Làm mẹ là một điều tuyệt vời. Nhưng sau khi sinh, chị em phải đối mặt với nhiều thay đổi của cơ thể trong đó có đau dạ dày sau sinh. Phụ nữ sau sinh bị đau bao tử ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm lý. Vậy đâu là nguyên nhân, biểu hiện và cách giảm đau dạ dày sau sinh như thế nào? Cùng Yumangel theo dõi trong bài viết này bạn nhé!
Mục lục
I – Nguyên nhân bị đau dạ dày sau sinh là gì?
Dạ dày của phụ nữ có thể phải chịu áp lực lớn sau khi sinh con. Vì thế, nhiều chị em gặp phải hiện tượng đau dạ dày sau sinh. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến làm đau dạ dày sau đẻ:
- Nội tiết tố bị suy giảm: Sau khi sinh, nội tiết tố của phụ nữ chưa thể cân bằng trở lại như bình thường. Việc suy giảm nội tiết tố làm ảnh hưởng đến quá trình điều tiết dịch vị dạ dày. Vì thế, cơn đau dạ dày dễ dàng xuất hiện ở phụ nữ sau sinh.
- Trầm cảm hoặc stress sau sinh: Trầm cảm và stress là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày tăng tiết axit dịch vị. Axit dịch vị dư thừa sẽ tấn công niêm mạc dạ dày, khiến mẹ sau sinh bị đau dạ dày.
Phụ nữ có nhiều khả năng mắc đau dạ dày sau sinh mổ và đau dạ dày sau sinh thường.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Sau khi sinh, giờ giấc ăn uống của nhiều chị em phụ thuộc vào giờ thức, ngủ của con, nên không được điều độ và khoa học như trước. Vì thế, phụ nữ sau sinh bị đau dạ dày là điều không quá khó hiểu.
- Ruột bị kích thích: Sau sinh, hệ tiêu hóa của phụ nữ bị ảnh hưởng nên hoạt động không còn hiệu quả. Thức ăn dễ bị ứ đọng ở dạ dày, chậm tiêu hóa, gây ra tình trạng đang cho con bú bị đau dạ dày với biểu hiện phổ biến là đầy hơi, ợ chua, ợ nóng…
Xem thêm: Đau dạ dày uống thuốc gì?
II – Biểu hiện của đau dạ dày sau sinh
Mẹ sau sinh bị đau bao tử thường có biểu hiện như người bình thường bị đau bao tử. Các triệu chứng cụ thể là:
- Đau vùng thượng vị: Thượng vị là vùng nằm dưới xương ức và trên rốn. Cơn đau thượng vị thường xuất hiện sau khi ăn no hoặc khi đói. Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội, khiến chị em vô cùng khó chịu.
- Buồn nôn, có thể nôn: Khi xuất bị trào ngược dạ dày hoặc dạ dày kích thích, các mẹ sau sinh dễ cảm thấy buồn nôn và có thể nôn ra thức ăn lẫn dịch vị dạ dày.
- Đầy bụng, chướng hơi: Dạ dày bị đau sẽ làm quá trình tiêu hóa bị đình trệ. Thức ăn tồn đọng trong dạ dày quá lâu sẽ gây ra đầy bụng, chướng hơi.
Đau dạ dày sau khi sinh mổ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Khi thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày trong thời gian dài sẽ kết hợp với axit dịch vị lên men, tạo thành khí, khiến chị em sau sinh thường xuyên bị ợ chua, ợ hơi, ợ nóng.
- Chán ăn: Vì thường xuyên ở trong trạng thái đầy bụng, ợ hơi, chướng bụng… nên mẹ bầu dễ có cảm giác chán ăn, không muốn ăn. Chán ăn khiến cơ thể mẹ bầu không được nạp đủ năng lượng dễ dẫn đến xanh xao, mệt mỏi, thêm stress, mất ngủ.
Yumangel gợi ý: Thực đơn giảm cân cho người đau dạ dày
III – Đau dạ dày sau khi sinh có nguy hiểm không?
Đau dạ dày sau sinh không quá nguy hiểm. Nhưng cái khó là người bệnh phải hạn chế các loại thuốc vì có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ. Vì thế, triệu chứng bệnh khó được điều trị dứt điểm.
Ngoài ra, nếu bệnh đau dạ dày không được điều trị dứt điểm sớm dễ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, thủng dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…
Mẹ sau sinh đau bao tử nên được điều trị sớm.
IV – Cách chữa đau dạ dày cho mẹ sau sinh
1. Chữa đau dạ dày cho phụ nữ sau sinh bằng thuốc Tây
Mẹ sau sinh đau dạ dày có thể sử dụng một số loại thuốc uống để:
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại
- Thuốc làm lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày
- Thuốc trung hòa axit dịch vị và kháng axit
- Thuốc làm giảm các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày.
Tuy nhiên, việc uống thuốc thường ảnh hưởng đến sữa mẹ. Vì thế, trước khi uống thuốc, chị em cần được chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Sau sinh bị đau dạ dày phải làm sao?
2. Cách chữa đau dạ dày sau sinh bằng thảo dược tự nhiên
Sử dụng các loại nguyên liệu từ tự nhiên cũng là một cách chữa đau dạ dày ở mẹ đang cho con bú được nhiều người áp dụng.
Một số cách chữa đau dạ dày ở phụ nữ đang cho con bú mà chị em có thể tham khảo là:
- Mật ong kết hợp với tinh bột nghệ: Hòa 2 thìa tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong nguyên chất với 250ml nước ấm để uống vào buổi sáng trước khi ăn.
Bài thuốc dân gian chữa bị đau dạ dày sau sinh mổ.
- Uống nước bắp cải: Chị em có thể lấy lá bắp cải rửa sạch, để ráo nước rồi chần qua nước sôi. Sau đó, ép lá bắp cải lấy nước uống. Mỗi ngày, chị em có thể uống nửa lít nước ép bắp cải và duy trì khoảng 2 – 3 tháng.
3. Uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel theo sự chỉ định từ bác sĩ
Ngoài các phương pháp chữa đau bao tử cho mẹ sau sinh kể trên, chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Yumangel có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của cơn đau dạ dày nhờ có khả năng trung hòa axit dịch vị và tạo ra lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
**Lưu ý: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel qua hotline miễn cước 1800.1125 nhé.
V – Cách phòng tránh sau sinh bị đau bao tử
Để phòng tránh sau khi sinh đau dạ dày, chị em nên:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Uống nhiều nước, tăng cường ăn trái cây & rau xanh, sử dụng các loại thực phẩm mềm…
- Duy trì chế độ luyện tập nhẹ nhàng: Luyện tập nhẹ nhàng, vừa phải kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời giúp máu lưu thông tốt trong cơ thể.
- Nghỉ ngơi phù hợp: sau khi sinh bị đau dạ dày có thể do mẹ bầu căng thẳng, stress… Vì thế, hãy cố gắng nghỉ ngơi 1 cách phù hợp, giữ cho tinh thần thật thoải mái.
Trên đây là những chia sẻ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel về đau dạ dày sau sinh. Mong rằng mẹ sau sinh sẽ giữ được cơ thể khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…