Bệnh đau dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị

Đau dạ dày ở trẻ em nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị chán ăn, thiếu máu, mệt mỏi, không đủ sức để học hành hay tham gia các hoạt động hàng ngày. Bài viết dưới đây, Yumangel sẽ chia sẻ tới bạn thông tin hữu ích về bệnh dạ dày, giúp ba mẹ nhận biết được các triệu chứng đau dạ dày ở trẻ nhỏ, nguyên nhân gây bệnh, chế độ ăn uống phù hợp và thuốc trị đau dạ dày ở trẻ em. 

I – Nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày ở trẻ em có thể là do chủ quan hoặc khách quan. Dưới đây là một số nguyên do thường gặp: 

  • Đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Vi khuẩn HP có khả năng làm tổn thương và phá hủy niêm mạc dạ dày. Chúng sống tại niêm mạc dạ dày tiết ra các loại men làm tăng tiết acid, phá huỷ niêm mạc dạ dày gây ra các ổ viêm gây ra các cơn đau dạ dày kèm theo nhiều triệu chứng khác như chán ăn, buồn nôn. 
  • Do đồ ăn không đảm bảo vệ sinh: Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể chứa vi khuẩn gây hại cho dạ dày của bé. Ở Việt Nam, nhiều bà mẹ có thói quen nhá cơm, bón mớm cho trẻ. Hành động này vô tình khiến vi khuẩn/vi rút gây bệnh từ mẹ lây sang con. Thông thường, bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ khả năng cao là do hành động này nếu bà/mẹ đang mắc bệnh đau dạ dày HP.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Hệ tiêu hóa của trẻ mới sinh sẽ yếu hơn người thường, chúng sẽ được hoàn thiện dần dần theo thời gian. Do đó, nếu trẻ ăn thô sớm có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày, làm tổn thương niêm mạc và gây đau. Ngoài ra, các món chiên rán, thức ăn nhanh, đồ hộp cũng khó tiêu hơn.

Nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ em

  • Trẻ em bị đau dạ dày do căng thẳng: Cũng giống như người lớn, stress kéo dài do học tập cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.
  • Nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em do sử dụng thuốc tây không đúng cách: Các loại thuốc giảm đau, kháng sinh nếu không được sử dụng đúng cách sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của bé, làm thay đổi quá trình tiết axit, kích ứng niêm mạc gây ra các tổn thương ở dạ dày.

Việc xác định nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ nhỏ là điều cần thiết để có phương pháp điều trị phù hợp và tránh bệnh tái phát. 

>> Xem VIDEO B/S giải đáp tại sao đau dạ dày ngày càng phổ biến <<

video bé bị đau dạ dày phải làm sao

II – Những triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em

Biểu hiện đau dạ dày ở trẻ nhỏ khác với người lớn. Vị trí đau do bệnh dạ dày ở trẻ nhỏ là ở khu vực trên hoặc quanh rốn. Điều này dễ khiến phụ huynh nhầm lẫn với dấu hiệu đau bụng do giun sán. 

Dưới đây là những dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em, bố mẹ cần biết để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm: 

  • Trẻ thường xuyên đau bụng: Hiện tượng đau dạ dày ở trẻ em từ 10 – 16 tuổi thường xuất hiện ở vùng thượng vị (là vùng bụng trên rốn và dưới xương ức). Nhưng với trẻ dưới 10 tuổi, cơn đau sẽ tập trung ở khoảng xung quanh rốn. Cơn đau có thể âm ỉ, kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ, và thường đau dữ dội hơn khi về đêm. 
  • Trẻ kém ăn, đầy bụng, khó tiêu: Khi dạ dày không khỏe, khả năng tiêu hóa kém đi khiến một phần thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết, gây ra các hiện tượng chướng bụng, đầy hơi. Đây là dấu hiệu trẻ bị đau dạ dày dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh tiêu hóa khác. 

Dấu hiệu trẻ bị đau dạ dày

  • Ợ hơi, ợ chua, ho mạnh: Do lượng acid dịch vị dư thừa trào ngược lên thực quản. 
  • Hay chóng mặt, da xanh xao: Dạ dày bị tổn thương khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém đi, cơ thể không còn hấp thụ được nhiều dưỡng chất như trước nữa khiến cho trẻ bị thiếu chất. Nếu trẻ có các cơn đau bụng kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao thì có thể đây là biểu hiện đau dạ dày ở trẻ em. 
  • Đi ngoài phân đen hoặc ra máu: Các cơn đau xuất hiện liên tục có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa do chảy máu tại điểm loét dạ dày. Do đó, khi đi ngoài, phân của trẻ sẽ có màu đen hoặc ra máu. Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em này cũng gây ra hiện tượng thiếu máu ở trẻ.

Với trẻ dưới 2 tuổi, dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ nhỏ khó nhận biết hơn do trẻ chưa biết cách biểu đạt với người lớn. Do đó, người lớn cần quan tâm, để ý đến trẻ nhiều hơn. Nếu cảm thấy nghi ngờ, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán. 

III – Trẻ em bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bữa ăn của trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Do đó, cha mẹ cần xây dựng thực đơn cho trẻ bị đau dạ dày phù hợp với tình trạng bệnh và sự phát triển của trẻ. 

1. Trẻ em bị đau dạ dày nên ăn gì?

Thực phẩm tốt cho bé bị đau dạ dày vừa phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu đồng thời có tác động tốt tới bệnh dạ dày của trẻ. Các thực phẩm này thường không gây kích thích cho bao tử và có khả năng trung hòa axit, hỗ trợ làm lành các vết loét dạ dày. 

Vậy trẻ bị đau dạ dày nên ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm bé bị đau dạ dày nên ăn: 

  • Thịt nạc, cá: Các loại thịt nạc, thịt bò, ức gà, cá không chỉ cung cấp cho trẻ protein, năng lượng cho các hoạt động hàng ngày mà còn tham gia vào quá trình phục hồi các tổn thương, tái tạo tế bào mới. Tuy nhiên, các sản phẩm này ăn quá nhiều sẽ gây tăng tiết axit dạ dày, vì vậy cha mẹ hãy cho trẻ ăn ở mức độ vừa phải.
  • Khoai lang, khoai tây: Đây là các thực phẩm giàu chất cơ, giúp trung hòa và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, mẹ nên ưu tiên các món hấp luộc, không nên cho trẻ ăn khoai chiên.
  • Cơm, bột yến mạch, bánh mì: Đây là các thực phẩm chứa tinh bột có khả năng thấm hút bớt axit trong bao tử. Nên cho trẻ ăn cơm nhão (nếu đủ tuổi ăn cơm), cháo, cơm gạo dẻo, tránh cho trẻ ăn cơm cứng, cơm khô gây tổn thương thêm dạ dày. 

Trẻ em bị đau dạ dày nên ăn gì

  • Trứng: Cho trẻ ăn 3-4 quả trứng mỗi tuần sẽ tốt cho dạ dày đang bị viêm loét. Trứng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và mềm, dễ tiêu hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Lưu ý rằng, mẹ chỉ cho trẻ ăn trứng đã nấu chín hoàn toàn. 
  • Các loại rau xanh, củ quả: Rau dền, rau đay, mồng tơi, súp lơ xanh, rau bina,… cung cấp cho trẻ các vitamin cần thiết để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Rau xanh cũng rất “thân thiện” với dạ dày. 
  • Hoa quả không có vị chua: Bơ, chuối, táo, dưa hấu,.. nên bổ sung vào các bữa phụ cho trẻ để bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nguồn dinh dưỡng từ hoa quả sẽ giúp ích cho dạ dày chữa lành tổn thương. 
  • Nước: Uống đủ nước giúp trung hòa bớt axit trong dạ dày, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Tốt nhất là uống nước lọc, ngoài ra có thể sử dụng thêm nước dừa, nước ép hoa quả không chua. Mỗi lần nên uống một chút, không nên uống quá nhiều cùng lúc. 

→ Xem thêm: Đau dạ dày có nên uống sữa không?

2. Trẻ em bị đau dạ dày không nên ăn gì?

Các thực phẩm dưới đây không tốt cho trẻ bị đau dạ dày, cha mẹ cần lưu ý: 

– Món ăn chứa nhiều gia vị: Ớt, tiêu, muối, vị chua… đều khiến dạ dày tăng tiết thêm axit. 

– Đồ ăn chứa nhiều giàu mỡ: Món chiên, rán làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, gây các chứng đầy bụng, khó tiêu.

– Thực phẩm chưa chín: Các loại rau sống, gỏi, nem chua, trứng lòng đào dễ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn và làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

– Thực phẩm chế biến sẵn: Xúc xích, thịt hun khói, lạp xưởng… có chứa nhiều chất bảo quản, phẩm màu tổng hợp, chất điều vị gây ảnh hưởng cho sức khỏe của trẻ em nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. 

– Các loại rau chứa nhiều chất xơ như rau muống, măng, rau cần, các loại rau củ quả đã già sẽ gây thêm tổn thương cho dạ dày. 

– Các loại hoa quả có tính chua: cam, mận, dứa… cha mẹ không nên cho trẻ ăn.

– Đồ uống có chất kích thích: Các loại nước ngọt có gas, cafein, sada gây đầy bụng, khó tiêu và kích thích niêm mạc dạ dày. 

Bên cạnh đó, phụ huynh cần lưu ý: 

– Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm gánh nặng cho dạ dày.

– Không để trẻ quá đói hay ăn quá no trong một lúc.

– Không cho trẻ vừa ăn cơm, vừa xem tivi hay chơi trò chơi.

– Không nên cho trẻ ăn cơm không với canh, trẻ sẽ không nhai kỹ mà nuốt nhanh. 

IV – Trẻ em bị đau dạ dày uống thuốc gì?

Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ mà bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị đau dạ dày ở trẻ em phù hợp. Đặc biệt, cha mẹ không tự ý mua thuốc chữa đau dạ dày cho bé ở các hiệu thuốc. Việc này có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc, khiến bệnh kéo dài và khó chữa hơn. 

Bên cạnh đó, để giúp con giảm mệt mỏi, khó chịu từ các cơn đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, chứng ợ chua, ợ nóng…, mẹ có thể cho trẻ (trên 6 tuổi) sử dụng Yumangel dưới sự giám sát của người lớn. 

Bé bị đau dạ dày phải làm saoTrẻ bị đau dạ dày uống thuốc gì là tốt nhất?

Sản phẩm có chứa Almagate với tác dụng: 

– Trung hòa axit dạ dày. Thuốc có cấu trúc bền vững nên tác dụng kéo dài hơn các thuốc thế hệ trước.

– Tạo ra một lớp màng nhầy phía trên bề mặt niêm mạc dạ dày để bảo vệ cũng như giảm tổn thương cho dạ dày. Từ đó, hỗ trợ dạ dày nhanh lành các vết loét. 

– Hấp thụ và làm mất đi hoạt tính của axit mật. Nếu chất này trào ngược vào bào tử có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

Sản phẩm có mùi thơm nhẹ, dạng pha sẵn, gói nhỏ rất dễ uống và dễ dùng. 

– Với trẻ từ 6 – 12 tuổi: Uống ½ gói/lần * 4 lần/ngày.

– Với trẻ trên 12 tuổi: Uống 1 gói/lần *4 lần/ngày.

Lưu ý: không sử dụng thuốc cho trẻ dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.

Ngoài ra, trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc chữa đau dạ dày. Song nếu phụ huynh muốn sử dụng để chữa đau dạ dày ở trẻ em thì cần tham khảo ý kiến các chuyên gia trước khi thực hiện. 

V – Trẻ em đau dạ dày – khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Đau dạ dày có ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống, tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ. Do đó, chúng không chỉ gây nên các cơn đau, khó chịu khiến trẻ quấy khóc hoặc không có sức học tập, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần. 

Bởi vậy, khi ba mẹ thấy dấu hiệu trẻ nhỏ bị đau dạ dày, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và tìm cách chữa bệnh đau dạ dày ở trẻ em sớm nhất có thể. 

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh đau dạ dày ở trẻ em. Nếu phụ huynh có thắc mắc gì về sức khỏe dạ dày, hãy gọi điện đến hotline dược sĩ: 1800 1125 (miễn phí cước) hoặc bình luận dưới bài viết này để được tư vấn thêm.

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *