Skip to main content

Đau đại tràng khi mang thai: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

Đau đại tràng khi mang thai là bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa thường gặp ở các mẹ bầu, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Cùng yumangel.vn tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau nhé!

I. Nguyên nhân bà bầu bị đau đại tràng khi mang thai 

Đại tràng hay còn gọi là ruột già là một trong các bộ phận quan trọng thuộc hệ tiêu hóa. Chức năng của đại tràng là tái hấp thu điện giải, nước, tổng hợp vitamin, tiết dịch và là nơi tạo phân thải ra ngoài cơ thể. Đại tràng có hệ vi khuẩn cực kì lớn, điều này vừa có lợi cho cơ thể nhưng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng cũng tăng lên.. dẫn đến chứng đau đại tràng.

Nhiều thai trong quá trình mang thai bị đau đại tràng và thắc mắc nguyên nhân tại sao. Các nguyên nhân chính khiến phụ nữ mang thai bị đau đại tràng có thể kể đến gồm:

1. Chế độ ăn uống không điều độ

Khi mang thai, các mẹ rất nhanh đói nên thường mang theo đồ ăn và ăn mọi lúc mọi nơi. Việc ăn liên tục và không điều độ có thể gây rối loạn chức năng hệ tiêu hóa dẫn đến đau đại tràng.

2. Thay đổi tâm lý

Phụ nữ trong thai kỳ thường xuyên gặp các bất ổn về tâm lý, ngủ khó, ăn kém. Điều này cũng gây ảnh hưởng rất nhiều tới chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa.

3. Táo bón kéo dài

Nhiều mẹ bầu bị táo bón trong suốt thai kỳ do ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ và bổ sung nhiều canxi, sắt. Tình trạng này kéo dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn tới bị viêm đại tràng khi mang thai.

Viêm đại tràng khi mang thai xảy ra do chế độ ăn uống không điều độ, tâm lý mẹ bầu thay đổi và táo bón kéo dài.
Viêm đại tràng khi mang thai xảy ra do chế độ ăn uống không điều độ, tâm lý mẹ bầu thay đổi và táo bón kéo dài.

II. Biểu hiện đau đại tràng khi mang thai gồm những gì

Các triệu chứng đau đại tràng co thắt khi mang thai thường gặp gồm:

1. Đau bụng âm ỉ

Đây là dấu hiệu đặc trưng của viêm đại tràng. Bệnh lý này gây gây đau bụng dọc khung đại tràng, gần tử cung nên ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Có thể là đau thoáng qua hoặc đau quằn quại, dữ dội.

Phụ nữ mang thai cần đặc biệt lưu ý triệu chứng đau bụng vì có liên quan đến động thai, sảy thai, rau bong nong… Do đó, khi có dấu hiệu đau bụng âm ỉ, các mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay.

2. Đầy hơi, chướng bụng

Nguyên nhân là do cơ bụng bị chèn ép khi thai nhi phát triển ngày một lớn. Khi bị đau đại tràng co thắt, chứng đầu hơi chướng bụng cũng nghiêm trọng hơn, bà thường xuyên ậm ạch, khó thở.

3. Rối loạn đường tiêu hoá

Mẹ bầu có thể đi ngoài liên tục hoặc táo bón khiến sức khoẻ mẹ bầu suy giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

4. Dấu hiệu khác

Một số dấu hiệu khác khi mẹ bầu bị đau đại tràng gồm: khó thở, buồn nôn, mệt mỏi…

Dấu hiệu đau đại tràng khi mang thai là gì
Dấu hiệu đau đại tràng khi mang thai là gì

III. Đau đại tràng khi mang thai có sao không? 

Bị viêm đại tràng khi mang bầu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé nếu không được điều trị và can thiệp kịp thời. Cụ thể là:

  • Tăng nguy sảy thai hoặc sinh non: Rối loạn đại tiện ở mẹ bầu khi đau đại tràng, đại tiện nhiều lần hoặc táo bón làm tăng áp lực rặn lên tử cung gây nguy cơ sinh non, sảy thai.
  • Giảm hấp thu dinh dưỡng: Hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị tổn thương nên giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể mẹ. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ dinh dưỡng của thai nhi, em bé sinh ra bị suy dinh dưỡng, còi cọc.
  • Ảnh hưởng tâm lý mẹ bầu: Đau đại tràng khiến mẹ bầu mệt mỏi, ăn uống thường xuyên lo lắng và căng thẳng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi.
Viêm đại tràng khi mang bầu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé nếu không được điều trị và can thiệp kịp thời.
Viêm đại tràng khi mang bầu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé

IV. Cách điều trị đau đại tràng co thắt khi mang thai

Tùy thuộc vào mức độ mang bầu bị đau đại tràng của từng mẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

1. Thuốc điều trị viêm đại tràng khi mang thai

Trong quá trình điều trị, thai phụ cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, không tùy ý mua và uống thuốc viêm đại tràng khi mang thai không đúng có thể thể gây hậu quả khôn lường cho thai nhi.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị cho phụ nữ mang thai bị đau đại tràng đó là:

  • Thuốc chống viêm.
  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc chống tiêu chảy.
  • Bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu bổ sung chất sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

2. Bài thuốc dân gian chữa đau đại tràng cho bà bầu 

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị theo kê đơn của bác sĩ, mẹ bầu có thể tham khảo một số món ăn và bài thuốc chữa đau đại tràng khi mang thai.

Khi bị đau đại tràng, các mẹ bầu có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian từ thảo dược tự nhiên an toàn như dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh:

  • Bài thuốc 1: Dùng 2 thìa bột nghệ ăn chung với 1 thìa mật ong. Mỗi ngày ăn 1 lần giúp kích thích hệ tiêu hoá, kháng khuẩn và làm lành vết loét ở niêm mạc.
  • Bài thuốc 2: Rang mè đen cho chín sau đó giã nhuyễn bảo quản trong hũ thuỷ tinh. Mỗi lần sử dụng lấy 1 thìa mè đen với 1 thìa cà phê mật ong. Dùng tối đa 2 lần/ngày giúp giảm triệu chứng đau đại tràng an toàn, không lo ảnh hưởng đến thai nhi.

2. Món ăn giúp điều trị đau đại tràng cho thai phụ

  • Cháo củ sen: Chuẩn bị 100g gạo ngon, 150g củ sen và 30 đường trắng. Củ rẻ gọt bỏ vỏ, cắt thành từng khoanh nhỏ vừa ăn. Gạo vo sạch rồi cho vào nấu chung với củ sen cho tới khi chín mềm. Tiếp đó cho đường và chút muối vào khuấy đều lên.
  • Cháo trái vải và hoài sơn: Chuẩn bị 40g hoài sơn (củ mài), 50g phần thịt của quả vải khô, 30g hạt sen, 60g gạo. Hạt sen, củ mài, vải khô đem giã nhỏ để chung với nhau. Gạo vo rồi cho vào nấu chín mềm cùng các nguyên liệu củ quả đã chuẩn bị. Gợi ý: Đau đại tràng có nên ăn bánh mỳ không
Mẹ bầu bị đau đại tràng nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Mẹ bầu bị đau đại tràng nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

V. Lưu ý cho mẹ bầu khi bị đau đại tràng 

Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, mẹ bầu bị đau đại tràng khi mang thai cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:

  • Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh để phòng ngừa táo bón.
  • Kiêng ăn thức ăn cứng, khó tiêu; đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, lên men, đồ uống có chứa gas, chất kích thích…
  • Tập yoga, đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để tăng sức khỏe và đề kháng, giảm căn thẳng, mệt mỏi do bệnh gây ra; kích thích tiêu hóa và tăng lưu lượng máu tuần hoàn tốt hơn.
  • Thăm khám song song cả chuyên khoa sản và chuyên khoa tiêu hóa để điều trị hiệu quả và an toàn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel có tác dụng làm giảm nhanh cơn đau dạ dày chỉ sau 5-10 phút sử dụng.

Đau đại tràng khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé nếu không có cách khắc phục sớm. Vì vậy, ngay khi nghi ngờ có dấu hiệu bị đau đại tràng khi mang thai, các mẹ cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và can thiệp ngay lập tức.

Xem thêm:

5/5 - (3 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.