Chuyển sản ruột ở dạ dày là một vấn đề xảy ra ở hệ tiêu hóa. Người bị chuyển sản ruột nếu chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời có thể khiến bệnh chuyển biến thành ung thư nguy hiểm. Cùng yumangel.vn tìm hiểu về bệnh chuyển sản ruột trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Chuyển sản ruột là gì?
Chuyển sản ruột là tình trạng các tế bào đã thay đổi cấu trúc và hình thái trở thành một loại tế bào có cấu trúc và hình thái khác trước. Chuyển sản ruột thường xuất hiện nhiều nhất ở dạ dày. Chuyển sản ruột ở dạ dày xảy ra khi các tế bào trong dạ dày thay đổi và có cấu trúc tương tự với tế bào ruột. Bệnh chuyển sản ruột dạ dày thường xuất hiện ở người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và trào ngược axit mãn tính.
Có 3 cách phân loại chuyển sản ruột hiện nay gồm:
1. Theo độ lan rộng trên dạ dày
Dựa vào độ lan rộng trên dạ dày, chuyển sản ruột gồm 2 loại:
- Chuyển sản khu trú: Chỉ xảy ra ở 1 vùng của dạ dày.
- Chuyển sản lan rộng: Xảy ra ít nhất là ở 2 vùng, thân và hang vị hoặc góc bờ cong nhỏ của dạ dày.
2. Theo phẩm nhuộm hematoxylin eosin
Khi phân loại chuyển sản ruột phẩm nhuộm hematoxylin eosin sẽ gồm 2 loại sau:
- Chuyển sản hoàn toàn (complete): Có niêm mạc ruột non với goblet cell, brush borders và eosinophilic enterocyte.
- Chuyển sản bất toàn (incomplete): Gồm niêm mạc đại tràng với nhiều mucin droplet kích thước không đều, không có microvillous (brush border).
3. Theo phẩm nhuộm Alcian blue và high-iron diamin
Dựa vào phẩm nhuộm Alcian blue và high-iron diamin để phân biệt loại mucin thì chuyển sản ruột gồm:
- Type I (complete): Chuyển sản chỉ có sialomucin.
- Type II (incomplete): Mucin là hỗn hợp của gastric mucin (neutral) và sialomucin;
- Type III (incomplete): Có sulfomucin.
II. Triệu chứng của bệnh chuyển sản ruột ở dạ dày
Chuyển sản ruột dạ dày thường không có triệu chứng cụ thể. Các triệu chứng chuyển sản ruột xuất hiện thường là triệu chứng do các vấn đề tiêu hóa khác như: trào ngược axit dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày Hp,…
Bệnh chuyển sản ruột chỉ được chẩn đoán khi bác sĩ tiến hành lấy sinh thiết để kiểm tra các mô trong niêm mạc và đường tiêu hóa. Do đó, các bệnh nhân bị mắc các bệnh về tiêu hóa nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh từ sớm.
III. Nguyên nhân gây bệnh chuyển sản ruột dạ dày
Hiện nay y học hiện đại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh chuyển sản ruột. Một số nguyên nhân dưới đây có thể là nguyên nhân gây bệnh nhưng chưa được chứng minh:
1. Do nhiễm vi khuẩn HP
Các nhà khoa học cho biết, vi khuẩn HP chỉ phát triển ngoài tầm kiểm soát khi cơ thể thu nạp thức ăn hoặc tiếp xúc với hóa chất làm mất cân bằng môi trường trong hệ thống tiêu hóa.
Các vi khuẩn đều có xu hướng tấn công niêm mạc, đây chính là lý do các nhà khoa học nghi ngờ vi khuẩn Hp có thể là nguyên nhân gây ra chuyển sản ruột dạ dày. Theo thống kê nghiên cứu và thực hành Gastroenterology (1), có tới 38,6% bệnh nhân bị biến chứng đường ruột dương tính với vi khuẩn HP.
3. Do hút thuốc
Hút thuốc gây hư hại ống dẫn thức ăn và mất cân bằng thực quản. Chính điều náy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, bùng phát và gây các biến chứng nguy hiểm.
2. Do gen/di truyền
Nếu trong gia đình có người cận huyết bị ung thư dạ dày hoặc các vấn đề ở hệ tiêu hóa thì nguy cơ cao người thân trong gia đình cũng gặp phải chuyển sản ruột.
4. Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác gây chuyển sản ruột ở dạ dày theo các nhà khoa học gồm có: chế độ ăn uống nhiều muối, người sống trong môi trường ô nhiễm, lạm dụng rượu, người bị trào ngược axit mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản…
IV. Chuyển sản ruột có nguy hiểm không?
Chuyển sản ruột ở dạ dày là một tổn thương nguy hiểm, thậm chí còn là dấu hiệu tiền ung thư. Nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ hình thành ung thư dạ dày hằng năm ở người chuyển sản ruột là 0,25% tuy không cao nhưng người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan.
Đặc biệt, người bị chuyển sản ruột niêm mạc dạ dày nếu chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời có thể khiến bệnh chuyển biến thành ung thư nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên chủ động gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số dạng khác của chuyển sản ruột có thể kể tới như:
- Viêm dạ dày mãn tính chuyển sản ruột
- Viêm teo niêm mạc dạ dày kèm chuyển sản ruột
- Chuyển sản ruột hang vị
V. Phương pháp chẩn đoán chuyển sản ruột ở dạ dày
Các phương pháp chẩn đoán được bác sĩ sử dụng để chuyển sản ruột ở dạ dày gồm:
- Lấy sinh thiết dạ dày: Bác sĩ sẽ lấy sinh thiết dạ dày để xét nghiệm để xác định xem các tế bào này đã thay đổi hình thái và cấu trúc tương tự tế bào ruột chưa.
- Xét nghiệm mô tế bào: Mục đích của xét nghiệm mô tế bào trong ống thức ăn và các khu vực khác là để xem các tế bào ở các cơ quan này có bất thường nào không.
- Nội soi quan sát niêm mạc dạ dày: Người bệnh cũng cần nội soi để quan sát niêm mạc dạ dày nhằm chẩn đoán tình trạng bệnh trước khi đưa ra phương án điều trị phù hợp.
VI. Cách điều trị chuyển sản ruột dạ dày
Đa phần các trường hợp bệnh nhân bị chuyển sản ruột đều dương tính với vi khuẩn Hp. Để điều trị, bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để ức chế vi khuẩn HP, làm giảm tổn thương ở niêm mạc và tiến triển của bệnh.
Một số loại thuốc điều trị chuyển sản ruột thường được bác sĩ chỉ định gồm:
- Amoxicillin.
- Clarithromycin.
- Tetracycline.
- Metronidazole.
Thời gian điều trị chuyển sản ruột bằng thuốc kháng sinh thường kéo dài trong khoảng 2 tuần. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể đề nghị bệnh nhân dùng thuốc làm giảm axit để làm giảm tổn thương lên niêm mạc dạ dày và thực quản.
VII. Biện pháp ngăn ngừa bệnh chuyển sản ruột
Điều trị HP đúng chỉ định, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm Hp và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt là những biện pháp ngăn ngừa bệnh chuyển sản ruột hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện các lời khuyên sau:
- Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện kịp thời các bệnh lý về dạ dày để có biện pháp điều phù hợp.
- Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP bằng cách cần ăn uống đảm bảo vệ sinh; tránh ăn thức ăn sống tái; ăn chung bát đũa với người nhiễm HP dương tính.
- Nếu được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP, cần điều trị dứt điểm.
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả; đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
- Hạn chế uống rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích, hạn chế đồ ăn chua ay nóng, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.
- Không hút thuốc lá.
- Không ăn quá no, cũng không để bụng quá đói.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ; ăn đủ bữa, đúng giờ.
- Không nên nhịn ăn, vừa ăn vừa làm việc, xem ti vi, điện thoại hay khi đang di chuyển.
- Tránh ăn gần giờ đi ngủ, ăn đêm ăn khuya; nên ăn trước giờ đi ngủ khoảng 2-3 tháng.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Tránh tăng cân quá mức, giữ cân nặng ở mức cân đối.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày, ít nhất 30 phút/ngày.
- Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng mỗi đêm), ngủ trước 23h để nâng cao sức khỏe.
- Loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi, stress; luôn giữ cho tâm lý thoải mái, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Chuyển sản ruột ở dạ dày là một tổn thương nguy hiểm, nếu không được điều trị bệnh có thể tiến triển thành ung thư rất nguy hiểm. Vì vậy người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tham khảo:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...