Skip to main content

Đau dạ dày khám khoa nào? Quy trình và lưu ý

Đau dạ dày khám khoa nào là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu vì tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng ở Việt Nam. Ngoài giải đáp thắc mắc này, bài viết còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích khác khi đi khám đau dạ dày, cùng theo dõi nhé!

I. Tìm hiểu về bệnh lý đau dạ dày

Đau dạ dày là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị viêm và tổn thương, thậm chí là loét sâu. Điều này gây cản trở hoạt động tiêu hoá của dạ dày dẫn đến triệu chứng đau đớn và khó chịu cho người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày, có thể kể đến như do nhiễm khuẩn HP; nghiện thuốc lá, rượu bia; ăn uống thiếu khoa học; stress kéo dài; tác dụng phụ của thuốc…

Bệnh đau dạ dày ở giai đoạn cấp tính có thể chữa khỏi sau một vài tuần. Tuy nhiên, nếu đau dạ dày đã chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể tiềm ẩn một số biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày.

Đau dạ dày là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị viêm và tổn thương, thậm chí là loét sâu.

II. Đau dạ dày khi nào cần đi khám?

Thăm khám đau dạ dày là điều cần thiết để bệnh nhân sớm điều trị dứt điểm bệnh. Người  bệnh đau dạ dày nên đi thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện những cơn đau âm ỉ, đau tức và đau rát vùng thượng vị .
  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.
  • Cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
  • Khó tiêu, chướng bụng.
  • Nôn rau máu hoặc đi ngoài ra máu.
  • Chán ăn.
  • Sụt cân đột ngột.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng  nên đi khám đau dạ dày định kỳ để phát hiện ra các bệnh lý tiêu hóa khi chưa có các triệu chứng rõ rệt. Đồng thời có phương pháp can thiệp và điều trị kịp thời để tránh bệnh tiến triển nặng gây các biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh nên đi khám ngay khi có dấu hiệu bị đau dạ dày

III. Đau dạ dày khám khoa nào?

Biết được đau dạ dày khám khoa nào giúp bệnh nhân dễ dàng tìm hiểu thông tin về thủ tục, quy trình khám, đội ngũ bác sĩ tại địa chỉ lựa chọn thăm khám. Điều này cũng giúp người  bệnh tiết kiệm thời gian cũng như công sức di chuyển khi đi khám.

Vậy khi bị đau dạ dày, người bệnh nên đến khoa nào để thăm khám? Dạ dày là một nội quan thuộc cơ quan tiêu hóa. Vì vậy khi muốn khám đau dạ dạ dày nói riêng và khám dạ dày nói chung, người bệnh cần tìm đến Khoa Tiêu hóa của bệnh viện. 

Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh viện, cơ sở y tế đểu khám dạ dày ở trong Khoa Tiêu hóa. Trường hợp một số bệnh viện không có Khoa Tiêu hóa thì người bệnh có thể khám đau dạ dày ở khoa Nội tổng hợp, Ngoại tổng hợp hoặc các phòng khám đa khoa…

Khoa Tiêu hóa là chuyên khoa thuộc nội khoa chuyên điều trị các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa bao gồm các bệnh liên quan tới ống tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, đại trực tràng, hậu môn) và các tạng tiêu hóa (gan, mật, tụy, tuyến nước bọt) như:

  • Đau dạ dày. 
  • Viêm dạ dày.
  • Loét dạ dày tá tràng.
  • Viêm loét đại tràng.
  • Polyp dạ dày.
  • Ung thư dạ dày.
  • Ung thư đại tràng
  • Viêm niêm mạc trực tràng.
  • Viêm xơ đường mật.
  • Xơ gan mật.
  • Chứng khó tiêu.
Khi muốn khám đau dạ dạ dày, người bệnh cần tìm đến Khoa Tiêu hóa của bệnh viện.

IV. Quy trình khám đau dạ dày

Mỗi bệnh viện ít nhiều sẽ có sự khác biệt về quy trình khám đau dạ dày. Nhưng nhìn thường gồm 4 bước là:

  • Làm thủ tục đăng ký khám.
  • Khám lâm sàng.
  • Khám cận lâm sàng.
  • Nhận kết quả. 

Dưới đây là những thông tin cụ thể về từng bước giúp người bệnh dễ dàng hơn khi đi thăm khám đau dạ dày:

1. Bước 1: Làm thủ tục đăng ký khám

Bệnh nhân mang theo giấy tờ gồm chứng minh thư, sổ khám bệnh, thẻ bảo hiểm y tế và giấy chuyển viện đến Khoa Tiêu hóa của bệnh viện lựa chọn để được nhân viên y tế hướng dẫn làm thủ tục đăng ký khám.

Bệnh nhân làm thủ tục thăm khám

2. Bước 2: Khám lâm sàng

Sau khi hoàn thành làm thủ tục tại Khoa Tiêu hóa, người bệnh đến gặp bác sĩ để được thăm khám lâm sàng. Ngoài thăm khám triệu chứng, người bệnh còn được bác sĩ đặt một số câu hỏi như:

  • Vị trí bị đau.
  • Tiền sử bệnh lý.
  • Triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Các triệu chứng khó chịu đang gặp phải.
  • Có đang dùng thuốc nào không.
  • Thói quen sinh hoạt.
  • Nghề nghiệp.

Ngoài thăm khám lâm sàng, để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ có thể yên cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm và siêu âm. Lúc này người bệnh cần đến với bước 3 là thăm khám cận lâm sàng.

Khám lâm sàng cho bệnh nhân đau dạ dày

3. Bước 3: Khám cận lâm sàng

Khám cận lâm sàng chẩn đoán đau dạ dày gồm nhiều kỹ thuật, xét nghiệm và phương pháp khác nhau như: nội soi, chụp X-quang, xét nghiệm vi khuẩn HP, xét nghiệm phân…

  • Nội soi dạ dày: Kỹ thuật này sử dụng ống nội soi đưa qua miệng/mũi xuống tới dạ dày. Hình ảnh thu được nhờ camera gắn ở đầu ống nội soi giúp bác sĩ nhìn thấy được tình trạng bên trong của dạ dày và xác định chính xác bệnh. Lưu ý, trước khi nội soi dạ dày người bệnh cần nhịn ăn từ 6-8 tiếng.
  • Chụp X-quang: Giúp phát hiện các biểu hiện bất thường ở dạ dày như: khối u dạ dày, xoắn dạ dày, hành tá tràng bị biến dạng…
  • Xét nghiệm phân: Để phát hiện các bệnh lý như nhiễm khuẩn Hp gây viêm đau, loét dạ dày.
  • Xét nghiệm qua hơi thở: Giúp chẩn đoán người bệnh có vi khuẩn Hp trong dạ dày hay không. 
  • Xét nghiệm máu tìm kháng thể: Trong máu tồn tại kháng thể của vi khuẩn Hp chứng tỏ bệnh nhân đang hoặc đã từng nhiễm vi khuẩn HP.
  • Siêu âm dạ dày: Phương pháp này có thể giúp bác sĩ phát hiện ra các bất thường và dị vật trong dạ dày. 
  • Chụp CT dạ dày: Kỹ thuật  này được bác sĩ chỉ định trong trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân, đau do chấn thương hoặc không do chấn thương.
  • Chụp MRI dạ dày: Được chỉ định khi cần kiểm tra hình ảnh mô mềm, giúp phát hiện và đánh giá chính xác các tổn thương ở dạ dày.
Khám cận lâm sàng cho bệnh  nhân đau dạ dày

4. Bước 4: Nhận kết quả

Thông thường người bệnh sẽ nhận kết quả ngay sau khi khám đau dạ dày. Nếu bệnh nhân có lấy mẫu sinh thiết tế bào để chẩn đoán ung thư thì bệnh viện thường trả kết quả trong vòng 1 tuần.

Căn cứ vào kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ đưa ra kết luận về tình trạng đau dạ dày đồng thời đưa ra phác đồ điều trị, hướng dẫn và lời khuyên cho người bệnh.

Người bệnh nhân kết quả khám đau dạ dày từ bác sĩ

V. Lưu ý trước và sau khi khám đau dạ dày

Để quá trình thăm khám đau dạ dày diễn ra an toàn, thuận lợi và có kết quả chính xác nhất, bệnh nhân cần nằm được những lưu ý trước và sau khi thăm khám dưới đây:

1. Lưu ý trước khi khám đau dạ dày

Trước khi khám đau dạ dày, người bệnh nên chú ý những vấn đề sau:

  • Người bệnh nên nhịn ăn ít nhất 6 giờ và nhịn uống ít nhất 2 giờ trước khi đi khám đau dày: Vì người bệnh có thể cần thực hiện phương pháp nội soi dạ dày.
  • Nên đi cùng với người thân: Để hỗ trợ về các thủ tục, giấy tờ, chăm sóc, động viên, đặc biệt là bệnh nhân nội soi dạ dày có gây mê. 
  • Nên cung cấp đầy đủ các thông tin cho bác sĩ: Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng thuốc…
Người bệnh cần nhịn ăn trước khi khám nội soi dạ dày vì có thể cần phải thực hiện  nội soi dạ dày

2. Lưu ý sau khi khám đau dạ dày

Một số lưu ý sau khám đau dạ dày bệnh nhân cần thực hiện gồm:

  • Thông báo cho bác sĩ nếu có triệu chứng đau tức ngực, sốt,khó thở, khó nuốt, đi ngoài phân đen, đau bụng, nôn…
  • Bệnh nhân sau khi nội soi dạ dày cần nghỉ ngơi, có thể ăn các món ăn mềm, long và dễ tiêu hóa sau khoang 2 giờ.
  • Không nên ăn uống trong vòng 30 phút sau khi nội soi để tránh gây áp lực lên dạ dày gây khó chịu. 
  • Không nên khạc nhổ sau nội soi dạ dày sẽ khiến bệnh nhân bị đau rát họng.
Bệnh nhân sau khi khám đau dạ dày và nội soi dạ dày cần nghỉ ngơi

VI. Khám đau dạ dày bao nhiêu tiền? Ở đâu tốt?

Chi phí khám đau dạ dày ở mỗi bệnh viện là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: bệnh viện thực hiện, đội ngũ bác sĩ, phương pháp chẩn đoán… Do đó, để biết chính xác chi phí khám đau dạ dày phải chi trả, người  bệnh nên gọi điện hoặc đến trực tiếp bệnh viện để được nhân viên y tế tư vấn cụ thể.

Để quá trình khám đau dạ dày an toàn và cho kết quả chính xác, bệnh nhân nên tìm đến các bệnh viện lớn và uy tín như: Bệnh viện 108, Bệnh viện 198, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 175, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Xanh Pôn…

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, các bạn đã biết đau dạ dày khám khoa nào. Đồng thời nắm được quy trình và lưu ý khi khám đau dạ dày để đảm bảo an toàn và có kết quả chính xác nhất.

Xem thêm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.