Viêm tiền môn vị là gì? Có nguy hiểm không? 

Viêm tiền môn vị là gì – là tình trạng viêm, sưng tại vùng ở giữa môn vị và hang vị của dạ dày. Bệnh có thể gây khó chịu và đau đớn đáng kể, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời còn có thể gây biến chứng hẹp môn vị, xuất huyết, thủng và ung thư dạ dày. Bài viết này của Thuốc dạ dày chữ Y mô tả viêm hang vị tiền môn vị là gì và nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh.

I. Viêm tiền môn vị là gì?

Dạ dày là nơi chứa, co bóp thức ăn và là bộ phận to nhất trong đường tiêu hóa. Cấu tạo của dạ dày gồm các bộ phận có thứ tự trên xuống dưới như sau:

  • Phình vị. 
  • Thân vị. 
  • Hang vị. 
  • Môn vị.

Tiền môn vị là bộ phận cuối cùng của dạ dày, nằm ngang từ góc bờ cong đến cuối môn vị và ngay sau hang vị. 

Viêm tiền môn vị hay viêm hang vị tiền môn vị là một loại viêm dạ dày. Đây là tình trạng viêm sưng tại vùng ở giữa môn vị và hang vị của dạ dày. Trong đó:

– Hang vị dạ dày (Antrum): Nằm ở vị trí giữa thân vị và môn vị, là nơi nhận chất dinh dưỡng và thức ăn chưa tiêu hóa được từ thân vị. Tại hang vị, thức ăn sẽ được nghiền nhỏ, bơm dịch vị và sau đó được đẩy xuống tá tràng với ruột non.

– Môn vị (Gastric pylorus): Là một van cơ nằm ở cuối dạ dày, có nhiệm vụ điều chỉnh dòng thức ăn được tiêu hóa một phần từ dạ dày vào ruột non.

Viêm hang vị tiền môn vị là tình trạng viêm sưng tại vùng ở giữa môn vị và hang vị của dạ dày.

Viêm hang vị tiền môn vị là tình trạng viêm sưng tại vùng ở giữa môn vị và hang vị của dạ dày.

II. Nguyên nhân gây bệnh viêm hang vị tiền môn vị

Viêm tiền môn vị xảy ra khi có tổn thương ở lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày và ruột non. Các nguyên nhân thường gặp gây bệnh viêm hang vị tiền môn vị gồm có:

1. Do nhiễm vi khuẩn HP

Theo Đại học Tiêu hóa Hoa Kỳ (ACG), một nguyên nhân phổ biến gây viêm loét tiền môn vị là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori/HP). Điều này là do HP tấn công lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày và tạo ra một loại enzyme gọi là urease. Enzyme này làm cho axit dạ dày của bạn ít axit hơn . Nó cũng làm suy yếu lớp niêm mạc dạ dày của bạn.

2. Do lạm dụng thuốc

ACG cho biết thêm, một nguyên nhân phổ biến khác gây viêm tiền môn vị là do dùng thuốc, chẳng hạn như aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID). 

Những loại thuốc này ức chế việc sản xuất các chất giống hormon gọi là prostaglandin. Những chất này rất cần thiết để duy trì tính toàn vẹn của niêm mạc dạ dày.

3. Do căng thẳng stress

Căng thẳng được đánh giá là một trong các nguyên nhân gây bệnh phổ biến. Các hoạt động của dạ dày chịu ảnh hưởng từ hệ thần kinh. Vì vậy khi thường xuyên căng thẳng hệ thần kinh sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid gây viêm loét niêm mạc.

Nhiễm vi khuẩn HP, lạm dụng thuốc NSAID là nguyên nhân chính gây viêm hang vị tiền môn vị.

Nhiễm vi khuẩn HP, lạm dụng thuốc NSAID là nguyên nhân chính gây viêm hang vị tiền môn vị.

4. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Một số thông tin cho rằng, thói quen ăn uống vô tội vạ, ăn nhanh nuốt vội, thường xuyên ăn thực phẩm chua cay nóng, ăn quá khuya, không đúng bữa, đúng giờ…  gây tác động xấu lên dạ dày và làm tăng nguy cơ gây viêm.

Theo nhsinform.scot, có ít bằng chứng cho thấy viêm tiền môn vị dạ dày là do thức ăn cay. Nhưng điều này có thể làm cho các triệu chứng viêm hang vị tiền môn vị trở nên tồi tệ hơn.

Tuy nhiên, hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ viêm và loét dạ dày đồng thời làm giảm hiệu quả phác đồ điều trị. Rượu có thể gây kích ứng và làm mòn lớp niêm mạc dạ dày, đồng thời làm tăng lượng axit dạ dày được sản xuất.

4. Rối loạn tự miễn

Ở người cao tuổi,hệ miễn dịch suy giảm dẫn tới rối loạn tự miễn. Các tế bào miễn dịch không phân biệt được và tấn công các tế bào khỏe mạnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân xấu tấn công hệ tiêu hóa gây viêm.

Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác do bệnh lý gây ra dẫn đến viêm tiền môn vị như: bệnh HIV, đái tháo đường, bệnh Crohn…

III. Triệu chứng viêm tiền môn vị dạ dày

Bệnh viêm hang vị tiền môn vị không có dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng. Nhưng vẫn có một số triệu chứng giúp nhận biết bệnh sớm là:

1. Đau thượng vị 

Đau thượng vị là dấu hiệu nhận biết chung khi mắc các bệnh về dạ dày (bao gồm cả viêm hang vị dạ dày). 

Cơn đau do viêm tiền môn vị dạ dày thường có xu hướng xuất hiện sau khi ăn đồ cay nóng, ăn quá no. Cảm giác đau tăng khi thời tiết lạnh hơn.

2. Buồn nôn và nôn thường xuyên

Triệu chứng nôn và buồn nôn ở bệnh nhân viêm tiền môn vị thường xảy ra khi người bệnh vừa ăn xong. Đôi khi tình trạng này sẽ kéo theo triệu chứng đầy bụng.

3. Đầy bụng, khó tiêu

Tiền môn vị là nơi thức ăn dư thừa sẽ được thông qua để dẫn đến trực tràng. Nếu khu vực này bị viêm và chảy máu thì sẽ dẫn đến sưng tấy gây tắc nghẽn ống tiêu hóa. Lúc này, người bệnh sẽ cảm giác khó tiêu, chướng bụng, nóng rát thượng vị rất khó chịu.

Bệnh nhân viêm tiền môn vị có thể gặp các triệu chứng như đau thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, thường xuyên nôn và buồn nôn.

Bệnh nhân viêm tiền môn vị có thể gặp các triệu chứng như đau thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, thường xuyên nôn và buồn nôn.

4. Cấu trúc phân thay đổi khác thường

Môn vị và hang vị kết nối trực tiếp với trực tràng, vậy nên khi bộ phận này viêm nhiễm sẽ khiến bệnh nhân đi ngoài bất thường. Tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra với biểu hiện tiêu chảy và táo bón xen kẽ, cấu trúc phân thay đổi bất thường.

5. Suy nhược cơ thể

Hang vị tiền môn vị bị viêm và tổn thương khiến chức năng tiêu hóa suy yếu. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể kém đi. 

Ngay cả khi người bệnh ăn uống đầy thì dạ dày không thể phân giải được chất dinh dưỡng. Hậu quả là cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng nên luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, thậm chí là suy nhược cơ thể.

6. Triệu chứng khác

Người bị viêm tiền môn vị dạ dày còn có thể gặp một số triệu chứng khác như:

  • Cảm thấy no hoặc đầy hơi khó chịu sau khi ăn.
  • Ợ hơi, ợ nóng.
  • Không dung nạp thức ăn béo.
  • Chán ăn, ăn nhanh no, ăn ít hơn bình thường.
  • Nôn ra máu, có thể có màu đỏ hoặc đen
  • Có máu trong phân hoặc phân có màu đen/hắc ín.
  • Mệt mỏi.
  • Giảm cân.
  • Khó thở.
  • Khẩu vị thay đổi.

IV. Viêm tiền môn vị có nguy hiểm không?

Với những thông tin ở trên, chắc hẳn đã biết viêm tiền môn vị là gì, nguyên nhân do đâu và triệu chứng nhận biết thế nào. Vậy viêm tiền môn vị có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, viêm hang vị tiền môn vị không phải là bệnh quá nguy hiểm. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách  có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

1. Viêm loét dạ dày 

Tổn thương niêm mạc dạ dày có thể khiến axit dạ dày tiếp xúc với biểu mô dạ dày. Đây là một tập hợp lớn các tế bào tiết ra axit, chất nhầy và các chất khác vào ruột non. Khi axit dạ dày tiếp xúc với biểu mô dạ dày, nó có thể gây tổn thương dẫn đến loét.

Nếu không điều trị, vết loét có thể ăn sâu hơn cho đến khi chạm tới lớp màng ngoài của dạ dày, gọi là lớp thanh mạc. Trong trường hợp nghiêm trọng, điều này dẫn đến thủng, khiến các chất trong dạ dày rò rỉ vào khoang bụng.

Viêm hang vị tiền môn vị kéo dài không được điều trị có thể gây biến chứng loét. 

Viêm hang vị tiền môn vị kéo dài không được điều trị có thể gây biến chứng loét.

2. Chảy máu dạ dày 

Chảy máu dạ dày có thể xảy ra như mất máu chậm dẫn đến thiếu máu hoặc như mất máu nghiêm trọng có thể cần phải nhập viện hoặc truyền máu. Mất máu nghiêm trọng có thể gây nôn đen hoặc có máu hoặc phân đen hoặc có máu.

  1. Thủng dạ dày 

Dạ dày bị tổn thương và loét kéo dài có thể gây thủng dạ dày với một hoặc nhiều lỗ thủng trên thành dạ dày hoặc ruột non. Biến chứng này khiến người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng ở khoang bụng, gọi là viêm phúc mạc.

4. Hẹp môn vị  

Đây là biến chứng phổ biến, gây tắc nghẽn đường đi của thức ăn và dịch vị từ dạ dày xuống tá tràng, thường gặp ở nữ giới hoặc trẻ nhỏ.

Viêm tiền môn vị có thể chặn đường đi của thức ăn qua đường tiêu hóa, khiến bạn dễ bị no, nôn mửa và sụt cân do sưng do viêm hoặc do sẹo.

5. Ung thư dạ dày

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị bệnh dạ dày (trong đó có viêm tiền môn vị) do nhiễm H. pylori có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn. Biến chứng này tuy rất hiếm gặp nhưng bệnh nhân không nên chủ quan.

Hình ảnh biến chứng ung thư dạ dày qua nội soi. 

Hình ảnh biến chứng ung thư dạ dày qua nội soi.

V. Chẩn đoán viêm hang vị tiền môn vị bằng cách nào?

Khi chẩn đoán viêm hang vị tiền môn vị, bác sĩ có thể hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh lý và gia đình, tiến hành khám sức khỏe và yêu cầu làm xét nghiệm để chẩn đoán viêm tiền môn vị, tìm nguyên nhân và kiểm tra các biến chứng .

1. Tiền sử bệnh lý và gia đình

Để giúp chẩn đoán viêm hang tiền môn vị và kiểm tra các yếu tố gây viêmt, bác sĩ sẽ lấy tiền sử bệnh lý và gia đình. Bác sĩ có thể hỏi về:

  • Triệu chứng bạn gặp phải. 
  • Tiền sử bệnh lý của bạn, bao gồm bất kỳ bệnh loét dạ dày tá tràng nào trong quá khứ hoặc nhiễm trùng Helicobacter pylori (H. pylori)
  • Thuốc đang dùng, đặc biệt là thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Tiền sử gia đình bị bệnh dạ dày nhiễm H. pylori hoặc ung thư đường tiêu hóa

2. Khám sức khỏe

Khám sức khỏe có thể giúp bác sĩ chẩn đoán viêm hang vị tiền môn vị hoặc biến chứng loét. Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ thường

  • Kiểm tra xem bụng có bị sưng không
  • Nghe những âm thanh bên trong bụng bằng ống nghe
  • Gõ nhẹ vào bụng để kiểm tra xem có đau hay không

Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm y tế để giúp chẩn đoán nguyên nhân và kiểm tra biến chứng viêm tiền môn vị như nội soi, xét nghiệm phân, xét nghiệm hơi thở… 

Khi chẩn đoán viêm hang vị tiền môn vị, bác sĩ có thể hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh lý và gia đình, tiến hành khám sức khỏe.

Khi chẩn đoán viêm hang vị tiền môn vị, bác sĩ có thể hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh lý và gia đình, tiến hành khám sức khỏe.

3. Nội soi đường tiêu hóa trên

Nội soi đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn) trên để kiểm tra niêm mạc của các bộ phận này. 

Với thủ thuật nội soi đường tiêu hóa, bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng, mềm (ống nội soi) có gắn camera ở một đầu vào miệng hoặc mũi và xuống dạ dày cũng như phần đầu tiên của ruột non (tá tràng).

Người bệnh có thể được tiêm thuốc an thần nhẹ trước khi tiến hành thủ thuật hoặc xịt thuốc gây tê tại chỗ vào cổ họng để giúp nội soi dễ dàng hơn. 

Hình ảnh thu được từ thủ thuật nội soi sẽ giúp bác sĩ quan sát niêm mạc dạ dày xem có bị viêm hay không. Một mẫu mô nhỏ cũng có thể được lấy từ dạ dày hoặc tá tràng để xét nghiệm vi khuẩn H. pylori.

4. Xét nghiệm máu 

Mẫu máu của bệnh nhân được xét nghiệm để tìm kháng thể chống lại vi khuẩn H. pylori. Kháng thể là protein được sản xuất tự nhiên trong máu của bạn để giúp chống lại nhiễm trùng.

5. Xét nghiệm hơi thở ure

Bạn sẽ sẽ cung cấp cho bệnh nhân một loại đồ uống đặc biệt có chứa một loại hóa chất bị phân hủy bởi vi khuẩn HP và yêu cầu uống. Sau khi uống, hơi thở của bệnh nhân sẽ được phân tích để xem có bị nhiễm HP hay không.

6. Xét nghiệm phân 

Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm phân để kiểm tra nhiễm trùng H.pylori . Bác sĩ sẽ đưa cho bệnh nhân một hộp đựng để đựng và giữ mẫu phân đồng thời hướng dẫn cách lấy mẫu phân.

7. Chuỗi GI trên

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X- quang đường tiêu hóa trên  để giúp chẩn đoán viêm tiền môn vị hoặc biến chứng.

Chụp X-quang đường tiêu hóa trên sử dụng tia X và chất lỏng dạng phấn mà người bệnh nuốt gọi là bari để kiểm tra đường tiêu hóa trên.

Nội soi đường tiêu hóa trên cũng có thể được bác sĩ thực hiện để kiểm tra niêm mạc của các bộ phận này. 

Nội soi đường tiêu hóa trên cũng có thể được bác sĩ thực hiện để kiểm tra niêm mạc của các bộ phận này.

VI. Bác sĩ điều trị viêm tiền môn vị dạ dày như thế nào?

Để điều trị viêm hang vị tiền môn vị, bác sĩ thường khuyên dùng thuốc giúp điều trị tình trạng viêm và tổn thương. Bác sĩ cũng tìm nguyên nhân gây viêm để điều trị hoặc kiểm soát nguyên nhân. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

1. Chữa lành tình trạng viêm và tổn thương 

Các loại thuốc mà bác sĩ khuyên dùng hoặc kê đơn để điều trị viêm hang vị tiền môn vị bao gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): PPI hoạt động bằng cách giảm lượng axit mà dạ dày của bạn sản xuất. Điều này ngăn ngừa tổn thương thêm cho vết loét khi nó lành lại một cách tự nhiên. Các PPI được sử dụng phổ biến nhất là: omeprazol, pantoprazol, lansoprazol…  Thuốc này thường được kê đơn trong vòng 4 đến 8 tuần.
  • Thuốc chẹn H2: Đôi khi, một loại thuốc gọi là thuốc đối kháng thụ thể H2 được sử dụng thay cho PPI. Tác dụng của thuốc cũng là làm giảm lượng axit mà dạ dày sản xuất. Ranitidine là thuốc đối kháng thụ thể H2 được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị viêm hang vị tiền môn vị. 
  • Thuốc kháng axit: Các thuốc trên phải mất vài giờ mới có tác dụng, vì vậy bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thêm thuốc kháng axit. Tác dụng của thuốc là trung hòa axit dạ dày, làm giảm nhẹ triệu chứng ngay lập tức nhưng trong thời gian ngắn.
  • Thuốc bảo vệ dạ dày: Một số thuốc kháng axit cũng chứa một loại thuốc gọi là alginate, tạo ra lớp phủ bảo vệ trên niêm mạc dạ dày. Thuốc kháng axit có chứa alginate tốt nhất nên dùng sau bữa ăn.
Thuốc ức chế bơm PPI dùng trong điều trị viêm tiền môn vị. 

Thuốc ức chế bơm PPI dùng trong điều trị viêm tiền môn vị.

2. Điều trị nguyên nhân gây viêm tiền môn vị 

Bác sĩ điều trị nguyên nhân gây viêm tiền môn vị để triệt tiêu tình trạng viêm và ngăn ngừa tái phát.

– Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng HP: Các bác sĩ điều trị nhiễm trùng H. pylori bằng cách kết hợp nhiều loại thuốc. Các loại thuốc này thường bao gồm

  • Hai hoặc nhiều loại kháng sinh: Thuốc kháng sinh phổ biến dùng trong điều trị HP là amoxicilin, clarithromycin và metronidazole.
  • Một thuốc PPI hoặc thuốc chẹn H2. 
  • Trong một số trường hợp, thuốc bismuth subsalicylate có thể được sử dụng.

Bác sĩ có thể tránh kê đơn thuốc kháng sinh mà bạn đã dùng trước đây. Vì vi khuẩn HP có thể đã phát triển khả năng kháng thuốc đối với những loại thuốc kháng sinh đó.

Nếu bạn được kê đơn thuốc, hãy liều lượng các loại thuốc chính xác theo chỉ định của bác sĩ. Nếu ngừng dùng thuốc sớm, một số vi khuẩn có thể sống sót và tồn tại trong dạ dày của bạn. Nói cách khác, vi khuẩn H. pylori có thể phát triển khả năng kháng thuốc kháng sinh.

Để biết thuốc có hiệu quả không, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm H. pylori cho bệnh nhân ít nhất 4 tuần sau khi ngừng dùng thuốc kháng sinh. Nếu vẫn bị nhiễm H. pylori bác sĩ có thể tiếp tục kê đơn thuốc kết hợp kháng sinh và các loại thuốc khác để điều trị nhiễm trùng. 

Thuốc kháng sinh điều vi khuẩn HP. 

Thuốc kháng sinh điều vi khuẩn HP.

– Nếu nguyên nhân do lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Nếu bạn bị viêm hang vị tiền môn vị do dùng NSAID, bác sĩ có thể khuyên nên thay đổi thuốc.

Tùy thuộc vào lý do bạn dùng NSAID, bác sĩ có thể đề nghị bạn ngừng dùng NSAID, dùng một loại NSAID khác, dùng NSAID liều thấp hơn hoặc dùng một loại thuốc khác để giảm đau. Nếu bạn cần tiếp tục dùng NSAID, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thêm PPI.

– Nguyên nhân khác: Nếu viêm tiền môn vị không phải do nhiễm H.pylori hoặc NSAID, bác sĩ sẽ kiểm tra các nguyên nhân không phổ biến. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị bổ sung. 

3. Thay đổi lối sống 

Bên cạnh điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân viêm tiền môn vị nên thay đổi thói quen ăn uống và sinh khoa học hơn. 

Không có biện pháp thay đổi lối sống đặc biệt nào bệnh nhân cần áp dụng trong quá trình điều trị viêm tiền môn vị. Tuy nhiên, tránh căng thẳng, rượu, đồ ăn cay và hút thuốc có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh cho tới khi tình trạng viêm khỏi hẳn.

Bạn có thể thấy các triệu chứng của bệnh viêm tiền môn vị thuyên giảm khi:

– Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tiền môn vị. Hãy xem xét các nguồn gây căng thẳng của bạn và làm những những việc có thể để giải quyết nguyên nhân. Một số căng thẳng là không thể tránh khỏi, nhưng hãy học cách đối phó với căng thẳng bằng cách tập thể dục, dành thời gian cho bạn bè hoặc viết nhật ký.

– Không hút thuốc: Hút thuốc có thể ảnh hưởng đến lớp niêm mạc bảo vệ của dạ dày, khiến dạ dày dễ bị viêm và loét hơn. Hút thuốc cũng làm tăng axit dạ dày. 

– Hạn chế hoặc tránh uống rượu: Sử dụng quá nhiều rượu có thể gây kích ứng và làm mòn lớp niêm mạc trong dạ dày và ruột, dẫn đến viêm và chảy máu.

Tránh căng thẳng, rượu, đồ ăn cay và hút thuốc có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm tiền môn vị cho tới khi tình trạng viêm khỏi hẳn.

Tránh căng thẳng, rượu, đồ ăn cay và hút thuốc có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm tiền môn vị cho tới khi tình trạng viêm khỏi hẳn.

VII. Có thể phòng ngừa viêm tiền môn vị dạ dày không?

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc viêm tiền môn vị nếu thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà (thay đổi lối sống) điều trị viêm hang vị tiền môn vị như đã đề cập ở mục VI. Một số biện pháp hữu ích khác gồm:

1. Bảo vệ bản thân khỏi vi khuẩn HP

Người ta vẫn chưa biết rõ vi khuẩn HP lây lan như thế nào. Nhưng có một số bằng chứng cho thấy nó có thể lây truyền từ người sang người hoặc qua thực phẩm và nước.

Bạn có thể thực hiện các biện pháp để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh nhiễm trùng như HP bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước và ăn những thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn.

Chủ động bảo vệ bản thân khỏi vi khuẩn HP.

Chủ động bảo vệ bản thân khỏi vi khuẩn HP.

2. Thận trọng với thuốc giảm đau

Nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng, hãy thực hiện các bước để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về dạ dày. Ví dụ:

  • Hãy uống thuốc trong bữa ăn.
  • Làm việc với bác sĩ để tìm liều thấp nhất có thể mà vẫn giúp giảm đau. 
  • Tránh uống rượu khi dùng thuốc, vì cả hai có thể kết hợp làm tăng nguy cơ đau dạ dày.
  • Nếu cần dùng NSAID, bạn cũng có thể cần dùng thêm các loại thuốc khác như thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn axit hoặc thuốc bảo vệ tế bào. 
  • Một nhóm NSAID được gọi là thuốc ức chế COX-2 có thể ít gây loét dạ dày tá tràng hơn, nhưng có thể làm tăng nguy cơ đau tim.

Tóm lại, viêm tiền môn vị là gì – là tình trạng viêm, sưng tại vùng ở giữa môn vị và hang vị của dạ dày do nhiễm khuẩn HP, lạm dụng thuốc NSAID hoặc ăn uống không khoa học. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm đau bụng, buồn nôn và nôn, chướng bụng, khó tiêu. Để điều trị bệnh, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân dùng thuốc để giảm sản xuất axit dạ dày và thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng H. Pylori kết hợp với thay đổi lối sống khoa học hơn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/stomach-liver-and-gastrointestinal-tract/stomach-ulcer/#stomach-ulcer-diagnosis

https://www.medicalnewstoday.com/articles/prepyloric-ulcer#summary

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/h-pylori/diagnosis-treatment/drc-20356177

https://benhvienthucuc.vn/viem-hang-vi-tien-mon-vi-nhung-dieu-can-biet/#32-Che-do-an-uong-kem-lanh-manh

https://cumargold.vn/tu-van-viem-hang-vi/viem-hang-vi-tien-mon-vi-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-ngua.html

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *