Tổ yến vô cùng giàu dinh dưỡng nhưng nếu ăn quá nhiều hoặc không đúng lúc, đúng cách có thể gây đau bụng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng ăn yến bị đau bụng qua bài viết sau!
Mục lục
I. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của yến với sức khỏe
Tổ yến (yến sào) được tạo ra từ nước dãi của các loài chim yến. Chim yến thường sống trong hang và ở các vách đá các đảo ven biển.
Ở nước ta, chim yến sinh sống chủ yếu Bình Định, Khánh Hòa, ở Quảng Bình, Quảng Nam, Côn Đảo,…Đầu tháng 4 hàng năm là thời điểm thu hoạch tổ yến, mỗi năm thu hoạch 2 vụ vào tháng 4 và 8.
Yến sào hiện gồm có 3 loại như sau:
- Mao yến: Có nhiều lông, màu tro xám đen, là tổ làm lần đầu tiên để đẻ trứng. Mao yến có hình cong bán nguyệt, dài 6-10 cm, rộng 3-5 cm, một tổ nặng khoảng 10g.
- Bạch yến: Hay quang yến có màu trắng, trong suốt, thi thoảng mới có lông lẫn vào. Loại này làm tổ lần 2 sau khi yến bị lấy tổ lần đầu.
- Huyết yến: Đây là tổ yến có màu đỏ, quý hiếm nhất và giàu giá trị dinh dưỡng.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g yến sào cụ thể như sau:
Yến sào rất tốt cho sức khỏe người già, sản phụ, trẻ nhỏ. Cụ thể yến sào mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe như sau:
II. Ăn yến có bị đau bụng không?
Tổ yến được nhiều người mệnh danh là “thần dược” vì có rất nhiều tác dụng tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, ăn yến quá nhiều, không đúng cách có thể gây phác tác dụng dẫn đến bị đau bụng, ngộ độc.
Để nắm được nguyên nhân tại sao ăn yến bị đau bụng, hãy cùng đến phần nội dung tiếp theo ngay sau đây!
III. Nguyên nhân ăn yến bị đau bụng
Tổ yến lành tính, không gây dị ứng và không chứa chất độc. Tuy nhiên, tổ yến có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây thừa chất và phản tác dụng. Dưới đây là một số trường hợp ăn yến bị đau bụng:
1. Ăn yến khi đang bị rối loạn tiêu hóa
Hàm dinh dưỡng và đạm tổ yến rất cao nên ruột khó hấp thụ hết, dẫn đến dư thừa trong cơ thể. Điều này khiến cho hệ tiêu hóa đang bị rối loạn quá tải, ăn không tiêu, chướng bụng và đầy hơi.
Do đó, nếu ăn tổ yến trong khi đang bị rối loạn tiêu hóa bạn rất dễ bị đau bụng, đi ngoài phân lỏng. Ngoài ra, dư thừa đạm cũng là nguyên nhân gây mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ và chán ăn.
2. Ăn yến khi đang bị viêm nhiễm cấp tính
Ăn yến khi đang bị viêm phế quản, viêm đường tiết niệu, viêm đường hô hấp, viêm da có thể khiến bệnh nặng thêm và gây đau bụng.
Nguyên nhân là do bổ dưỡng và có tính bình, nếu cơ thể đang bị vi khuẩn xâm nhập sẽ khó hấp thụ. Do đó, bạn chỉ nên ăn tổ yến khi đã khỏi viêm nhiễm.
3. Ăn yến khi bị cảm lạnh, sốt
Vì tổ yến bổ dưỡng nên nhiều người cho rằng đầy sẽ là thực phẩm lý tưởng cho người bị ốm, sốt và cảm lạnh. Tuy nhiên, ăn yến vào thời điểm này không chỉ dễ gây đau bụng mà còn dẫn đến ngộ độc yến.
Nguyên nhân do lúc này cơ thể đang rất yếu, cần hạ nhiệt và tăng cường đào thải độc tố. Tẩm bổ bằng tổ yến khiến cơ thể phải sản sinh nhiều năng lượng hơn để tiêu thụ dẫn tới khó hạ nhiệt. Thậm chí, ăn nhiều yến khi bị cảm lạnh và sốt còn dễ dẫn tới đau bụng, nôn mửa.
4. Do ăn yến chứa hóa chất
Tổ yến nhái, giả chứa các hóa chất, ví dụ như tổ yến trắng được nhuộm màu thành tổ yến huyết, lông yến được làm sạch bằng thuốc tẩy rửa. Nếu ăn phải tổ yến chứa hóa chất thì có thể gây đau bụng và ngộ độc.
5. Trẻ dưới 7 tháng tuổi ăn yến
Cho trẻ dưới 7 tháng tuổi ăn yến không chỉ lãng phí mà còn dễ gây ngộ độc. Vì hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn này còn rất non nớt, thể chất cũng chưa phát triển toàn diện.
Trong khi đó, tổ yến là quá bổ dưỡng nên nếu cho bé 7 tháng tuổi ăn sẽ làm tăng áp lực cho đường ruột của trẻ. Cơ thể bé không hấp thụ được dưỡng chất của yến sào, hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải dẫn đến rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy và gây hại đường ruột.
IV. Ăn yến bị đau bụng có nguy hiểm không?
Theo tìm hiểu, hiện vẫn có trường hợp nào ăn yến bị đau bụng phải cấp cứu hoặc nguy hiểm tính mạng. Người ăn yến quá nhiều hoặc không đúng cách ảnh hưởng đến tiêu hóa chủ yếu có triệu chứng đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi bạn ngừng ăn yến và sử dụng các thực phẩm hỗ trợ phục hồi hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, khi ăn yến bị đau bụng bạn cũng không nên chủ quan, đặc biệt là với trẻ dưới 7 tháng tuổi hoặc những người đã có sẵn các vấn đề về đường ruột. Do đó, nếu sau khi ngừng ăn yến nhưng tình trạng đau bụng vẫn không thuyên giảm, bạn nên đi thăm khám bác sĩ.
V. Hướng dẫn cách yến không bị đau bụng
Để ăn tổ yến không bị đau bụng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Các trường hợp không nên ăn yến
Các trường hợp không nên ăn yến sào để tránh bị đau bụng đi ngoài gồm:
- Trẻ em dưới 7 tháng tuổi: Chỉ nên dùng khi trẻ đã được trên 7 tháng tuổi.
- Người đang bị rối loạn tiêu hóa.
- Người có hệ tiêu hóa kém.
- Người bị viêm nhiễm cấp tính.
- Người bị đau bụng, đầy bụng, đau đầu.
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
- Phụ nữ mới sinh.
- Người kém hấp thu.
- Người suy dương, tiểu trong.
- Người bị cảm lạnh, sốt.
2. Lượng yến nên ăn
Yến sào giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ gây dư chất dinh dưỡng sẽ bị cơ thể đào thải ra ngoài. Do đó, bạn cần ăn yến với lượng vừa đủ để cơ thể hấp thụ một cách tốt nhất. Các chuyên gia khuyến cáo về liều lượng yến sào theo độ tuổi như sau:
- Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: Khoảng 3g yến sào khô/lần
- Trẻ vị thành niên và người lớn: Khoảng từ 5 – 10g yến sào khô/lần.
- Người bình thường: Nên ăn yến sào đều đặn 2 lần/tuần với liều lượng khoảng 5g/lần nếu muốn tăng cường sức khỏe.
- Phụ nữ mang thai: Từ tháng 4 đến 7 có thể ăn trung bình 100g/tháng, dùng cách ngày với lượng khoảng 7g/lần. Từ tháng 8 – 9 nên giảm liều lượng 70g/tháng, dùng cách ngày với lượng khoảng 5g/lần.
- Người lớn tuổi: Yến sào đặc biệt rất tốt cho người lớn tuổi, nhất người già cần hồi phục sức khỏe sau ốm và phẫu thuật.
3. Thời điểm ăn yến
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn yến sào khi bụng đang rỗng. Có 3 thời điểm thích hợp để ăn yến sào gồm:
- Buổi sáng mới thức dậy.
- Buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
- Giữa hai bữa ăn chính.
Ăn yến sào vào các thời điểm này giúp các cơ quan tiêu hóa khởi động nhẹ nhàng và hấp thu dưỡng chất vào cơ thể.
4. Một số lưu ý khi chế biến yến
Những tác dụng và lợi ích tuyệt vời của yến sào đã được khẳng định và chứng minh. Tuy nhiên, khi chế biến tổ yến bạn cần tìm hiểu để biết cách chế biến đúng cách, tránh nguy cơ bị dị ứng, phản tác dụng.
Cụ thể, khi chế biến tổ yến, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Phương pháp chế biến yến tốt nhất là hấp cách thủy.
- Không nên cho quá nhiều đường, kể cả là đường phèn khi chế biến yến. Vì dùng đường càng sẽ càng làm giảm tác dụng hỗ trợ và dưỡng chất có trong yến.
- Chế biến yến ở nhiệt độ vừa phải, không quá sôi trên 100 độ.
- Không nên nấu trực tiếp trên lửa vì sẽ làm mất đi các dưỡng chất quý trong tổ yến.
- Không hấp lại yến bằng lò vi sóng vì năng lượng sóng từ rất mạnh, có thể phá hủy toàn bộ năng lượng vi chất và chất dinh dưỡng trong yến.
- Ngâm và nhặt sạch lông yến nếu bạn dùng yến thô: Nên dùng nước ở nhiệt độ thường để làm sạch yến, không dùng nước sôi vì sẽ làm giảm bớt chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không dùng bất kỳ loại hóa chất tẩy rửa nào để làm sạch tổ yến vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.
- Sau khi làm sạch tổ yến, bạn có thể cất vào tủ lạnh dùng dần nhưng không nên để quá 7 ngày.
5. Cách bảo quản yến
- Cách 1: Cho yến đã làm sạch vào hộp kín hoặc túi zip để vào ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ thích hợp khoảng 4ºC. Thời gian bảo quản là 7 ngày.
- Cách 2: Cho yến vào túi zip hoặc nylon bịt kín cất vào ngăn đông lạnh của tủ lạnh. Thời gian bảo quản yến bằng cách trữ đông sẽ được lâu hơn, khoảng 3- 5 tháng.
VI. Lưu ý giúp mua được tổ yến thật – chất lượng
Để mua được tổ yến chất lượng và an toàn cho sức khỏe, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Tìm hiểu thông tin trước khi mua tổ yến
Cần phân biệt được tổ yến thật và yến giả. Thông thường, tổ yến thật sẽ có màu trắng ngà còn tổ yến giả, kém chất lượng sẽ có màu trắng sáng, không được tự nhiên.
2. Lựa chọn địa chỉ bán tổ yến uy tín
Lựa chọn đơn vị cung cấp tổ yến uy tín sẽ giúp bạn yên tâm mua được sản phẩm chất lượng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
3. Biết cách phân biệt yến thật – giả
Nếu mua tổ yến thô, một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được đâu là tổ yến thật và đâu là tổ yến giả:
- Soi tổ yến dưới ánh mặt trời: Tổ yến thật sẽ trong và có thể cho ánh sáng xuyên qua. Tổ yến giả màu sẽ hơi đục và phản chiếu lại với ánh mặt trời.
- Trọng lượng của tổ yến: Trọng lượng của tổ yến thật thường chỉ dao động từ 3,5 đến 12g; trong khi đó trọng lượng của tổ yến giá là trên 12g.
- Ngửi mùi: Nếu có mùi hơi tanh đặc trưng thì đó là tổ yến thật. Trong khi tổ yến giả và yến kém chất lượng sẽ có mùi tanh giống với mùi trứng, mùi cá hoặc pha lẫn mùi hóa chất tẩy trắng.
- Màu của tổ yến: Tổ yến thật khi ngâm vào nước sẽ không bị phai màu, ngược lại tổ yến giả sẽ bị phai màu và tan trong nước.
- Theo dõi độ nở: Tổ yến thật sẽ nở gấp đôi khi ngâm vào trong nước. Yến giá khi ngâm với nước sợi yến bị chai và chỉ nở rộng một ít so với kích thước ban đầu.
- Phương pháp sủi bọt tăm: Yến sào thật chất lượng khi ngâm vào nước sủi bọt tăm; tổ yến giả không làm nước sủi bọt tăm mà chỉ làm nước chuyển màu.
- Nếm thử sợi yến: Nếu sợ yến có vị hơi tanh giống như lòng trắng trứng và không ngọt thì là yến thật. Yến giả khi ăn vị sẽ hơi ngọt vì thường được trộn thêm đường để kết dính các sợi.
- Kiểm tra độ giòn: Nếu bóp nhẹ vào sợ yến thấy giòn thì là tổ yến thật, ngay cả khi để lâu ngoài không khí vẫn giữ được độ giòn. Trong khi đó, sợi yến giả thường dẻo, khi cầm rất chắc và khó bị gãy.
- Ngâm yến với nước: Ngâm tổ yến trong nước khoảng 30 phút. Nếu yến nở gấp đôi, màu sắc không thay đổi, sợi yến không tan và ngửi thấy mùi hơi tanh thì là tổ yến thật. Ngược lại, yến giả sẽ tan cùng nước, có mùi lạ và chuyển màu.
- Nhận biết sau khi chưng yến: Sau 15-20 phút chưng, tổ yến thật sẽ còn nguyên dạng và không bị nát. Còn yến giả bị nhão ra, nếu ăn vào rất dễ bị dị ứng hoặc ngộ độc.
- Dùng dung dịch Lugol: Cho tổ yến vào nồi nước và đun sôi sau đó nhỏ dung dịch Lugol vào. Nếu là tổ yến thật, nước đun yến sẽ không chuyển màu lạ. Nếu là yến giả, nước sẽ chuyển màu xanh.
Ăn yến bị đau bụng có thể xảy ra nếu bạn ăn quá nhiều, ăn không đúng cách và đúng lúc lại có thể gây đau bụng. Do đó, khi ăn yến bạn nên tuân thủ về liều lượng, thời gian ăn và cách chế biến đã hướng dẫn ở trên để đảm bảo an toàn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...