Skip to main content

Uống thuốc Tây nhiều bị đau dạ dày: Nguyên nhân & giải pháp

Bạn đang gặp phải tình trạng uống thuốc Tây nhiều bị đau dạ dày và muốn tìm hiểu nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục và phòng ngừa? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Thuốc Yumangel chính hãng để có câu trả lời nhé!

I. Tại sao uống thuốc Tây nhiều bị đau dạ dày? 

Đau dạ dày có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày… Bên cạnh đó, việc uống thuốc Tây nhiều cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày. 

Không phải tất cả bệnh nhân sử dụng thuốc Tây đều bị đau dạ dày. Tác dụng phụ đau dạ dày khi uống thuốc Tây còn phụ thuộc vào loại thuốc đó và nhiều yếu tố như: uống thuốc có đúng chỉ định và đúng cách không; dùng thuốc kết hợp hay có tiền sử mắc bệnh dạ dày không…

Sở dĩ uống nhiều thuốc Tây gây đau dạ dày vì thuốc khi đi vào cơ thể có thể gây tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày và làm giảm quá trình sản xuất chất nhầy (yếu tố bảo vệ dạ dày). Từ đó tạo điều kiện cho acid và pepsin của dịch vị gây tổn thương niêm mạc dạ dày. 

Uống thuốc Tây nhiều cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày.

II. Loại thuốc Tây nào có nguy cơ gây đau dạ dày?

Dưới đây là một số nhóm thuốc khi uống có khả năng cao gây đau dạ dày và các biến chứng dạ dày khác. Cụ thể:

1. Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (SNAID)

  • Nhóm thuốc này gồm các loại: Indomethacin, diclofenac, ibuprofen.
  • Tác dụng: Giảm đau, chống viêm, đặc biệt hiệu quả với các bệnh lý xương khớp.

Nếu uống quá thường xuyên các loại thuốc thuộc nhóm thuốc này hoặc dùng với liều lượng cao thì thuốc chống đau và chống viêm không steroid dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng. Lúc này, bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng, chướng bụng, chảy máu dạ dày tá tràng,…

Nguyên nhân là do thuốc kèm hòa tan trong môi trường acid của dạ dày. Hậu quả là tích tụ lại thành đám trong dạ dày gây ức chế lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến acid dạ dày ăn mòn và gây tổn thương lớp niêm mạc.

Lạm dụng nhóm thuốc kháng viêm không steroid (SNAID) gây tác dụng phụ đau dạ dày

2. Nhóm thuốc Corticoid

Tác dụng của nhóm thuốc corticoid là giảm đau, chống viêm, chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch. Tuy nhiên, dùng nhiều nhóm thuốc này cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Cụ thể:

  • Uống corticoid làm tăng nguy cơ đau dạ dày ở bệnh nhân có các yếu tố kết hợp như: có tiền sử đau dạ dày thường xuyên uống rượu bia, stress kéo dài, chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ chua, cay…
  • Một số tác dụng phụ khác của thuốc corticoid như: rối loạn chuyển hóa đạm, rối loạn cân bằng điện giải, loãng xương, loạn dưỡng mỡ, tăng đường huyết…
Dùng nhiều nhóm thuốc này cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, trong đó có đau dạ dày

3. Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, Aspirin

Các loại thuốc giảm đau hạ sốt khi dùng nhiều có thể gây đau dạ dày gồm:

  • Aspirin được chỉ định sử dụng khi bệnh nhân sốt cao, nhức đầu, đau răng, thấp khớp. Tác dụng giúp hạ sốt, giảm đau, giảm quá trình đông máu và chống viêm. Tuy nhiên, việc uống thuốc Aspirin nhiều và kéo dài, đặc biệt là liều lượng cao rất dễ gây viêm loét dạ dày, thậm chí là xuất huyết dạ dày.
  • Thuốc giảm đau chống viêm chứa diclofenac như voltaren và diclofenac thường dùng trong điều trị đau lưng, thoái hóa khớp,  viêm đa khớp,… cũng có thể gây loét dạ dày tá tràng nếu người bệnh lạm dụng.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt chứa Ibuprofen như: alaxan và antidol thường dùng cùng paracetamol cũng gây nhiều tác dụng phụ về đường tiêu hóa như: đau chướng bụng, nôn, buồn nôn, chảy máu đường ruột, chảy máu dạ dày, loét dạ dày tiến triển,…
  • Ngoài ra, các thuốc piroxicam, tenoxicam, indomethacin, meloxicam dùng trong điều trị các bệnh về xương khớp và dây thần kinh cũng có nguy cơ gây hại dạ dày và đường ruột.
Dùng thuốc Aspirin nhiều và kéo dài, đặc biệt là liều lượng cao rất dễ gây viêm loét dạ dày, thậm chí là xuất huyết dạ dày.

III. Giải pháp khắc phục và phòng ngừa uống thuốc Tây bị đau dạ dày

Dùng thuốc Tây điều trị bệnh là biện pháp hiệu quả và không thể thiếu. Khi gặp tác dụng phụ đau dạ dày khi uống thuốc Tây, bệnh nhân nên ngừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ để  có hướng xử trí.

Để phòng tránh hiệu quả tình trạng uống thuốc Tây nhiều bị đau dạ dày, người bệnh có thể dùng thuốc tráng niêm mạc dạ dày trước khi dùng thuốc, uống thuốc ở dạng bào chế tan trong đường tiêu hoá thay vì tan trong dạ dày, uống thuốc vào thời điểm phù hợp…

Ngoài ra, để hạn chế đau dạ dày nói chung và các tác dụng phụ do uống nhiều thuốc Tây gây ra, người bệnh cần chú ý một số điều sau khi uống thuốc tây:

  • Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian và thời điểm uống. Thời điểm uống thuốc đa phần thường là sau khi ăn.
  • Nên uống thuốc cùng với cốc nước lọc từ 200 – 250ml.
  • Không tự ý bỏ uống thuốc hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu gặp khó chịu sau khi uống thuốc Tây, kể cả khi chưa có dấu hiệu của đau dạ dày, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày cần  thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị và thuốc phối hợp.
Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ để tránh bị đau dạ dày.

Trên đây là thông tin về lý do tại sao uống thuốc Tây nhiều bị đau dạ dày kèm theo giải pháp khắc phục và phòng ngừa. Uống thuốc tây điều trị bệnh là điều cần thiết nhưng người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định sử dụng của bác sĩ để tránh bị đau dạ dày. 

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.