Viêm dạ dày ruột cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, điều trị

Viêm dạ dày ruột cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa (dạ dày và ruột non), thường do virus gây ra. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là nôn mửa và tiêu chảy, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.

Mục lục

I. Viêm dạ dày ruột cấp là gì?

Viêm dạ dày ruột cấp tính là tình trạng niêm mạc đường tiêu hóa (ruột non, ruột già, dạ dày) bị viêm. 

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính thường kéo dài dưới 14 ngày. Điều này trái ngược với viêm dạ dày ruột dai dẳng, kéo dài từ 14 đến 30 ngày và viêm dạ dày ruột mãn tính, kéo dài hơn 30 ngày. 

Khi bị viêm dạ dày ruột cấp, người bệnh thường bị nôn mửa và tiêu chảy rất nhiều lần. Điều này khiến người bệnh gặp phải một vấn đề rất lớn là mất nước.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ước tính, có hơn 350 triệu trường hợp viêm dạ dày ruột cấp tính ở Hoa Kỳ hàng năm và 48 triệu trường hợp trong số này là do vi khuẩn từ thực phẩm gây ra.

Hình ảnh viêm dạ dày ruột cấp.

II. Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp

Dưới đây là 4 nguyên nhân chính gây viêm dạ dày ruột cấp:

1. Do các chủng virus

Các chủng virus gây viêm dạ dày cấp tính gồm: 

  • Norovirus: Có khoảng 50 – 70% trường hợp bị viêm dạ dày ruột ở người lớn là do Norovirus gây ra. Đáng nguy hiểm là loại virus này có tốc độ lây lan rất nhanh chóng.
  • Rotavirus: Virus Rota là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy và viêm dạ dày ruột ở trẻ em. Theo thống kê, trước khi có vắc-xin phòng ngừa vào năm 2006, đa phần trẻ em đều bị nhiễm virus Rota vào giai đoạn dưới 5 tuổi.
  • Adenoviruses: Đây là virus thường xuyên gây ra các bệnh về hô hấp. Ngoài ra, virus Adeno cũng có thể gây ra các bệnh liên quan đến tiêu hóa như viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng bàng quang…
  • Parvoviruses – Bocavirus: Loại virus này cũng có khả năng gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở người.
  • Astroviruses: Virus Astro là nguyên nhân phổ biến thứ 3 gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ sơ sinh.

2. Do vi khuẩn

Các loại vi khuẩn sẽ gây viêm dạ dày ruột cấp bằng cách tấn công trực tiếp vào niêm mạc cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột…

Các loại vi khuẩn thường xuyên gây viêm dạ dày ruột cấp là:

  • Staphylococcus Aureus: Vi khuẩn này tạo ra độc tố – là nguyên nhân gây ra các triệu chứng bệnh. Vi khuẩn này cũng là nguyên nhân phổ biến khiến con người bị ngộ độc thực phẩm.
  • Escherichia Coli: Vi khuẩn này thậm chí còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê, có tới 10% số người bị vi khuẩn này tấn công phải chịu biến chứng sau đó.
  • Enterotoxin: Người bị viêm dạ dày ruột cấp do nhiễm độc tố Enterotoxin từ vi khuẩn thường gặp tình trạng tiêu chảy nước.
  • Exotoxin: Các độc tố Exotoxin của vi khuẩn khiến người bệnh tiêu chảy, buồn nôn và nôn. 
  • Các vi khuẩn khác: Shigella, Campylobacter, Salmonella, Escherichia coli, Clostridium difficile,… xâm nhập trực tiếp vào niêm mạc ruột non gây viêm loét và tiêu chảy kèm theo nhầy máu.

3. Do động vật nguyên sinh và ký sinh trùng

Các loại ký sinh trùng và động vật nguyên sinh như Giardia và Cryptosporidium là nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp ít phổ biến hơn.

Con người có thể bị ký sinh trùng và động vật nguyên sinh tấn công khi tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, nhất là trong hồ bơi.

4. Nguyên nhân khác

Ngoài vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và độc vật nguyên sinh, viêm dạ dày ruột cấp cũng có thể do độc tố hóa học, một loại nguyên nhân không lây nhiễm như dị ứng thực phẩm, hải sản, kháng sinh và một vài loại thuốc khác…

Để giảm thiểu nguy cơ mắc viêm dạ dày ruột cấp, bên cạnh phòng tránh các nguyên nhân đã kể trên, chúng ta còn cần hạn chế các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người khác bằng cách:

  • Không sử dụng chung bát, đũa, thìa… với người có mầm mống bệnh.
  • Không sử dụng thực phẩm, thức ăn, nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Viêm dạ dày ruột cấp do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và độc vật nguyên sinh gây ra.

III. Con đường lây truyền và các yếu tố nguy cơ của bệnh

Con đường lây truyền và các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm dạ dày cấp tính là: 

1. Con đường lây truyền bệnh

Con đường lây truyền bệnh viêm dạ dày cấp tính đầu tiên là qua đường phân – miệng. Người khỏe mạnh có thể bị lây bệnh do tiếp xúc với phân nhiễm vi khuẩn rồi vô tình đưa tay lên miệng. 

Ngoài ra, bệnh còn lây nhiễm khi ăn thực phẩm chứa mầm bệnh hoặc dùng chung thìa, cốc, với người nhiễm bệnh.

Con đường lây truyền bệnh viêm dạ dày cấp tính chủ yếu là qua đường phân – miệng, thực phẩm và dùng chung đồ.

2. Các yếu tố nguy cơ của bệnh

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Người già yếu.
  • Người suy giảm hệ miễn dịch HIV/AIDS.
  • Người mắc bệnh lý mạn tính đi kèm như đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh thận mạn, xơ gan, hội chứng thận hư…
  • Môi trường sống và vệ sinh cá nhân kém.
  • Các thói quen không đảm bảo vệ sinh khi chế biến và ăn uống.

Trẻ nhỏ và người già là 2 đối tượng có nguy cơ cao bị mắc viêm dạ dày ruột cấp.

IV. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột cấp 

Triệu chứng của viêm dạ dày ruột cấp tính rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khác. Thông thường, các dấu hiệu của viêm dạ dày ruột cấp tính sẽ xuất hiện sau khoảng 1 – 3 ngày sau khi các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Tùy vào thể trạng và khả năng miễn dịch của mỗi người, biểu hiện bệnh lý khác nhau. Cụ thể:

1. Dấu hiệu mất nước

Tình trạng mất nước là dấu hiệu thường gặp nhất khi mắc bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính. Cơ thể người bệnh mất đi lượng nước đáng kể do bị tiêu chảy và nôn liên tục dẫn đến các biểu hiện:

  • Khô cổ, khát nước liên tục.
  • Da khô, miệng khô, môi nứt nẻ.
  • Nước tiểu đặc, có màu đậm. 
  • Tiểu ít hoặc không tiểu lần nào trong suốt 8 tiếng đồng hồ.
  • Với trẻ sơ sinh, tã của bé luôn khô ráo trong suốt 4 – 6 giờ đồng hồ.

Mất nước do viêm dạ dày ruột cấp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như phù não, hôn mê, choáng giảm thể tích máu, suy thận, động kinh, co giật. Do đó, cần đưa người bệnh đến điều trị tại các cơ sở y tế khẩn cấp khi có những dấu hiệu mất nước.

Người bệnh bị khô cổ, khát nước liên tục.

2. Tiêu chảy

Vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc ruột, làm giảm khả năng hấp thu và kích thích hoạt động của adenylate cyclase dẫn đến cơ thể tăng tiết nước và chất điện giải. Theo đó, người bệnh có biểu hiện tiêu chảy từ nhẹ đến nặng.

  • Tiêu chảy cấp tính, liên tục trong vài ngày (khoảng 3 ngày) và không có dấu hiệu thuyên giảm.  
  • Phân có chứa hồng cầu, bạch cầu hoặc kèm theo nhầy máu.

Bệnh nhân bị tiêu chảy khoảng 3 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm.

3. Triệu chứng khác 

Ngoài ra, một số triệu chứng khác  đôi khi cũng xuất hiện ở bệnh nhân viêm dạ dày ruột cấp như:

  • Chán ăn.
  • Cảm giác buồn nôn hoặc nôn liên tục.
  • Chướng bụng hoặc co cứng bụng.
  • Mắt trũng lại, má hóp.
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Chóng mặt.
  • Sốt.
  • Cơn đau quặn bụng.
  • Buồn ngủ thất thường, không tỉnh táo.

Người bệnh bị chán ăn, buồn nôn hoặc nôn liên tục.

V. Viêm dạ dày ruột cấp có nguy hiểm không? Biến chứng 

Viêm dạ dày ruột cấp sẽ trở nên nguy hiểm nếu tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng. Bởi vì, nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ cần một lượng nước nhất định để hoạt động.

Tiêu chảy kéo dài gây mất nước, mất cân bằng điện giải, bệnh nhân sốt, hoa mắt chóng mặt khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày và sức khỏe tinh thần người bệnh.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm dạ dày ruột cấp tính ít gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không tiến hành điều trị kịp thời, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm càng cao. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:

1. Tụt huyết áp, giảm lượng máu, suy thận cấp

Mất nước, mất cân bằng điện giải khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ tụt huyết áp, giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, thậm chí suy thận cấp.

2. Không dung nạp lactose

Thành ruột bị tổn thương dẫn đến thiếu men lactase, dẫn đến đầy bụng, đau bụng và đại tiện phân lỏng sau khi uống sữa.

3. Hội chứng huyết tán tăng ure máu

Biến chứng này hiếm gặp, dẫn đến tình trạng thiếu máu, giảm tiểu cầu và suy thận. Biến chứng chỉ gặp khi bệnh đi kèm với viêm dạ dày ruột do Escherichia coli. 

4. Biến chứng phản ứng

Các cơ quan trong cơ thể có thể phản ứng với nhiễm trùng đường ruột nhưng rất hiếm, bao gồm: viêm mắt (viêm kết mạc và viêm màng bồ đào), viêm khớp, viêm da. 

5. Hội chứng ruột kích thích

Biến chứng này xảy ra sau viêm dạ dày ruột do nhiễm khuẩn. 

6. Lây lan truyền nhiễm trùng sang các bộ phận khác

Lan truyền nhiễm trùng đến màng não, tủy sống, xương, khớp,… chỉ xảy ra ở bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột do Salmonella spp.

7. Suy dinh dưỡng

Nguy cơ chủ yếu đối với trẻ ở các nước đang phát triển, có thể xảy ra sau các nhiễm trùng đường ruột. 

8. Shock giảm thể tích, shock nhiễm khuẩn 

Shock giảm thể tích, shock nhiễm khuẩn, thậm chí suy đa phủ tạng và tử vong.

9. Biến chứng khác

Ngoài ra, bệnh viêm dạ dày ruột cấp nếu không được điều trị kịp thời còn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Nhiễm toan chuyển hóa.
  • Rối loạn điện giải: hạ natri máu, tăng natri máu, hạ kali máu.
  • Nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng.
  • Hoại tử, thủng đại tràng.
  • Không dung nạp carbohydrate (lactose, glucose).
  • Dễ bị tái nhiễm về sau.
  • Không dung nạp thực phẩm.
  • Hội chứng tan máu, tăng urê máu.

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.

VI. Viêm dạ dày ruột cấp khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh bị viêm dạ dày ruột nên đi khám bác sĩ nếu gặp phải các trường hợp hoặc triệu chứng nghiêm trọng sau đây:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Người bệnh đang mắc bệnh mạn tính, có hệ thống miễn dịch suy yếu/ suy giảm miễn dịch.
  • Đau bụng dai dẳng, triệu chứng ngày càng tiến triển nghiêm trọng.
  • Sốt kéo dài hơn 48 giờ.
  • Phát ban.
  • Nôn mửa liên tục trong 4 – 6 giờ.
  • Tiêu chảy thường xuyên và nhiều kéo dài hơn 7 ngày.
  • Có lẫn máu trong phân hoặc chất nôn.
  • Phân đen.
  • Chất nôn màu xanh.
  • Xuất hiện dấu hiệu rối loạn tâm thần, chóng mặt hoặc đau đầu.

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.

VII. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ruột cấp

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ruột cấp bằng các phương pháp sau:

1. Thăm khám lâm sàng 

Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, yếu tố dịch tễ học để loại trừ các vấn đề rối loạn tiêu hóa khác có triệu chứng tương tự viêm dạ dày ruột (viêm ruột thừa, viêm loét đại tràng) như:

  • Tiêu chảy thường xuyên.
  • Ăn thực phẩm bị nghi ngờ mang mầm bệnh, nhất là trong thời gian dịch bệnh bùng phát.
  • Tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc động vật mang mầm bệnh. 
  • Đi du lịch đến vùng đang bùng phát bệnh dịch. 

Ngoài ra, bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám bụng để xác định vị trí đau, mức độ cơn đau từ đó định hướng chẩn đoán bệnh và chỉ định các xét nghiệm phù hợp như xét nghiệm phân, xét nghiệm chỉ số viêm trong máu, siêu âm bụng…

Bác sĩ thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân.

2. Thăm khám cận lâm sàng 

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số các xét nghiệm cận lâm sàng dưới đây:

  • Xét nghiệm phân: Xác định nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay không.
  • Xét nghiệm điện giải đồ trong huyết thanh, nitơ urê máu (BUN) và creatinine: Nhằm đánh giá tình trạng mất nước do tiêu chảy và tác động của việc mất nước lên chức năng thận.
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC): Có thể cho thấy tình trạng tăng bạch cầu gợi ý có dấu hiệu viêm nhiễm trong cơ thể hoặc tăng bạch cầu ái toan gợi ý tình trạng nhiễm ký sinh trùng.
  • Nội soi: Phương pháp này được chỉ định khi người bệnh bị tiêu chảy nặng, chủ yếu là nội soi đại tràng sigma để đánh giá thêm. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể quan sát được trực tiếp tình trạng niêm mạc ruột, đánh giá chính xác mức độ tổn thương, có thể tiến hành sinh thiết tại vùng nghi ngờ có bệnh lý để phân tích chi tiết hơn ở mức độ tế bào và mô học.

Bác sĩ thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ruột cấp.

VIII. Các phương pháp điều trị viêm dạ dày ruột cấp

Thông thường, triệu chứng viêm dạ dày ruột chỉ kéo dài trong vòng vài ngày và tự khỏi. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng khó chịu của người bệnh như thuốc trị buồn nôn hoặc tiêu chảy dành cho người lớn (không được chỉ định sử dụng cho trẻ em). Một số trường hợp cũng có thể cần dùng thuốc kháng sinh.

Khi có triệu chứng của viêm dạ dày ruột cấp, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y tế và các câu hỏi để xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tùy theo mức độ viêm dạ dày ruột cấp mà người bệnh có thể được chỉ định điều trị không dùng thuốc hoặc dùng thuốc. Cụ thể:

1. Điều trị không dùng thuốc

Bệnh nhân mắc viêm dạ dày ruột cấp ở mức độ nhẹ và mới khởi phát có thể điều trị tại nhà không dùng thuốc thông qua các biện pháp sau:

  • Bổ sung nhiều nước: Người bệnh nên uống nhiều nước, riêng với trẻ sơ sinh cần cho trẻ bú mẹ nhiều hơn hoặc sữa công thức.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu: Bệnh nhân viêm dạ dày ruột cấp nên ăn các thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như súp, cháo, khoai tây, thịt nạc, sữa chua, cá, rau nấu chín, trái cây tươi…
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức hoặc căng thẳng.

Bệnh nhân viêm dạ dày ruột cấp nên uống nhiều nước và ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa.

2. Điều trị dùng thuốc

Trường hợp điều trị tại nhà nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu trở nặng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn thuốc điều trị phù hợp:

  • Bù nước và điện giải: Có thể sử dụng oresol để bù nước. Đối với bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn nghiêm trọng, hoặc không thể dung nạp bù nước bằng đường uống, cần bổ sung nước muối sinh lý thông thường hoặc Ringer’s lactate truyền tĩnh mạch. Viêm dạ dày ruột cấp tính thường sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày nếu cơ thể được bù nước đầy đủ.
  • Thuốc chống nôn: Người bệnh bị nôn nhiều, bác sĩ có thể kê thuốc chống nôn để giảm triệu chứng. Một số thuốc hay dùng là: Bismuth subsalicylate, thuốc phối hợp natri citrate/dextrose/fructose hoặc carbohydrat bổ sung phosphor. Lưu ý, với trẻ mắc bệnh viêm dạ dày ruột cần có sự thăm khám của bác sĩ trước khi muốn dùng thuốc chống nôn cho trẻ. 
  • Thuốc cầm tiêu chảy: Có thể dùng smecta, loperamid… nhưng còn tùy thuộc nguyên nhân gây tiêu chảy.
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh không có hiệu quả gì trong điều trị tiêu chảy do virus. Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nếu điều trị ban đầu bằng các biện pháp hỗ trợ không cải thiện sau 7 ngày. 
  • Thuốc kháng virus: Thuốc không có tác dụng với bệnh nhân viêm dạ dày-ruột do virus. Những người khỏe mạnh, bệnh tự hết trong vòng một vài ngày.
  • Thuốc hạ sốt: Người bệnh có thể dùng thuốc hạ sốt nếu có sốt trên 38,5 độ C. Nên dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Liều dùng từ 10 – 15 mg/kg/lần, cách 4 – 6 giờ/lần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc kháng acid và giảm tiết acid dạ dày: Omeprazol, Famotidin giúp giảm tiết axit hoặc trung hòa axit trong dạ dày để khắc phục tình trạng đau dạ dày.
  • Thuốc khác: Ngoài ra, một số loại thuốc khác như thuốc ức chế bơm proton, thuốc ức chế histamin H2… cũng có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tùy tiện tự kê đơn sử dụng, tránh tác dụng phụ không mong muốn và nguy hại cho sức khỏe.

Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng khó chịu của người bệnh như thuốc trị buồn nôn hoặc tiêu chảy.

Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, người bệnh viêm dạ dày ruột cấp cần lưu ý:

– Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, nhất là với đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ. 

– Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. 

– Không tự ý tăng/giảm liều thuốc hoặc ngừng thuốc.

– Cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc thông báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời khi xuất hiện bất kỳ các dấu hiệu nào dưới đây:

  • Triệu chứng bệnh kéo dài hơn 1 tuần. 
  • Giảm thể tích/mất nước.
  • Buồn nôn, nôn khan.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Đi ngoài phân có máu hoặc chảy máu trực tràng.
  • Có dấu hiệu giảm thể tích tuần hoàn.
  • Mắc các bệnh kèm như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. 
  • Phụ nữ có thai.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị tổn thương niêm mạc dạ dày cũng có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel khi bị các triệu chứng khó chịu làm phiền

Bởi vì, thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ở dạng hỗn dịch, có thể tạo ra một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của axit dạ dày. Đồng thời, Yumangel cũng trung hòa axit.

Sau khi sử dụng 1 gói Yumangel, các triệu chứng khó chịu như đau thượng vị, nóng rát dạ dày, ợ hơi, ợ chua… sẽ nhanh chóng giảm xuống. Sau khoảng 10 phút, nếu triệu chứng không thuyên giảm, bạn có thể uống thêm 1 gói Yumangel nữa.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

IX. Tư vấn dinh dưỡng và sinh hoạt cho bệnh nhân viêm dạ dày ruột cấp 

Viêm dạ dày ruột cấp tính khiến cơ thể bị suy nhược do mất nước. Do đó, bệnh nhân viêm dạ dày ruột cấp cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ và sinh hoạt điều độ để hỗ trợ cải thiện bệnh đồng thời tránh bệnh trở nặng. Cụ thể:

1. Chế độ dinh dưỡng 

Người bệnh nên ưu tiên ăn các loại thức ăn thanh mát, giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ. Tăng cường thực phẩm men vi sinh tốt cho đường ruột bằng sữa chua hoặc men vi sinh giúp hạn chế rối loạn tiêu hóa. 

Đồng thời cần chú ý tới vấn đề vệ sinh ăn uống và an toàn thực phẩm. Chỉ nên ăn thức ăn đã nấu chín kỹ và uống nước đun sôi để nguội. Không hút thuốc lá hay sử dụng thức uống kích thích dạ dày bia, rượu, các thức uống có gas, cà phê…

1.1. Thực phẩm nên ăn

Nếu đang băn khoăn viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì để hỗ trợ cải thiện bệnh, bệnh nhân có thể tham khảo thử các thực phẩm gồm: 

  • Gạo trắng.
  • Mì ống.
  • Ngũ cốc đã được nấu chín.
  • Bánh mì nướng không hạt/bánh mì trắng.
  • Bánh quy giòn không nhân.
  • Sốt cà chua đã bỏ hạt.
  • Khoai tây bỏ vỏ, nấu chín.
  • Các loại trái cây nấu chín hoặc không có hạt và đã được bỏ vỏ.
  • Một số loại rau củ bổ dưỡng và phải dễ tiêu như măng tây, cà rốt, nấm, củ cải, bí ngô, cải bó xôi.
  • Một số loại trái cây giàu chất xơ như bơ, chuối chín, dưa hấu, dưa gang…

Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm dạ dày ruột.

1.2. Thực phẩm không nên ăn

Trong quá trình chăm sóc người bị viêm dạ dày ruột cấp, bạn cũng nên chú ý loại bỏ các loại thực phẩm không tốt cho quá trình tiêu hóa ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh. 

Một số thực phẩm không tốt cho người bị viêm dạ dày ruột cấp là: 

  • Thực phẩm muối chua như dưa, cà, kim chi…
  • Thịt và xương sụn.
  • Các sản phẩm còn nguyên hạt.
  • Trái cây tươi có tính axit hoặc sấy khô như mận, dâu, sung, nho.
  • Phô mai làm từ các loại trái cây hoặc các loại hạt.
  • Nước trái cây còn xơ hoặc hạt.
  • Đậu phụ, đậu lăng.
  • Hầu hết các loại rau sống.
  • Bắp rang bơ.
  • Thực phẩm nấu chín nhưng khó tiêu.

Người bị viêm dạ dày ruột không nên ăn thực phẩm muối chua, các loại rau sống…

2. Chế độ sinh hoạt

Về chế độ sinh hoạt, bệnh nhân viêm dạ dày cấp cần chú ý những vấn đề sau:

  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức gây mệt mỏi, căng thẳng.
  • Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tuân thủ làm theo mọi hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ;
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường xuất hiện trong quá trình điều trị bệnh.
  • Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe.

Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức gây mệt mỏi, căng thẳng.

X. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột cấp

Để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính và hạn chế nguy cơ tái phát hiệu quả, cần chú ý:

– Ăn uống khoa học và lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi để không bị nhiễm khuẩn đường ruột hay mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa khác.

– Nếu có thể, hãy ngâm rửa thực phẩm với nước muối loãng thật kỹ trước khi ăn

– Vệ sinh dụng cụ nấu nướng và khu vực bếp và kỹ lưỡng trước khi chế biến thức ăn.

– Vệ sinh cá nhân, nhà cửa và môi trường sống sạch sẽ. 

– Hạn chế đến nơi đông người, những nơi có không khí hoặc nguồn nước bị ô nhiễm;

– Cần rửa tay bằng xà phòng ít nhất trong khoảng 20 giây trước khi nấu ăn, sau khi đi vệ sinh, thay tã và trước khi ăn.

– Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, nhất dụng cụ ăn uống, cốc ống nước, khăn lau mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng…

– Tránh tiếp xúc với người hoặc vật mang mầm bệnh.

– Luôn khử trùng tay nắm cửa, bề mặt bồn cầu… trước khi sử dụng nếu trong gia đình có người đang nhiễm bệnh.

– Mang khẩu trang và găng tay trước khi chạm với đồ vật của người bệnh. 

– Một số loại virus gây viêm dạ dày ruột cấp hiện đã có vacxin phòng bệnh, ví dụ như vaccine phòng virus Rota. Bạn có thể tiêm phòng để tăng hiệu quả phòng bệnh.

– Tập thể dục mỗi ngày vừa giúp tinh thần thoải mái hơn vừa giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn, vi rút tấn công gây bệnh.

– Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, nên thăm khám bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

– Tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ cho trẻ.

Ăn uống khoa học và lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh bị nhiễm khuẩn.

XI. Giải đáp thắc mắc về bệnh viêm dạ dày ruột cấp 

Các thắc mắc khác về bệnh viêm dạ dày ruột cấp sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết dưới đây: 

1. Điều trị viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em cần lưu ý gì?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất không nên sử dụng kháng sinh. Do đó, quá trình điều trị viêm dạ dày ruột cấp cho các em thường gặp nhiều khó khăn.

Hầu hết các trường hợp viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ nhỏ đều dựa trên hướng dẫn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt do bác sĩ hướng dẫn.

Trong thời gian điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, ba mẹ cần phải thường xuyên theo dõi tiến triển bệnh. Nếu bệnh không có biểu hiện phục hồi, ba mẹ nên tiếp tục đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để tìm ra phác đồ điều trị tốt hơn.

2. Điều trị viêm dạ dày ruột cấp bằng Đông y có hiệu quả không? 

Điều trị viêm dạ dày ruột cấp bằng Đông y khá an toàn, có hiệu quả nhưng cần nhiều thời gian hơn Tây y. 

Trong Đông y, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc sau đây để làm giảm đau dạ dày, ruột:

  • Vị thuốc chè dây: Có tác dụng an thần, trung hòa axit dạ dày, giải độc, thanh nhiệt…
  • Vị thuốc kim ngân: Hoa kim ngân có tác dụng kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt một số loại virus tồn tại trên niêm mạc dạ dày, ruột, chống viêm loét dạ dày…
  • Vị thuốc tam thất: Có tác dụng giảm đau. Ngoài ra, tam thất còn làm lưu thông khí huyết, giúp các tổn thương trên niêm mạc dạ dày, ruột nhanh lành hơn.

3. Triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp nguy hiểm ở người lớn? 

Người lớn bị viêm dạ dày ruột cấp cần được cấp cứu và điều trị ngay lập tức khi có các dấu hiệu sau:

  • Mệt mỏi, ngủ li bì.
  • Mặt mũi tái xanh, chân tay lạnh ngắt.
  • Môi khô, nứt nẻ.
  • Đi tiểu quá ít, dễ nhận thấy nhất là lượng nước tiểu ít hơn lượng nước uống vào.
  • Lúc nào cũng ở trong tình trạng khát nước.
  • Mắt trũng xuống

4. Triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp nguy hiểm ở trẻ nhỏ? 

Không giống với người lớn, trẻ em thường khó biểu đạt được tình trạng bệnh của mình. Do đó, ba mẹ có thể nhận biết tình trạng bệnh nguy hiểm ở trẻ em qua 1 số triệu chứng bổ sung sau đây:

  • Thóp của trẻ sơ sinh bị lõm.
  • Trẻ khóc nhưng nước mắt không thể trào ra.
  • Da của trẻ bị nhăn nheo.
  • Trẻ liên tục quấy khóc nhưng cha mẹ không tìm được nguyên nhân.

5. Đối tượng  nào dễ bị viêm dạ dày ruột cấp?

Viêm dạ dày ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là các đối tượng dưới đây:

  • Trẻ em: Do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện.
  • Người cao tuổi: Hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Người sống ở khu vực dân cư tập trung đông đúc hoặc bị ô nhiễm. 
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu do bị nhiễm HIV AIDS, đã trải qua hóa trị. 
  • Người sống ở Bắc Bán Cầu: Nhóm đối tượng này có nguy cơ cao bị nhiễm rotavirus hoặc norovirus vào mùa đông và mùa xuân.

6. Bệnh viêm dạ dày ruột cấp có lây không? 

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp thường do virus gây ra. Vi khuẩn/virus gây bệnh viêm dạ dày ruột và đại tràng thường lây lan qua 3 con đường chính là:

  • Thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
  • Nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Do tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

7. Điều trị viêm dạ dày ruột cấp mất bao lâu? 

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp thường sẽ khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày khi được chăm sóc và điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đảm bảo đạt được hiệu quả nhanh chóng.

8. Những dấu hiệu cần tái khám viêm dạ dày ruột cấp? 

Bệnh nhân nên tái khám theo lịch hẹn hoặc nếu có các dấu hiệu sau:

  • Các triệu chứng bệnh tái phát.
  • Đau bụng nhiều hơn, nhất là đau bụng hố chậu phải.
  • Nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen, phân có máu.
  • Nôn dai dẳng.
  • Mệt mỏi li bì, đau đầu, chóng mặt.
  • Sốt, khát khô môi miệng..
  • Tiểu ít hoặc không tiểu.

9. Khám và điều trị viêm dạ dày ruột cấp ở đâu tốt?

Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày ruột, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Người bệnh có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:

  • Tại TPHCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Gia An 115, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Nhi đồng I… 
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Thanh Nhàn… 

Viêm dạ dày ruột cấp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí tử vong. Vì vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh để có biện pháp kiểm soát hiệu quả.

Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về viêm dạ dày ruột cấp hoặc về bệnh lý liên quan đến dạ dày, vui lòng liên hệ tới hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y tư vấn trực tiếp.

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *