Giang mai ở hậu môn là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Việc nắm được nguyên nhân và cách điều trị bệnh sẽ giúp người bệnh chủ động trong việc chữa trị và phòng ngừa bệnh.
Mục lục
I – Giang mai ở hậu môn là như thế nào?
Bệnh giang mai ở hậu môn là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp qua lớp niêm mạc hậu môn bị xây xước và vào cơ thể khi quan hệ không an toàn.
Hình ảnh giang mai ở hậu môn.
Theo thống kê, tính đến năm 2018, số ca mắc phải bệnh giang mai ở vùng hậu môn đã tăng 2 lần so với số liệu thống kê năm 2018. Tỷ lệ người bị lây nhiễm bệnh giang mai đang ngày càng tăng mạnh, chủ yếu là ở những người đồng tính nam.
II – Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở hậu môn
Nguyên nhân chính gây bệnh giang mai hậu môn là do xoắn khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể qua đường hậu môn. Cụ thể:
– Quan hệ tình dục không an toàn: Thống kê cho thấy, có tới hơn 90% bệnh nhân mắc giang mai hậu môn do quan hệ tình dục không an toàn (qua hậu môn, miệng, âm đạo) với người mắc bệnh.
Hậu môn giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra.
– Sử dụng chung vật dụng cá nhân: Thói quen sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm, bồn tắm, bể bơi… cũng là nguyên nhân khiến xoắn khuẩn dễ dàng lây lan và xâm nhập qua lớp niêm mạc hậu môn bị xây xước và vào cơ thể.
– Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ trước khi mang thai nên đi thăm khám sức khỏe để chắc chắn cơ thể khỏe mạnh bình thường và không bị giang mai hậu môn. Vì nếu mang thai trong khi đang bị giang mai hậu môn thì đứa trẻ sinh ra cũng bị lây nhiễm bệnh.
(>> Xem thêm: Hậu môn chảy dịch có mùi hôi, màu vàng nâu: Nguyên nhân, xử lý)
III – Biểu hiện hậu môn bị giang mai
Biểu hiện khi hậu môn bị giang mai khá rõ ràng và dễ nhận biết. Các triệu chứng điển hình của bệnh giang mai hậu môn gồm:
– Xuất hiện vết loét: Vùng hậu môn xuất hiện vết loét nhưng không đau, không ngứa, không mủ. Các vết loét kích thước khoảng 1-3cm, hình tròn hoặc bầu dục, có màu đỏ của thịt.
Vết loét khi bị bội nhiễm có thể gây ngứa rát. Các vết loét kéo dài 3-6 tuần và có thể biến mất khiến người bệnh chủ quan không thăm khám và điều trị.
Vùng hậu môn có vết loét kèm theo sưng và nổi hạch ở vùng bẹn gây đau.
– Sưng và nổi hạch vùng bẹn gây đau và khó khăn khi đi lại.
– Đau vùng bụng dưới, khó chịu, khó thở, nôn mửa.
– Các triệu chứng toàn thân khác: Đau vùng hậu môn, mệt mỏi, sốt, chán ăn, suy giảm thị lực, trí nhớ…
– Triệu chứng rối loạn tim mạch: Đau tim.
IV – Cách điều trị bệnh giang mai ở hậu môn
Nếu không được điều trị, bệnh giang mai hậu môn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như, rối loạn thần kinh, suy nhược cơ thể, sa sút trí tuệ, thậm chí tử vong. Việc điều trị bệnh tùy thuộc vào mức độ bệnh cấp tính hay mãn tính cũng tình trạng sức khỏe của người bệnh.
1. Điều trị bằng thuốc
Phương pháp điều trị bằng chỉ hỗ trợ hiệu quả cho các bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và mức độ bệnh nhẹ. Các loại thuốc kháng sinh dạng uống, dạng tiêm có tác dụng ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn được bác sĩ chỉ định sử dụng.
2. Phương pháp vật lý trị liệu
Điều trị bệnh giang mai vùng hậu môn bằng phương pháp vật lý trị liệu là cách sử dụng tia hồng ngoại, sóng viba hay chiếu sóng ngắn nhằm mục đích tiêu diệt xoắn khuẩn.
Bệnh nhân bị giang mai hậu môn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Dù điều trị bằng phương pháp nào thì bệnh nhân giang mai hậu môn cũng cần lựa chọn cơ sở y tế chuyên nghiệp và uy tín để được thăm khám và điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn.
( >> Xem cách trị bệnh chàm hậu môn TẠI ĐÂY )
V – Cách phòng tránh hậu môn giang mai
Hậu môn giang mai tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Thay vì tìm cách chữa trị, bạn có thể chủ động phòng tránh bệnh giang mai ở hậu môn bằng cách:
– Xây dựng lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục 1 vợ, 1 chồng.
– Quan hệ tình dục an toàn, có biện pháp bảo vệ như sử dụng bao cao su.
– Không quan hệ qua đường hậu môn.
– Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là người đang nhiễm bệnh.
Khi phát hiện bị giang mai ở hậu môn, tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị ngay để tránh biến chứng. Không nên tự ý mua thuốc về điều trị vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.