Bạn cũng có thể cần điều chỉnh chế độ ăn uống trước và sau khi điều trị hẹp thực quản. Bác sĩ sẽ cung cấp cho người bệnh hướng dẫn cụ thể. 

Bác sĩ thường khuyên người bệnh nên áp dụng chế độ ăn mềm cho đường tiêu hóa khi bị hẹp thực quản. Chế độ ăn mềm ít chất xơ, dễ tiêu hóa và nhẹ nhàng đi xuống ống dẫn thức ăn.

Bác sĩ thường khuyên người bị hẹp thực quản nên ăn các thực phẩm dạng lỏng, mềm, ninh nhừ để dễ nuốt hơn, chẳng hạn như cháo, soup, canh… 

Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm các thực phẩm có khả năng làm lành tổn thương trên niêm mạc thực quản (nếu có) như nghệ, mật ong…

Bệnh nhân bị hẹp thực quản nên ăn các thức ăn mềm, nhừ, loãng dễ tiêu hóa. 

Bệnh nhân bị hẹp thực quản nên ăn các thức ăn mềm, nhừ, loãng dễ tiêu hóa.

3. Bị hẹp thực quản nên kiêng ăn gì? 

Các thực phẩm người bị hẹp thực quản không nên sử dụng là: 

  • Thực phẩm cứng như cháy, sụn, ổi.
  • Thực phẩm chua, cay, nóng.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Đồ uống chứa cồn, chứa chất kích thích, chứa ga. 

4. Thực quản hẹp nhất ở đâu?

Điểm thắt đầu tiên của thực quản nằm ở vị trí cách răng cửa hàm trên 15cm, nơi thực quản bắt đầu từ cơ thắt hầu họng. Đây cũng là phần hẹp nhất của thực quản và tương ứng với đốt sống cổ thứ sáu.

5. Trẻ sơ sinh bị teo thực quản bẩm sinh xử lý như thế nào?

Teo thực quản bẩm sinh có nghĩa là thực quản của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện. Thực quản không kết nối với dạ dày nên trẻ không thể nuốt hoặc ăn. Đôi khi, nó kết nối với khí quản của bé, gây ra thêm các vấn đề khác. 

Hầu hết trẻ sơ sinh bị teo thực quản bẩm sinh đều phải phẫu thuật để khắc phục ngay sau khi sinh. Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ khâu hai đầu thực quản lại với nhau trong trường hợp trẻ bị teo thực quản tạo khoảng cách nhẹ. Từ đó, giúp nối thông đường tiêu hóa từ miệng đến dạ dày.

6. Hẹp thực quản có thể chữa khỏi được không?

Hẹp thực quản có thể điều trị được và hầu hết sẽ đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn như nong thực quản, có tác dụng nhanh chóng để làm giảm các triệu chứng của bạn. 

Một số hẹp thực quản phức tạp khó điều trị hơn một chút. Chúng có thể cần điều trị kéo dài, nhiều lần điều trị hoặc các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn, như phẫu thuật. Điều quan trọng nữa là phải giải quyết nguyên nhân cơ bản gây hẹp thực quản để ngăn ngừa bệnh tái phát.

7. Bao lâu sau điều trị người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn?

Việc giãn nở diễn ra dần dần, mở thực quản từng chút một. Bạn sẽ nuốt dễ hơn một chút sau mỗi lần, nhưng cũng có thể cảm thấy hơi đau. Các chỗ hẹp đơn giản thường có thể được giãn nở thành công trong vài tuần. 

  1. Khi nào hẹp thực quản cần đi thăm khám bác sĩ ngay? 

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ sớm khi phát hiện có bất kỳ triệu chứng nào của viêm thực quản hoặc khó nuốt. Tìm kiếm sự chăm sóc ngay lập tức nếu bạn:

  • Không thể nuốt được chất rắn.
  • Thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.
  • Vô tình hít phải thức ăn vào trong đường thở.
  • Bị đau ngực dữ dội.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi thường xuyên có cảm giác khó nuốt, nuốt vướng. 

Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi thường xuyên có cảm giác khó nuốt, nuốt vướng.

Hẹp thực quản thường phát triển dần dần theo thời gian, nhưng bạn có thể nhận thấy các triệu chứng trong quá trình này. Chủ động thăm khám khi thường xuyên có cảm giác nóng rát sau khi ăn hoặc đau nhức ở ngực có thể giúp ngăn ngừa tình trạng hẹp thực quản hình thành.

Trên đây là những kiến thức về bệnh lý hẹp thực quản mà thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel muốn cung cấp đến bạn. Mong rằng qua đó, bạn có thể tìm ra biện pháp phòng ngừa và không bị hoang mang để chữa trị khi mắc bệnh.

Nếu bạn cần được tư vấn thêm về các hẹp thực quản cũng như các bệnh lý liên quan đến dạ dày, vui lòng gọi đến hotline miễn phí cước 1800 1125 để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel hoặc để lại bình luận bên dưới nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.vinmec.com/eng/article/3-strictures-in-the-esophagus-en

https://www.aurorahealthcare.org/services/gastroenterology-colorectal-surgery/esophageal-motility-disorders/esophageal-stricture

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21178-esophageal-atresia

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21456-esophageal-strictures

https://www.webmd.com/digestive-disorders/what-to-know-esophageal-stricture

https://www.healthline.com/health/esophageal-stricture-benign#What-is-benign-esophageal-stricture

https://tamanhhospital.vn/hep-thuc-quan/#trieu-chung-hep-thuc-quan

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *