Skip to main content

Đau dạ dày uống mật ong được không? 11 cách dùng hiệu quả

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Đau dạ dày uống mật ong được không? Mật ong chứa một số dưỡng chất có thể hỗ trợ cải thiện các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày. Cùng Yumangel tham khảo ngay 11 cách chữa đau dạ dày uống mật ong đơn giản – hiệu quả dưới đây. 

I. Tác dụng của mật ong đối với sức khỏe

Mật ong được tạo ra từ mật hoa bởi loài ong khi hút mật trên hoa. Có tới khoảng 320 loại mật ong với màu sắc, mùi và hương vị khác nhau. Không chỉ được sử dụng như một nguyên liệu làm ngọt trong thực phẩm, mật ong còn được dùng làm thuốc.

Thành phần chủ yếu của mật ong là đường, hỗn hợp các acid amin, vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa, sắt, kẽm,… Cụ thể, theo nghiên cứu, giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100g  mật ong gồm:

Dinh dưỡng Giá trị
Năng lượng 1.272 kJ (304 kcal)
Cacbohydrat 82.4 g
Đường 82.12 g
Chất xơ 0.2 g
Chất đạm 0.3 g
Riboflavin (B2) 0.038 mg
Niacin (B3) 0.121 mg
Pantothenic acid (B5) 0.068 mg
Vitamin B6 0.024 mg
Folate (B9) 2 μg
Canxi 6 mg
Sắt 0.42 mg
Magiê 2 mg
Phốt pho 4 mg
Kali 52 mg
Natri 4 mg
Kẽm 0.22 mg

Các tác dụng của mật ong với sức khỏe gồm:

  • Bổ sung năng lượng.
  • Hỗ trợ cho hoạt động hệ tiêu hóa.
  • Làm giảm nguy cơ tim mạch.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.
  • Hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày.
  • Tăng cường trí nhớ.
  • Ngăn ngừa trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
  • Ngăn ngừa bệnh ung thư.
  • Làm dịu bệnh trĩ.
  • Chữa lành vết thương.
  • Làm dịu tình trạng bệnh vẩy nến.
  • Giảm ngứa ở bệnh Herpes.
  • Giúp cải thiện cholesterol.
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch.
  • Giúp hạ huyết áp.
  • Chữa ho khan, ho đờm.
  • Chữa bỏng.
  • Làm mờ vết thâm, giảm mụn trứng cá…
Mật ong giàu acid amin, vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe

II. Đau dạ dày uống mật ong được không?

Mật ong chứa nhiều dưỡng chất quý giá cho sức khỏe. Đặc biệt, mật ong còn có giá trị dược liệu và được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, bao gồm bệnh đau dạ dày.

Đau dạ dày là một phổ biến với các triệu chứng như đau dội hoặc âm ỉ kéo dài, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn… Mật ong chứa một số dưỡng chất có thể hỗ trợ cải thiện các dấu hiệu trên của bệnh đau dạ dày. Cụ thể:

  • Chữa lành tổn thương ở vết viêm loét: Các loại vitamin B, E, khoáng chất có trong mật ong vừa giúp cải thiện miễn dịch vừa cung cấp dinh dưỡng bồi bổ cơ thể. Đặc biệt, một lượng lớn chất chống oxy hóa trong mật ong vừa giúp sát khuẩn vừa giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại cho dạ dày. Từ đó ngăn ngừa được viêm nhiễm, làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày nên có thể giảm đau dạ dày hiệu quả.
  • Giảm nồng độ axit dạ dày: Kết cấu sánh đặc cùng khả năng kết dính cao của mật ong khi đi vào dạ dày sẽ tạo ra một lớp bao phủ màng nhầy niêm mạc dạ dày và thực quản. Nhờ đó giảm dịch tiết axit dạ dày, tránh gây bào mòn dạ dày.
  • Chống lại gốc tự do: Gốc tự do là nguyên nhân gây tổn thương tế bào lót ở thành tiêu hoá khiến niêm mạc dạ dày bị loét và đau. Sử dụng mật ong có thể tiêu diệt gốc tự do nên giảm thiểu được cơn đau dạ dày.
  • Khử trùng, diệt khuẩn, kháng virus: Các enzyme trong mật ong giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và vi nấm, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP gây đau dạ dày khá tốt.
Mật ong chứa một số dưỡng chất có thể hỗ trợ cải thiện các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày hiệu quả

III. 11 cách sử dụng mật ong chữa đau dạ dày

Với những công dụng và lợi ích với dạ dày kể trên, từ lâu mật ong được dân gian sử dụng để chữa đau dạ dày. Nếu bạn đang muốn dùng nguyên liệu này để chữa đau dạ dày thì có thể áp dụng một trong các cách sau:

1. Uống mật ong nguyên chất chữa đau dạ dày

Đây là cách chữa đau dạ dày bằng mật ong nhanh chóng và đơn giản nhất. Cách thực hiện cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị: 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
  • Cách dùng: Nuốt trực tiếp mật ong nguyên chất, tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Uống mật ong vào buổi tối trước khi đi ngủ không chỉ giúp phòng ngừa cơn đau dạ dày mà mang đến giấc ngủ ngon.
Uống mật ong nguyên chất chữa đau dạ dày

2. Chữa đau dạ dày uống mật ong pha nước ấm

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong pha nước ấm khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất, 50ml nước 70 độ.
  • Cách thực hiện: Cho mật ong cốc nước rồi khuấy đều lên. Uống vào buổi sáng mỗi ngày trước bữa ăn 20- 30 phút. Uống đều đặn giúp  làm sạch đường ruột, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể đồng thời thời trung hòa axit dạ dày và làm mau lành tổn thương bên trong.
Chữa đau dạ dày uống mật ong pha nước ấm

3. Mật ong kết hợp trứng gà chữa đau dạ dày

Trứng gà giàu protein, vitamin và khoáng chất nên khi kết hợp với mật ong mang lại nhiều lợi ích như: cải thiện các triệu chứng đau dạ dày, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa thiếu máu do biến chứng dạ dày.

  • Chuẩn bị: 1 quả trứng gà.
  • Cách thực hiện: Đập 1 quả trứng gà lấy lòng đỏ rồi đánh bông lên. Thêm vào lòng đỏ trứng 20ml mật ong rồi tiếp tục khuấy đều để thu được hỗn hợp đồng nhất.
  • Cách dùng: Uống hỗn hợp hết trong ngày. Thời điểm uống tốt nhất là vào buổi sáng. Nên dùng 2 lần/tuần.
Mật ong kết hợp trứng gà chữa đau dạ dày

4. Mật ong và tinh bột nghệ trị đau dạ dày

Nghệ chứa curcumin được xem l vị thuốc tự nhiên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm và chữa lành tổn thương. Sự kết hợp giữa mật ong và nghệ sẽ tạo ra bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả.

  • Chuẩn bị: 12g tinh bột nghệ, 6g mật ong.
  • Cách thực hiện: Trộn 12g tinh bột nghệ trộn với 6g mật ong rồi vo thành từng viên nhỏ. Uống đều đặn hàng ngày, khoảng 2 lần/ngày.

Ngoài tinh bột nghệ, bạn cũng có thể uống trà nghệ tươi và mật ong trị đau dạ dày theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 2 thìa mật ong, 1 củ nghệ tươi.
  • Cách thực hiện: Nghệ tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi đem giã nát. Vắt lấy nước cốt nghệ rồi hòa cùng mật ong rồi uống.
  • Cách dùng: Uống hỗn hợp nghệ tươi và mật ong 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Nên uống trước khi ăn để có hiệu quả tốt hơn.
Mật ong và tinh bột nghệ trị đau dạ dày

5. Chữa đau dạ dày uống mật ong và quế

Quế tính nóng, có khả năng kháng viêm và sát khuẩn cao nên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho dạ dày. Mặt khác, quế cũng kích thích tăng tiết dịch mật, chữa lành tổn thương nên giúp cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày.

  • Chuẩn bị: 2 thìa mật ong, 1/2 muỗng cà phê bột quế, nước ấm.
  • Cách thực hiện: Pha 1/2 muỗng cà phê bột quế với nước ấm và mật ong. Uống 1 lần/ngày trước bữa ăn sáng.
Chữa đau dạ dày uống mật ong và quế

6. Mật ong và tỏi chữa đau dạ dày

Hoạt chất allicin trong tỏi có khả năng kháng khuẩn. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa hỗ trợ chữa lành các vết loét và làm chậm quá trình lão hóa tế bào.

  • Chuẩn bị: 15g tỏi, 100ml mật ong.
  • Cách thực hiện: Tỏi bóc vỏ rồi đem giã nhỏ. Cho tỏi vào lọ thủy tinh rồi đổ 100ml mật ong vào ngâm trong 3 tuần.
  • Cách dùng: Mỗi lần uống lấy khoảng 10 – 15ml nước mật ong ngâm tỏi uống. Ngày sử dụng 1-2 lần. Nếu có thể bạn nên nhai cùng để chữa đau dạ dày tốt hơn.
  • Lưu ý: Chỉ nên áp dụng cách chữa đau dạ dày uống mật ong và tỏi trong thời gian tối đa 2 tuần. Không nên dùng kéo dài vì thức uống này chứa acid dễ có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày làm bệnh thêm trầm trọng.
Mật ong và tỏi chữa đau dạ dày

7. Mật ong kết hợp chuối hột chữa đau dạ dày

Chuối hột có khả năng kích thích tiêu hoá, giải độc, làm lành vết loét… nên cũng được kết hợp với mật ong trong các bài thuốc chữa đau dạ dày.

  • Nguyên liệu: 1kg chuối xanh, mật ong.
  • Cách thực hiện: Chuối xanh gọt bỏ vỏ rồi thái thành từng lát mỏng rồi cho  ngâm trong nước muối để tẩy sạch nhựa. Đem phơi khô chuối rồi nghiền thành bột sau đó cất vào lọ bảo quản dùng dần.
  • Cách dùng: Mỗi lần dùng pha 1 thìa bột chuối hột với 2 thìa cà phê mật ong. Nên uống trước bữa ăn sáng, ngày uống từ 1-2 lần.
Mật ong kết hợp chuối hột chữa đau dạ dày

8. Uống trà hoa cúc mật ong trị đau dạ dày

Hoa cúc là thảo dược được Đông y dùng nhiều trong các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày. Thảo được này có tính mát, giúp giải độc, thanh nhiệt, xoa dịu căng thẳng thần kinh.

Mặt khác, hoa cúc còn chứa một số hợp chất như Bisabolol, Anethole, Apigenin.  Công dụng của các hợp chất này là chống co thắt cơ trơn, giảm đau, sát khuẩn, kháng viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy kết hợp hoa cúc với mật ong giúp mang lại hiệu quả chữa bệnh đau dạ dày tối ưu hơn.

  • Chuẩn bị: 5- 6 bông hoa cúc tươi hoặc khô, 300ml nước sôi, 3 thìa mật ong.
  • Cách thực hiện: Cho hoa cúc vào hãm với 300ml nước sôi. Ủ trong 15 phút, khi thấy nước chuyển sang màu vàng nhạt là được. Vớt bỏ xác hoa cúc rồi cho thêm mật ong vào.
  • Cách dùng: Chia nước làm 3 lần uống hết trong ngày.
Uống trà hoa cúc mật ong trị đau dạ dày

9. Bài thuốc chữa đau dạ dày từ tam thất mật ong

Không chỉ giúp trung hòa axit dịch vị dạ dày, các dưỡng chất trong tam thất còn có tác dụng chữa lành các vết thương, loét trên dạ dày; kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn; giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi và hạn chế cơn đau thượng vị…

  • Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất, tam thất.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch tam thất sau đó đem phơi khô rồi cho vào nghiền thành bột mịn. Trộn bột tam thất với mật ong nguyên chất sau đó vo thành từng  viên nhỏ. Bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần.
  • Cách sử dụng: Mỗi ngày uống 3-4 viên trước bữa ăn.
  • Lưu ý: Bài thuốc này có thể gây hoạt huyết hóa ứ vì vậy chỉ nên dùng cho trường hợp cấp tính, không áp dụng điều trị lâu dài.
Bài thuốc chữa đau dạ dày từ tam thất mật ong

10. Cách làm mật ong nha đam chữa đau dạ dày

Chất kiềm trong nha đam ngoài khả năng trung hòa acid còn có thể điều tiết acid pepsin và acid hydrochloric trong dạ dày, ngăn ngừa viêm niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, các hoạt chất chống oxy hóa trong nha đam có thể chữa lành các tổn thương niêm mạc, kiểm soát vết loét dạ dày, từ đó giảm đau dạ dày.

  • Chuẩn bị: 500ml mật ong nguyên chất, 5 nhánh lá nha đam tươi.
  • Cách thực hiện: Chế biến để lấy phần thịt nha đam sau đó ngâm trong nước muối pha loãng để loại bỏ nhớt. Sau đó, rửa sạch nha đam bằng nhiều lần nước. Cho phần thịt nha đam và mật ong vào máy sinh tố xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp vào lọ thủy tinh rồi bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
  • Cách dùng: Mỗi ngày, người bệnh đau dạ dày nên uống 2 – 3 lần hỗn hợp mật ong nha đam. Mỗi lần uống khoảng 30ml. Thời điểm lý tưởng để là trước khi ăn khoảng 10 phút.
Cách làm mật ong nha đam chữa đau dạ dày

11. Cách dùng mật ong và gừng chữa đau dạ dày

Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm, tác dụng giảm đau, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chỉ ra, các hoạt chất Zingiberol, Methadone, Oleoresin, Tecpen cùng các vitamin và khoáng chất khi đi vào cơ thể có tác dụng trung hòa dịch vị acid dạ dày, đẩy lùi cơn đau và chống viêm nhiễm rất hiệu quả.

  • Chuẩn bị: 1 củ gừng, 1 thìa mật ong.
  • Cách thực hiện: Gừng sau khi rửa sạch thì cạo bỏ vỏ rồi thái thành từng lát mỏng. Cho gừng vào máy xay nhuyễn. Lọc lấy phần nước cốt và bỏ bã. Thêm mật ong vào nước gừng cùng chút nước ấm rồi khuấy đều lên.
  • Cách dùng: Nên uống nước gừng mật ong khi còn ấm. Kiên trì uống đều đặn 1 lần/ngày vào buổi sáng hàng ngày.
Cách dùng mật ong và gừng chữa đau dạ dày

Yumangel gợi ý:

IV. Những lưu ý khi dùng mật ong chữa đau dạ dày

Có thể thấy, mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bị trào ngược dạ dày thực quản khi sử dụng đúng cách. Trước khi sử dụng mật ong, bạn nên nắm được các thông tin dưới đây để đảm bảo an toàn:

1. Lượng mật ong nên dùng 1 ngày

Mỗi ngày chỉ dùng từ khoảng 10 – 30g (tương đương với 1 muỗng) mật ong nguyên chất. Một có thể dùng 7 – 10 muỗng là đủ.

Tiêu thụ quá nhiều mật ong hoặc sử dụng sai cách có thể gây một số tác hại như: táo bón và đầy hơi; đi ngoài, đau bụng; rối loạn chức năng tiêu hóa; tăng nồng độ đường ở người mắc tiểu đường; tăng cân; hại răng…

2. Thời điểm uống mật ong

Để đạt hiệu quả cao, bạn nên uống vào các thời điểm như buổi sáng, buổi chiều hoặc buổi tối để có lợi cho sức khỏe.

3. Mật ong tương tác với thực phẩm

Một số thực phẩm khi kết hợp với mật ong có thể tương tác dẫn đến các tác hại xấu cho dạ dày và sức khỏe. Do đó bạn nên tránh ăn mật ong cùng lúc với các thực phẩm sau:

  • Cơm
  • Hành tây
  • Cây thì là
  • Đậu phụ
  • Lá hẹ
  • Cá chép

5. Tương tác thuốc

Mật ong có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc như: thuốc hạn đường huyết, thuốc tránh thai…

Mỗi ngày chỉ dùng từ khoảng 10 – 30g (tương đương với 1 muỗng) mật ong nguyên chất.

3. Đối tượng không nên chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong

  • Bệnh nhân bị tiểu đường: Mật ong có chứa hàm lượng đường lớn nên nếu tiêu thụ quá thường xuyên hoặc lạm dụng ăn quá có thể làm tăng cao lượng đường huyết trong máu. Điều này gây bất lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường, vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng mật ong.
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật: Mật ong chứa quá nhiều chất dinh dưỡng nên đối tượng mới được phẫu thuật không tiêu thụ. Vì cơ thể của người bệnh lúc này còn yếu nên nếu ăn thực phẩm quá nhiều chất sẽ gây chướng gan, tắc khí và làm tăng nguy cơ bị chảy máu nội tạng.
  • Bệnh nhân bị xơ gan: Tiêu thụ mật ong có thể khiến các triệu chứng của bệnh xơ gan có thể trở nên trầm trọng hơn.
  • Tiêu chảy, đầy bụng: Do chứa nhiều đường nên người đang bị tiêu chảy, đầy bụng dùng mật ong sẽ khiến cho các vấn đề trên nghiêm trọng hơn.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi: Mật ong có thể chứa bụi bẩn, vi khuẩn và độc tính có trong một số loại hoa. Do đó, trẻ dưới 2 tuổi được khuyến cáo không nên sử dụng mật ong.
Bệnh nhân bị tiểu đường không nên dùng mật ong

6. Lưu ý khác

  • Mật ong chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược dạ dày: Mật ong không thể điều trị bệnh khỏi hoàn toàn, người bệnh nên khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ.
  • Chỉ nên dùng nước ấm pha mật ong: Tránh pha mật ong với nước sôi vì có thể làm phá vỡ và mất đi các chất dinh dưỡng trong mật ong.
  • Không dùng mật ong có biểu hiện nổi bọt khí trên mặt: Vì đây là dấu hiệu cho thấy mật ong đã bị nhiễm nấm men
  • Mật ong có khả năng ăn mòn kim loại: Do đó bạn nên đựng và bảo quản trong hũ thủy tinh.
  • Mật ong gây dị ứng: Những người bị dị ứng phấn hóa hay dị ứng côn trùng thì có nguy cơ cao bị dị ứng mật ong. Vì vậy trước khi uống mật ong thử nghiệm dùng một lượng nhỏ mật ong trước rồi xem xét tăng số lượng hoặc dừng không dùng nữa.
  • Chọn mua mật ong ở nơi uy tín: Để tránh mua phải mật ong giả pha bằng đường. Mật ong thật thường có màu hổ phách hoặc nâu đen, hơi dính nhớt, vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng.
Tránh pha mật ong với nước sôi vì có thể làm phá vỡ và mất đi các chất dinh dưỡng trong mật ong.

Đau dạ dày uống mật ong chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó, bệnh nhân đau dạ dày vẫn nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.