Xung huyết dạ dày là tình trạng các mạch máu bị giãn nở do ứ máu quá nhiều gây viêm loét dẫn tới chảy máu ở dạ dày. Đây là bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Mục lục
I. Xung huyết dạ dày là gì?
Xung huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc của dạ dày bị viêm, các mạch máu tại đây bị viêm giãn nở ra do bị ứ máu quá nhiều và gây viêm nhiễm. Các vết loét ở dạ dày khi không được điều trị và trở nặng sẽ dẫn đến chảy máu dạ dày.
II. Nguyên nhân gây bệnh xung huyết dạ dày
Hiện tượng xung huyết dạ dày xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó các nguyên nhân chính gồm:
1. Do chế độ ăn uống thiếu khoa học
Thường xuyên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, uống rượu, bia là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh xung huyết dạ dày tá tràng.
Chất Alcohol trong rượu có thể khiến chất nhầy ở lớp niêm mạc dạ dày bị mất đi hoặc bị bào mòn và gây nên các tổn thương.
2. Do vi khuẩn HP
Đây là loại vi khuẩn chính gây ra các bệnh lý về dạ dày. Khi cư trú lớp niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP sản xuất ra các enzym gây tổn thương lớp niêm mạc và làm chết các tế bào niêm mạc. Hậu quả là gây viêm loét và xung huyết dạ dày.
3. Do yếu tố thần kinh
Thường xuyên stress, căng thẳng hoặc mất ngủ trong thời gian dài khiến cơ thể gia tăng giải phóng chất Andrenalin. Đây là chất làm tăng tiết dịch vị dạ dày và gây co niêm mạc dạ dày dẫn đến lớp niêm mạc bị tổn thương khiến dạ dày xung huyết.
4. Do tác dụng phụ của thuốc
Việc liên tục dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm hoặc thuốc giảm đau có thể khiến lớp niêm mạc dạ dày bị phá hủy gây ra các tổn thương và làm dạ dày bị xung huyết.
III. Dấu hiệu bị xung huyết dạ dày
Bệnh xung huyết dạ dày nhẹ và ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi có dấu hiệu rõ rệt thì bệnh đã tiến triển nặng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh.
Do đó, khi có 1 trong các dấu hiệu dưới đây, bệnh nhân cần tới bệnh viện ngay vì rất có thể đã mắc bệnh dạ dày xung huyết:
- Đau vùng thượng vị.
- Buồn nôn, đầy hơi.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Đi ngoài phân đen.
- Thay đổi sắc tố da.
1. Đau vùng thượng vị
Người bệnh có cảm giác bị đau ở vùng thượng vị dạ dày, cơn đau lan rộng khắp vùng bụng. Có thể đau nhẹ từng cơn cho đến đau dữ dội, kèm theo đó bụng có thể bị căng cứng, khó chịu, mặt tái nhợt, vã mồ hôi lạnh…
2. Buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng
Nguyên nhân bệnh nhân xung huyết dạ dày có triệu chứng buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng là do mao mạch ở vùng này bị phình to gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa và nghiền nhỏ thức ăn. Việc ứ đọng thức ăn quá lâu trong dạ dày kết hợp acid dư thừa dẫn tới hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, gây chướng bụng, đầy hơi và buồn nôn.
3. Ợ hơi, ợ chua
Triệu chứng ợ hơi, ợ chua kèm đau bụng ở bệnh nhân xung huyết dạ dày thường xuất hiện sau khi ăn.
4. Thay đổi sắc tố da
Dạ dày bị suy yếu gây chán ăn, ăn không ngon và không chuyển hóa được các chất dinh dưỡng. Điều này khiến người bệnh mệt mỏi, cơ thể suy nhược khiến làn da kém sức sống, nhợt nhạt.
5. Triệu chứng khác
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bệnh nhân xung huyết dạ dày còn có thể bị ợ nóng, chảy máu lợi, có các đám rêu trắng ở bề mặt lưỡi,…
Các triệu chứng của bệnh xung huyết dạ dày có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Vì vậy người bệnh nên đi thăm khám nay khi phát hiện triệu chứng.
IV. Bệnh xung huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Xung huyết dạ dày rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Không chỉ gây đau bụng, chảy máu khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, giảm huyết áp, bệnh xung huyết dạ dày khi trở nặng có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Xung huyết dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi ở giai đoạn mới hình thành bệnh. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan vì nếu bệnh diễn biến nặng có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và biến chứng thành ung thư vô cùng nguy hiểm.
V. Chẩn đoán và điều trị bệnh xung huyết dạ dày
Chẩn đoán xung huyết dạ dày ngoài việc dựa trên triệu chứng bệnh, cần phải nội soi dạ dày để đánh giá tình trạng bệnh và làm xét nghiệm xem có bị nhiễm vi khuẩn HP không.
Việc điều trị viêm xung huyết dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh. Ví dụ: đối với trường hợp bệnh nhân bị xung huyết dạ dày do uống thuốc chống viêm không steroid hoặc lạm dụng bia rượu thì bệnh nhân cần giảm hoặc ngừng sử dụng thuốc/ bia rượu để bệnh thuyên giảm.
Một số loại thuốc dùng trong điều trị xung huyết hang vị dạ dày có thể là:
- Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP: Điều trị diệt HP khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc ngăn chặn sản xuất axit: Thuốc chẹn histamin (H-2) , thuốc ức chế bơm proton, giảm axit hoạt động bằng cách ngăn hoạt động của tế bào tạo ra axit.
- Thuốc trung hòa axit: Giúp giảm đau dạ dày.
- Một số các thuốc khác như: thuốc băng niêm mạc dạ dày, nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày và an thần.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc điều trị xung huyết dạ dày cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ ăn khoa học và hợp lý tăng cường tập thể dục thể thao; ; cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, tránh stress để giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh và phục hồi sức khỏe.
VI. Cách phòng tránh xung huyết dạ dày
Bạn có thể chủ động phòng tránh bệnh xung huyết dạ dày bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày sao cho khoa học và hợp lý hơn. Cụ thể là:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bằng cách ăn uống điều độ, ăn đủ dinh dưỡng và ăn thực phẩm lành mạnh. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các thực phẩm dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày. Hạn chế hoặc không nên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chua, quá mặn; tránh xa bia rượu, thuốc lá. Không nên đủ bụng quá đói nhưng cũng không nên ăn quá no. Ăn chậm, nhai kỳ, ăn đủ bữa, đúng giờ.
- Chế độ sinh hoạt: Làm việc điều độ, sắp xếp công việc hợp lý để dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Hãy chắc chắn mỗi ngày bạn được ngủ đủ 7-8 tiếng, tránh thức khuya, ngủ muộn khiến cơ thể thiếu ngủ và không được nghỉ ngơi.
- Chế độ tập luyện: Lên kế hoạch và duy trì tập luyện vận động thể thao mỗi ngày để giúp tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.
VII. Giải đáp thắc mắc về xung huyết dạ dày
Xung quanh bệnh xung huyết dạ dày, người bệnh có khá nhiều thắc mắc về việc có chữa khỏi hoàn toàn được không, thời gian điều trị mất bao lâu, nên ăn gì và kiêng gì…
1. Xung huyết dạ dày nên ăn gì ?
Chế độ ăn không khoa học chính là một trong các lý do chính gây xung huyết dạ dày. Do đó, khi bị bệnh, bạn nên đặc biệt chú ý về chế độ ăn uống hàng ngày để biết nên và không nên ăn gì giúp bệnh mau khỏi.
Các thức ăn/thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa bệnh nhân bị chảy máu dạ dày nên ăn gồm: cháo, trứng, sữa, rau xanh, bột ngũ cốc, mật ong, củ quả…
Mặt khác, khi ăn hãy cố gắng ăn chậm nhai kỹ để nghiền nhỏ thức ăn trước khi xuống dạ dày; không ăn quá no; nên chia thành nhiều bữa nhỏ để giảm gánh nặng cho dạ dày; hạn chế ăn đêm…
2. Xung huyết dạ dày không nên ăn gì?
Các loại thực phẩm/thức ăn bệnh nhân xung huyết dạ dày nên tránh hoặc kiêng ăn là: rau sống, đồ ăn khó tiêu nhiều chất béo, thực phẩm dai, cà muối, dưa muối, đồ cay nóng, rượu bia, cà phê… Lý do là vì:
- Rau sống: Chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng, có thể khiến tình trạng tổn thương niêm mạc dày nặng hơn.
- Thực phẩm dai như gân, sụn: Làm tăng khả năng tiết dịch vị trong dạ dày.
- Đồ ăn khó tiêu nhiều chất béo: Các món ăn chiên, xào, rán… có hàm lượng chất béo cao khó tiêu khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn.
- Các loại thực phẩm chua cay: Dưa muối, dưa muối, tiêu, dấm, ớt… rất dễ kích thích dạ dày tăng khả năng tiết dịch vị và gây đau rát tại vết thương.
4. Xung huyết dạ dày có chữa được không?
Xung huyết dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi ở giai đoạn mới hình thành bệnh. Người bệnh nên đi thăm khám ngay khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh, tránh trì hoãn điều trị khiến bệnh trở nặng gây biến chứng xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và ung thư vô cùng nguy hiểm.
3. Xung huyết dạ dày điều trị bao lâu?
Thời gian điều trị xung huyết dạ dày nếu do vi khuẩn Hp trung bình từ khoảng 10 – 14 ngày. Trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.
Xung huyết dạ dày nặng nếu không được điều trị có thể biến chứng thành ung thư dạ dày, trực tiếp đe dọa tính mạng của người bệnh. Vì vậy tuyệt đối không nên chủ quan khi có triệu chứng bệnh, hãy đến bệnh viện ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.