Đau dạ dày ăn Mì Tôm được không? Có nên ăn không? Câu trả lời

Trong quá trình tìm hiểu và xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp với bệnh dạ dày, rất nhiều bệnh nhân thắc mắc: Đau dạ dày ăn mì tôm được không? Vì mì tôm là món ăn quen thuộc và sử dụng rất phổ biến. Hiểu được mối quan tâm này, Yumangel sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời chính xác!

I – Tác động của mì tôm tới sức khỏe

Trước khi tìm hiểu đau dạ dày ăn mì tôm được không, chúng ta hãy cùng đánh giá về tác động của loại đồ ăn này với sức khỏe con người.

Theo các chuyên gia sức khỏe, thói quen ăn nhiều mì tôm tác động không tốt tới sức khỏe.

Dưới đây là một số vấn đề có thể xảy ra với cơ thể khi bạn hay ăn mì tôm: 

 1. Thiếu hụt dinh dưỡng

Trung bình 1 gói mì tôm chỉ cung cấp khoảng 4g protein, 10g chất béo, 10% sắt, ngoài ra không có thêm bất kỳ dưỡng chất nào khác.

đau dạ dày ăn mì tôm được không

Vì vậy nếu ăn mì tôm trong thời gian dài thì cơ thể có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng.

2. Gây béo phì

Hàm lượng calo trong mì tôm khá cao, và khi nấu mì tôm ăn bạn có thể sẽ cho thêm trứng, xúc xích, thịt, pate,… khiến hàm lượng chất béo tăng cao.

Điều này làm cơ thể bạn được nạp một lượng lớn carbohydrate, từ đó làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì.

3. Tăng nguy cơ loãng xương

Thành phần phosphate trong mì tôm có tác dụng tăng cường mùi vị nhưng chất này lại có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, mất xương.

đau dạ dày có nên ăn mì tôm

Do đó người bị ăn mì tôm liên tục và thường xuyên thì hệ răng, xương thì dần yếu đi.

4. Gây ung thư

Hầu hết các loại mì tôm đều sử dụng khá nhiều các chất phụ gia và bảo quản. Khi để quá lâu ở môi trường bên ngoài, các chất này có thể bị biến chất gây nguy hiểm.

Lúc này, nếu ăn quá nhiều mì tôm trong thời gian dài, các chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể và lâu dần gây ung thư.

5. Hại thận, sỏi thận

Hàm lượng muối trong mì tôm cao nên nếu bạn ăn thường xuyên sẽ gây hại cho thận, thậm chí là dẫn tới sỏi thận.

đau bao tử ăn mì tôm

6. Tạo áp lực cho tim

Chất béo trong mì tôm làm gia tăng lượng cholesterol xấu ở trong máu.

Vì vậy nếu bạn ăn nhiều mì tôm trong thời gian dài có thể gây áp lực cho tim, dẫn tới nguy cơ bị đột quỵ, bệnh xơ vữa động mạch hoặc huyết áp. 

II – Đau dạ dày ăn mì tôm được không?

Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe khuyên người bị đau dạ dày không nên ăn mì tôm bởi những lý do sau đây:

1. Tăng nguy cơ bệnh trào ngược dạ dày

Mì tôm khiến bạn có cảm giác khó tiêu hóa, khi ở quá lâu trong dạ dày sẽ sinh ra nhiều khí khiến dạ dày phải tăng tiết nhiều acid hơn để tiêu hóa.

đau dạ dày có nên ăn mì tôm không

Điều này có thể dẫn tới nguy cơ trào ngược axit dạ dày kèm theo là các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn,…

2. Sưng tấy, tổn thương niêm mạc dạ dày

Người bị đau dạ dày thường có các vết viêm, loét ở trên lớp niêm mạc.

Mì tôm thường có gói gia vị cay, đây là thành phần dễ gây tăng tiết acid dạ dày khi ăn vào. Khi acid tiếp xúc trực tiếp với các vết viêm và loét, dẫn tới đau dạ dày.

3. Gây tình trạng khó tiêu

Khoảng 20% là chất béo shotrerning và chất béo dạng trans – những chất béo rất khó tiêu hóa được tìm thấy trong mì tôm.

đau bao tử ăn mì tôm được không

Chính vì vậy, theo một số nghiên cứu thì hệ tiêu hóa vẫn chưa thể tiêu hóa được sợi mì tôm dù đã ở trong dạ dày 3 tiếng.

Hậu quả là bụng bị căng chướng, khó tiêu.

4. Rối loạn hệ tiêu hóa

TBHQ (tertiary-butyl hydroquinone) là chất độc hại thường có trong thuốc trừ sâu, và điều đáng lo lắng này là chất này cũng được tìm thấy trong mì tôm.

Nếu hàm lượng TBHQ vượt quá 5g thì cơ thể người dùng có thể phải đối mặt với rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, đau đầu, …

5. Tăng nguy cơ ung thư hệ tiêu hóa

Mì tôm chứa nhiều hương liệu, chất bảo quản và các chất phụ gia. Vì vậy, nếu chỉ ăn mì tôm mà không ăn thêm rau xanh, hoa quả thì rất dễ bị táo bón.

đau dạ dày có thể ăn mì tôm không

Phân bị giữ lại ở trong đại tràng quá lâu sẽ biến thành các chất độc lại và làm tăng nguy cơ bị ung thư hệ tiêu hóa.

Từ những thông tin ở trên có thể khẳng định, đau dạ dày ăn mì tôm là điều không nên.

Không chỉ với người đau dạ dày, những người khỏe mạnh bình thường cũng cần hạn chế ăn mì tôm để bảo vệ sức khỏe của mình. 

III – Một số nguyên tắc ăn uống khi đau dạ dày

Chế độ ăn uống hàng ngày không khoa học là một trong các nguyên nhân chính gây bệnh đau dạ dày.

Do đó, để hạn chế các triệu chứng của bệnh các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn cần nắm được một số nguyên tắc ăn uống dưới đây:

– Ăn đúng giờ: Ăn vào một giờ cố định mỗi ngày giúp cơ thể tạo ra phản xạ có điều kiện, giúp hệ bài tiết và tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

đau dạ dày ăn mì tôm

– Ăn đủ bữa: Bạn không nên bỏ bữa dù bất kỳ lý do gì, hãy ăn đủ 3 bữa (sáng, trưa, tối) mỗi ngày. Không nên để dạ dày rơi vào trạng thái quá no hoặc quá đói vì sẽ khiến dạ dày tăng tiết axit làm ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa.

– Ăn chậm, nhai kỹ: Việc bạn ăn chậm và nhai kỹ sẽ giúp giảm thiểu áp lực lên dạ dày, từ đó bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt hơn. 

– Nghỉ ngơi sau mỗi bữa ăn: Sau khi ăn xong, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi khoảng 20-30 phút.

– Uống nước đúng cách: Bạn có thể uống nước trước hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút.

Tìm hiểu sản phẩm giúp giảm đau dạ dày hiệu quả

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, bệnh nhân  đau dạ dày đang bị gặp triệu chứng khó chịu như: Ợ hơi, buồn nôn, đau vùng thượng vị hành hạ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc trung hòa axit dịch vị. 

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel với thành phần chính là Almagate giúp trung hòa acid dịch vị chỉ sau thời gian ngắn 5-10 phút, đồng thời tạo lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày.

đau dạ dày có được ăn mì tôm

Từ đó, các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày sẽ được nhanh chóng đẩy lùi.

Thuốc dạ dày chữ Y hiện đang được bán tại thị trường Việt Nam với mức giá khá phù hợp với thu nhập của người dân Việt.

Sản phẩm được phân phối rộng khắp nên bạn có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm tại các hiệu thuốc lớn, nhỏ trên cả nước.

Chắc hẳn khi đọc đến đây các bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi đau dạ dày ăn mì tôm được không.

Lời khuyên dành cho các bệnh nhân đau dạ dày là KHÔNG NÊN ăn mì tôm để tránh gây kích thích acid dạ dày tăng tiết.

Ngoài ra, một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, vận động hợp lý cùng tâm lý thoải mái, thư giãn cũng chính là giải pháp hữu hiệu làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh đau dạ dày. 

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *