Đau dạ dày bên trái với các cơn đau kèm ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh thế nào? Hãy cùng yumangel.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Mục lục
- I. Đau dạ dày là đau bên trái hay phải
- II. Đau dạ dày bên trái cảnh báo bệnh dạ dày nào?
- III. Đau dạ dày bên trái có biểu hiện cụ thể là gì?
- IV. Mức độ nguy hiểm của đau dạ dày bên trái
- V. Dấu hiệu đau dạ dày bên trái nên đi thăm khám ngay
- VI. Cách khắc phục khi gặp tình trạng đau dày ở bên trái
- VII. 5 giải pháp phòng ngừa đau dạ dày bên trái
I. Đau dạ dày là đau bên trái hay phải
Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ thuật ngữ y khoa nào định nghĩa đau bụng bên trái là đau dạ dày bên trái. Cụm từ “đau dạ dày bên trái” là do người bệnh mặc định đau bụng bên trái là đau dạ dày bên trái nên khiến nhiều người nhầm lẫn.
Vùng bụng ở bên trái ngoài dạ dày thì còn có rất nhiều cơ quan quan trọng khác như: gan, ruột, tuyến tụy… Các bộ phận này nằm rất gần nhau nên khi bị đau bụng bên trái chưa hẳn là đau dạ dày, người bệnh có thể mắc các bệnh liên quan tới tụy, ruột, gan như viêm loét đại tràng, sỏi đường mật trong gan, áp xe gan, viêm tụy cấp, viêm ruột thừa…
- Yumangel gợi ý: Đau dạ dày là đau ở đâu
II. Đau dạ dày bên trái cảnh báo bệnh dạ dày nào?
Đau dạ dày bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ở dạ dày như: loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày ruột, viêm cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng hay có khối u ác tính tại thực quản dạ dày:
1. Loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày – tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương. Nguyên nhân thường gặp loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn Helicobacter Pylori; dùng thuốc Aspirin hoặc các thuốc giảm đau chống viêm Non Steroid. Ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân hiếm gặp: hội chứng Zollinger- Ellison, bệnh Crohn…
Những triệu chứng thường gặp ở bệnh gồm: xuất hiện các cơn đau thượng vị; đau nhói hoặc đau rát thượng vị 2 đến 5 tiếng sau ăn, khi bụng đói hoặc về đêm; buồn nôn và nôn mửa; chướng bụng, đầy hơi.
2. Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa (dạ dày và ruột non). Triệu chứng thường gặp của bệnh là tiêu chảy kèm theo đau quặn bụng, nôn, buồn nôn hoặc sốt. Virus là tác nhân chính gây viêm dạ dày ruột.
3. Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng
Viêm cấp tính niêm mạc dạy dày là tình trạng niêm mạc dạ dày- tá tràng bị viêm hoặc sưng đột ngột, gây ra các cơn đau dữ dội và khó chịu. Bệnh thường xuất hiện đột ngột sau khi ăn gia vị cay nóng, uống nhiều rượu bia hoặc sau dùng Aspirin hoặc thuốc giảm đau chống viêm Non Steroid.
4. Có khối u ác tính tại thực quản – dạ dày
Đau dạ dày bên trái cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo có khối u ác tính tại thực quản – dạ dày. Ung thư vùng tâm vị thực quản thường xảy ra ở người uống bia rượu và hút thuốc lá nhiều; ung thư dạ dày thường gặp những người trung niên.
III. Đau dạ dày bên trái có biểu hiện cụ thể là gì?
Đau bụng bên trái chỉ là biểu hiện của đau dạ dày bên trái khi có kèm theo các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn… Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể của đau dạ dày bên trái:
1. Đau bụng kèm cảm giác nóng rát thượng vị
Đau bụng kèm cảm giác nóng rát thượng vị là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh đau dạ dày. Cơn đau có thể xuất hiện dữ dội hoặc âm ỉ ở vùng trên rốn gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
2. Đau khi đói hoặc sau ăn
Dạ dày hoạt động theo quy trình, khi axit dịch vị tiết ra nhiều thì dạ dày sẽ co bóp mạnh và ngược lại. Khi dạ dày bất ổn, quy trình tăng tiết axit dịch vị sẽ rối loạn.
Cụ thể: Khi bụng đói, axit dịch vị dạ dày vẫn tăng tiết gây ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày, cùng với đó là sự co bóp của dạ dày sẽ gây ra các cơn đau. Ngược lại, khi ăn no, lượng axit dịch vị lại tiết ra không đủ, dạ dày hoạt động yếu gây ứ đọng thức ăn và chướng bụng.
3. Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi
Vì hoạt động của dạ dày không tốt nên quá trình tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn. Thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ lên men gây ra các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, ợ hơi.
5. Khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi
Nguyên nhân khiến khi bị đau dạ dày bên trái người bệnh có triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, đầy bụng là do thức ăn không được tiêu hóa tịch tụ ở trong dạ dày.
6. Cảm giác buồn nôn
Khi thức ăn không được tiêu hóa hết, một phần thức ăn cùng với dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Đây chính là lý do khi bị đau dạ dày bên trái người bệnh có cảm giác buồn nôn, đặc biệt là sau khi ăn xong.
7. Chán ăn, suy nhược cơ thể
Cơn đau vùng thượng vị cùng nhiều triệu chứng khó chịu khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, chán ăn. Tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng kéo dài dẫn tới suy nhược cơ thể, sụt cân.
IV. Mức độ nguy hiểm của đau dạ dày bên trái
Tại Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh dạ dày rất cao, chiếm 7% dân số. Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến và thường gặp nên có nhiều người có tâm lý “sống chung” với bệnh và không chữa trị. Đau dạ dày bên trái kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Thủng dạ dày: Các vết loét khi ăn có thể làm phá hủy thành dạ dày tạo lỗ thủng khiến bệnh nhân đau bụng dữ dội.
- Chảy máu dạ dày: Chảy máu dạ dày rất khó cầm, nếu không được xử lý kịp thời rất dễ dẫn đến mất máu, nguy hiểm đến tính mạng.
- Hẹp môn vị: Các vết loét trong dạ dày tạo sẹo gây co kéo, hẹp biến dạng lỗ môn vị, tá tràng. Lúc này cơn đau tại vùng thượng vị kèm theo triệu chứng nôn thường xuyên xuất hiện.
- Kém hấp thu, thiếu máu, sụt cân: Khi dạ dày hoạt động không tốt cũng đồng nghĩa với việc quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng. Hậu quả là cơ thể kém hấp thu dưỡng chất gây sụt cân, thiếu máu…
V. Dấu hiệu đau dạ dày bên trái nên đi thăm khám ngay
Người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ ngay nếu bị đau dạ dày bên trái kèm theo một trong các triệu chứng dưới đây:
- Cơn đau dạ dày bên trái xuất hiện thường xuyên với mức độ đau kéo dài, không thuyên giảm.
- Đau đến mức không thể ăn trong thời gian dài khiến thể chất suy yếu.
- Nôn ra máu.
- Nôn ói.
- Đại tiện phân đen.
VI. Cách khắc phục khi gặp tình trạng đau dày ở bên trái
Khi bị đau dạ bên trái, bệnh nhân tốt nhất nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp. Việc phát hiện và điều trị sớm đau dạ dày ở giai đoạn đầu giúp việc điều trị dễ dàng hơn.
Để chẩn đoán bệnh nhân có đúng bị đau dạ dày bên trái không, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng bằng cách hỏi bệnh nhân các triệu chứng gặp phải. Sau đó, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp chẩn đoán phù hợp:
- Nội soi thực quản dạ dày: Đây là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh.
- Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân siêu âm bụng, chụp CT, chụp X quang bụng và cộng hưởng từ để chẩn đoán loại trừ các bệnh khác.
Thông thường, bác sĩ thường chỉ sử dụng thuốc kháng sinh, kháng tiết axit, kết hợp thuốc trung hòa acid để điều trị đau dạ dày bên trái. Bên cạnh đó cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt khoa học để nâng cao hiệu quả điều trị.
Tùy theo từng nguyên nhân gây đau dạ dày bên trái mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị đặc hiệu:
- Đối với nguyên nhân do loét dạ dày: Người bệnh cần được điều trị bằng thuốc ức chế bơm Proton làm giảm tiết axit (Proton Pump Inhibitors- PPIs) (1) để lành ổ loét như: Omeprazole, Pantoprazole, Lanzoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole.
- Trường hợp loét dạ dày tá tràng do Helicobacter Pylori: Người bệnh cần dùng kháng sinh phối hợp với PPI để điều trị.
- Các trường hợp dùng các thuốc giảm đau chống viêm Non Steroid hoặc Aspirin gây đau dạ dày bên trái: Người bệnh cần dùng thêm PPI để điều trị.
- Đối với chứng khó tiêu: Người bệnh có thể dùng PPI hoặc phối hợp với các thuốc làm tăng vận động đường tiêu hóa (Prokinetic) để điều trị.
Ngoài, khi cơn đau dạ dày bên trái xuất hiện đột ngột, bạn có thể uống ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để làm giảm cơn đau và cảm giác khó chịu. Yumangel giúp làm giảm cơn đau dạ dày chỉ sau 5-10 phút sử dụng nhờ thành phần chính là Almagate có khả năng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng. Không chỉ vậy, sản phẩm ở dạng hỗn dịch còn giúp tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
Mỗi ngày bạn nên uống từ 3-4 gói, mỗi lần uống 1 gói vào thời điểm sau bữa ăn 1-2 tiếng hoặc trước khi đi ngủ. Trong trường hợp bị đau rát dạ dày, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đầy hơi, trào ngược thực quản, chướng bụng… thì có thể uống ngay 1 gói Yumangel để làm giảm cảm giác khó chịu.
VII. 5 giải pháp phòng ngừa đau dạ dày bên trái
Đau dạ dày bên trái không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, thay vì tìm cách chữa trị, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách thực hiện một số điều sau:
1. Chế độ ăn uống hợp lý
Để có chế độ ăn uống hợp lý, bạn nên:
- Ăn sáng đầy đủ, ăn đúng giờ giấc: Giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn, phù hợp với sinh lý và chu kỳ tiết acid dịch vị.
- Đảm bảo ăn chín, uống sôi: Để hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương niêm mạc dạ dày và khiến cho tình trạng viêm loét nặng hơn.
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng kháng khuẩn trước khi ăn: Vì bàn tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe.
- Tránh ăn quá no: Điều này có thể tạo áp lực cho dạ dày, khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, từ đó gây ra các cơn đau.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được nghiền nát, làm giảm gánh nặng cho dạ dày. Hạn chế tối đa việc ăn nhanh nuốt vội khiến thức ăn không được nhai đủ nhỏ và đủ mềm, dạ dày cần co bóp nhiều hơn, dịch vị acid dạ dày tiết ra nhiều gây viêm và đau.
- Hạn chế thức ăn chiên, xào, nhiều muối vì khó tiêu hóa, khi ăn nhiều sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa.
- Tránh uống nhiều nước ngay trước và sau khi ăn vì có thể tạo ra áp lực lớn lên thành dạ dày, khiến cho dạ dày bị căng tức, khó chịu và gây ra các cơn đau.
- Không nên ăn khuya, nên ăn bữa tối trước giờ đi ngủ từ 2-3 tiếng đồng hồ để dạ dày được nghỉ ngơi và thức ăn được tiêu hóa hết.
- Hạn chế tối đa thói quen vừa ăn vừa làm việc khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn gây ra các cơn đau. Nên tập trung để hỗ trợ việc tiêu hóa, hấp thu được tốt hơn.
- Không nên hoạt động trí óc hoặc hoạt động thể lực mạnh trong khoảng thời gian 30 phút sau bữa ăn để dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn.
- Nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất: Nhóm thực phẩm này tăng cường chức năng ruột, dạ dày, bảo vệ màng nhầy để phục hồi và cải thiện vết loét dạ dày hiệu quả hơn.
- Không nên ăn thức ăn còn sóng chín tái như gỏi cá, nem chua.
- Tránh thực phẩm có vị chua và có nhiều acid như chanh, cóc, cam, dưa muối,… vì dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày và kích thích đường ruột.
- Tránh thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt vì có thể gây co thắt đường tiêu hóa, kích thích niêm mạc dạ dày tăng tiết acid.
2. Chế độ sinh hoạt khoa học
Bạn nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học bằng cách:
- Tránh thức khuya để dạ dày được nghỉ ngơi, giảm thiểu căng thẳng, stress: Nên đi ngủ trước 23 giờ mỗi ngày và thức dậy vào trước 7 giờ sáng.
- Tránh căng thẳng, stress: Khi căng thẳng, stress cơ thể tăng tiết nhiều dịch vị dạ dày làm tăng nguy cơ viêm, loét khiến cho các cơn đau càng trầm trọng. Hãy nghe nhạc, đọc sách, sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, đi du lịch.
- Duy trì cân nặng mức hợp lý, hạn chế tối đa việc tăng cân hoặc giảm cân quá nhiều: Bởi khi tăng hoặc giảm cân đều sẽ gây dư thừa dịch vị dạ dày dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đau bụng…
- Thường xuyên tập thể dục: Thói quen này vừa giúp giảm căng thẳng, stress vừa cải thiện chức năng của dạ dày, thức ăn tiêu hóa dễ dàng và giảm đầy hơi khó chịu. Bạn nên tập thể dục vào buổi sáng hoặc trước và sau khi ăn 2 tiếng đồng hồ. Đồng thời duy trì mỗi ngày khoảng 30 phút.
Tham khảo: Đau dạ dày nên nằm nghiêng bên nào
3. Tránh các chất kích thích
Để không bị đau dạ dày bên trái, bạn nên tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thức uống có gas, thuốc lá:
- Cà phê: Thức uống này chứa nhiều caffeine có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây đau dạ dày. Bên cạnh đó, cà phê còn chứa các loại axit cà phê như axit chlorogen và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide, có liên quan đến việc tăng sản xuất axit dạ dày và co thắt ruột, đặc biệt là khi bụng đói.
- Rượu bia: Hai đồ uống này có lượng cồn lớn gây phá hủy niêm mạc dạ dày, làm tăng acid dạ dày và ức chế khả năng bảo vệ màng nhầy của dạ dày.
- Thức uống có ga: Lượng khí ga và axit có trong thức uống này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, thức ăn khó tiêu hóa gây ra các cơn đau, khó chịu.
- Thuốc lá: Nicotin trong khói thuốc lá gây tăng tiết acid đồng thời làm giảm tiết lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày nên dễ gây viêm loét.
4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây
Một số lưu ý bạn cần nắm được khi sử dụng thuốc Tây gồm:
- Không tự ý mua bất cứ loại thuốc nào về uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm steroid: Vì các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, chảy máu, nặng hơn là thủng dạ dày.
- Dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian và tần suất bác sĩ chỉ định: Việc không dùng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc và khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Nên uống thuốc với 1 cốc nước lọc để để cơ thể dễ dàng “tiêu hóa” được thuốc hơn: Tránh uống thuốc cùng các loại nước hoa quả, đặc biệt là nước chanh, cam, quýt vì có thể làm giảm sự hấp thu của các loại thuốc.
- Nếu bị tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt khi uống thuốc cần đến gặp bác sĩ ngay.
5. Nên đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh dạ dày
Ngay khi nghi ngờ có dấu hiệu và triệu chứng của đau dạ dày như đau tức thượng vị, ợ chua, ợ hơi,buồn nôn…bạn nên đi khám ngay. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày, thậm chí có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn xấu là ung thư dạ dày.
Vì vậy, việc thăm khám sớm giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó giúp ngăn ngừa biến chứng giúp việc chữa trị bệnh dễ dàng hơn.
Khi bị đau dạ dày bên trái, người bệnh không nên chủ quan bỏ qua. Vì đau dạ dày bên trái không chỉ liên quan tới riêng dạ dày mà rất nhiều bộ phận khác cạnh đó như gan, tụy và ruột cũng đang tiềm ẩn nguy cơ bị các bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, bạn nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân nếu có bất thường về sức khỏe.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...