20 cây thuốc nam chữa viêm hang vị dạ dày hiệu quả đã được kiểm chứng gồm: bố chính sâm, cây địa liền, khổ sâm cho lá, mã đề, xuyên tâm liên, nghệ, gừng, nha đam, lá trầu không, lá bàng, lá tía tô, lá cây hoàn ngọc, cây nhọ nồi, cây chè dây, bạc hà, hạt thì là, lá mơ lông và cây lược vàng.
Mục lục
I. Thuốc nam có chữa được viêm hang vị dạ dày không?
Hang vị dạ dày là bộ phận nằm ở phía cuối của dạ dày, một trong những bộ phận quan trọng nhất của dạ dày. Nó là bộ phận nối tiếp giữa dạ dày và tá tràng (phần nằm ngang từ góc bờ cong đến lỗ môn vị).
Hang vị dạ dày được lót bởi một lớp niêm mạc để hạn chế tình trạng tiết acid dịch vị, bộ phận này rất dễ bị viêm nhiễm và tổn thương.
Viêm hang vị dạ dày là tình trạng viêm lớp niêm mạc bên trong ở phần hang vị dạ dày. Nguyên nhân chính gây bệnh là do nhiễm trùng vi khuẩn HP. Ngoài ra, một số yếu tố khác như dùng thuốc giảm đau kéo dài, stress, không nhai kỹ trước khi nuốt, nhịn ăn sáng, lạm dụng rượu bia và các chất kích thích… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Khi bị viêm hang vị dạ dày, người bệnh thường xuyên phải đối mặt với các cơn đau tức ở thượng vị. Cùng với đó là nhiều dấu hiệu khó chịu khác trên đường tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, ăn không tiêu…
Thay vì sử dụng thuốc Tây điều trị viêm hang vị dạ dày, nhiều bệnh nhân tìm đến các cây thuốc nam để giải quyết bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Thuốc Nam là thuốc của người nước Nam (Việt Nam), các thảo dược được thu hoạch ở nước ta. Danh y Tuệ Tĩnh (thời nhà Trần) là người mở lối cho y học cổ truyền nước ta với ngành thuốc Nam. Ông có câu “Nam dược trị Nam nhân” ý muốn dùng hệ thực vật địa phương của chính nước ta để trị bệnh cho người nước ta.
Sử dụng cây thuốc nam chữa viêm hang vị dạ dày là một trong các phương pháp điều trị người bệnh có thể sử dụng. Phương pháp này không chỉ hiệu quả vì áp dụng những nguyên lý của Y học cổ truyền mà còn an toàn và dễ kiếm trong vườn. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn 15 cây thuốc nam được dùng trong hỗ trợ chữa viêm hang vị dạ dày ở phần II của bài viết nhé!
II. 20 cây thuốc nam chữa viêm hang vị dạ dày hiệu quả đã được kiểm chứng
Các cây thuốc nam chữa viêm hang vị dạ dày dưới đây có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng khó chịu, đau rát hoặc chán ăn của người bệnh.
1. Bố chính sâm
Sâm bố chính có nguồn gốc từ Việt Nam, được phát hiện ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Hiện loại sâm này đã di thực và được trồng ở nhiều địa phương hơn.
Công năng, chủ trị: Bổ khí, ích huyết, sinh tân dịch, chỉ khát (giảm ho), trừ đờm. Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt chóng mặt, viêm – đau dạ dày, viêm dạ dày, tiêu chảy, ho viêm họng, viêm phế quản, người háo khát, táo bón.
- Tên khác: Nhân sâm Phú yên, Thổ hào sâm, Sâm báo, Sâm khu năm.
- Tên khoa học: Abelmoschus moschatus Medik. ssp. tuberosus (Span) Borss.
- Họ: Bông (Malvaceae).
- Bộ phận dùng: Rễ. Rửa sạch, ngâm nước gạo một đêm, đồ chín. Phơi khô, hoặc sấy khô.
– Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 10 – 12g, sắc uống.
– Kiêng kỵ: Không dùng chung với Lê lô.
2. Cây địa liền
Cây địa liền được trồng hoặc mọc hoang nhiều nơi trên nước ta và các nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia… Người ta thường sử dụng thân rễ của cây địa liền để làm thuốc.
Công năng, chủ trị: Ôn trung, tán hàn, trừ thấp, tiêu thực. Chữa ngực bụng lạnh đau, tiêu chảy, ăn uống khó tiêu, viêm- đau dạ dày, nôn mửa, đau nhức xương khớp.
- Tên khác: Sơn nại, tam nại, thiền liền, sa khương.
- Tên khoa học: Kaempferia galanga L.
- Họ: Gừng (Zingiberaceae)
- Bộ phận dùng: Thân rễ (Rhizoma Kaempferiae) thái lát, phơi sấy khô, lá.
– Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 4 – 8g, sắc uống. Dùng ngoài ngâm rượu để xoa bóp.
3. Khổ sâm cho lá
Khổ sâm cho lá là thảo dược cho thu hoạch lá. Lá khổ sâm được thu hái vào thời điểm cây sắp ra hoa. Người ta thu hái các là bánh tẻ vào các mùa trong năm. Sau đó đem phơi khô. Có thể dùng ở cả dạng tươi hay phơi khô để dùng dần. Nhưng trước khi sử dụng, thường tiến hành sao vàng.
Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Chữa viêm loét dạ dày, tiêu hóa kém, mụn nhọt, lở loét ngoài da, viêm mũi.
- Tên khác: Khổ sâm Bắc bộ, cù đèn, co chạy đón (Thái)
- Tên khoa học: Croton tonkinensis Gagnep.
- Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).
- Bộ phận dùng: Lá và cành thu hái khi cây đang có hoa, phơi khô.
– Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 15 – 20g, sắc uống. Dùng ngoài lấy nước sắc để rửa, chữa mụn nhọt, lở ngứa.
4. Mã đề
Công năng, chủ trị của mã đề là thanh thấp nhiệt, lợi tiểu, thông lâm, chỉ huyết. Chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, viêm – đau dạ dày, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi tiết niệu, phù thũng, chảy máu cam. Dùng ngoài lá mã đề có tác dụng làm mụn nhọt chóng vỡ, mau lành.
- Tên khác: Xa tiền, bông mã đề
- Tên khoa học: Plantago major L.
- Họ: Mã đề (Plantaginaceae)
- Bộ phận dùng: lá, hạt
– Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 10 – 20g (toàn cây) hay 6 – 12g (hạt), sắc uống. Dùng ngoài lấy lá mã đề lượng vừa đủ, giã nát đắp vào nơi có mụn.
5. Nghệ
Nghệ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á như: Ấn Độ, Campuchia, Lào và Thái Lan. Ở Việt Nam, nghệ được trồng ở hầu khắp các tỉnh, thành với khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh.
- Tên khác: Nghệ vàng, Khương hoàng, Co hem, Co khản mỉn (Thái)
- Tên khoa học: Curcuma longa L.
- Họ: Gừng (Zingiberaceae)
- Bộ phận dùng: Thân rễ (củ)
– Liều lượng, cách dùng: Khương hoàng ngày dùng 6 – 12g (dạng thuốc sắc hoặc bột), chia 2 – 3 lần; Uất kim ngày dùng 2 – 10g (dạng thuốc bột), chia 2 – 3 lần.
Theo Y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, chỉ thống, sinh cơ. Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng trướng đau tức, đau mạng sườn, sau khi đẻ máu xấu không ra, kết hòn đau bụng, viêm loét dạ dày, vết thương lâu liền miệng.
Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, nghệ là một loại thuốc chống viêm và chống oxy hóa mạnh có thể được sử dụng rộng rãi như một loại thảo dược. Nhờ đặc tính chống oxy hóa nên nghệ có thể giúp giảm viêm, giảm loét và giảm sưng ở niêm mạc dạ dày.
Để chữa viêm hang vị dạ dày, bạn có thể tham nghệ vào thức ăn và các món ăn hàng ngày. Bạn cũng có thể thêm bột nghệ vào một cốc nước ấm. Uống nước này sẽ giúp bạn kiểm soát viêm hang vị dạ dày và loét dạ dày.
6. Xuyên tâm liên
Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, chỉ thống. Chữa lỵ cấp tính, viêm dạ dày, cảm mạo, phát sốt, viêm họng, viêm Amydal, viêm gan virus, mụn nhọt.
- Tên khác: Công cộng, lãm hạch liên, khổ đảm thảo
- Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm.f.)
- Họ: Ô rô (Acanthaceae)
- Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất
– Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 4 – 16g, dạng sắc, tán.
7. Cây chè dây
Cây chè dây còn được gọi là bạch liễm, trà dây, có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis. Chè dây một loại cây dây leo, được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta như Lào Cai, Quảng Ninh, Nghệ An, Lạng Sơn, Hoà Bình, Lâm Đồng…
- Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.
- Thuộc họ: Nho (Vitaceae)
- Tên gọi khác: trà dây, bạch liễm, thau rả…
- Bộ phận dùng: Lá, rễ.
Trong y học cổ truyền, cây chè dây là dược liệu quý. Cây chè dây có vị ngọt, nhạt, tính mát. Tác dụng của cây chè dây với y học cổ truyền là thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, giảm viêm. Cây chè dây thường được dùng để chữa các bệnh, trong đó có viêm hang vị dạ dày, đau dạ dày.
Y học hiện đại cũng chỉ ra nhiều công dụng tuyệt vời từ cây chè dây, điển hình như: chống loét dạ dày, kháng viêm; giảm đau; kháng khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn như Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, E.coli và chống oxy hoá.
Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy, chiết xuất từ dây leo cây chè dây có khả năng trung hòa axit, giảm axit dư thừa trong dạ dày và giúp mau lành vết loét. Cây thuốc nam này còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP – thủ phạm phổ biến gây viêm hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày.
Ngày nay, cây thuốc nam chữa viêm hang vị dạ dày này được bán khá phổ biến dưới dạng phơi khô hoặc trà túi lọc. Cách sử dụng cây chè dây chữa bệnh viêm hang vị dạ dày như sau:
- Chuẩn bị: 10 – 15g lá chè dây tươi.
- Cách sử dụng: Phơi khô sau đó đem lá chè dây sao vàng lên. Khi sử dụng cho vào ấm hãm với 100ml nước sôi trong khoảng 15 phút để cho các chất trong lá tiết hết ra. Uống nước trà khi còn ấm. Nên áp dụng trong khoảng 2 – 3 tuần liên tục.
Trường hợp sử dụng chè dây ở dạng túi lọc, bạn có thể pha uống 2 túi mỗi ngày. Tuy nhiên nếu bị bệnh viêm hang vị dạ dày do vi khuẩn Hp thì có thể tăng liều lên khoảng 4 túi.
8. Gừng
Gừng được sử dụng rộng rãi như một loại thảo mộc trị liệu ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Gừng có thể là một phương thuốc hiệu quả cho nhiều bệnh về dạ dày như chứng khó tiêu và đầy hơi, đau dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày nhờ đặc tính chống oxy hóa.
Gừng có chứa gingerol, shogaol và zingerone – đây là những chất có đặc tính chống viêm và chống nôn. Những chất này có thể giúp làm giảm viêm thực quản và giảm axit dạ dày, có thể làm giảm đau và nóng rát dạ dày.
Các thành phần kẽm, kali và vitamin A, D, E có trong củ gừng cũng giúp nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh viêm hiệu quả hơn. Gừng cũng có tác dụng chống nôn, giúp làm giảm buồn nôn và nôn do đau dạ dày.
Gừng có thể được sử dụng như một thành phần trong thực phẩm và các món ăn. Bạn có thể cho gừng vào súp, salad và các món ăn kèm khác. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng gừng chữa viêm hang vị dạ dày theo cách sau:
– Trà gừng: Chuẩn bị 1 củ gừng, nạo hoặc thái lát. Đun sôi nước và thêm rễ gừng. Nấu rễ gừng trong 5 đến 10 phút, sau đó lấy ra và uống nước sắc. Công thức này cho phép dùng 3 đến 4 lần, có thể chia đều trong ngày và uống trước bữa ăn 20 phút.
– Kết hợp gừng với mía: Chuẩn bị 30ml nước mía, 1 muỗng nước cốt gừng tươi. Trộn đều 2 nguyên liệu trên với nhau và uống hết 1 lần vào buổi sáng. Kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tháng liên tục để bệnh viêm loét dạ dày có sự thuyên giảm rõ rệt.
– Dùng gừng ngâm giấm: Chuẩn bị 300g gừng tươi, giấm gạo. Rửa sạch gừng và để ráo nước, giữ nguyên vỏ gừng. Thái gừng thành từng lát mỏng rồi cho vào hũ thủy tinh. Đổ giấm ngập gừng và ngâm trong khoảng 1 tuần là có thể mang ra sử dụng. Lấy khoảng 2 – 4 lát gừng ngâm giấm nhai nuốt từ từ mỗi ngày giúp xoa dịu kích ứng trong dạ dày, giảm thiểu tác hại của axit đến vết viêm loét.
9. Bạc hà
Cây bạc hà mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở Việt Nam, mọc hoang cả ở miền đồng bằng và ở miền núi của Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Bắc Kạn, Sơn La.
Mùa trồng thích hợp nhất là tháng 8-9, mỗi năm thu hái 2-3 lần (tháng 10-11, tháng 2-3, tháng 5) lúc cây chưa ra hoa hay vừa mới ra. Sau khi cắt đem phơi hoặc sấy khô.
- Tên khác: Châu Á (Mentha arvensis): Bạc hà; bạc hà nam; bạc hà Nhật Bản; húng cay; húng bạc hà; Châu Âu (Mentha piperita): Peppermint; Peppermint oil; Tinh dầu bạc hà.
- Tên khoa học: Mentha arvensis L, thuộc họ: Lamiaceae (Hoa môi).
- Bộ phận sử dụng: Lá và toàn cây.
Bạc hà giàu tinh dầu dễ bay hơi như menthol và menthone. Chúng có đặc tính chống viêm, chống co thắt và giảm đau giúp làm dịu cơn đau dạ dày và giảm các triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn và nôn.
Để sử dụng bạc hà chữa viêm hang vị dạ dày, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 6 lá bạc hà, thái nhỏ và 150ml nước sôi.
- Thực hiện: Lá bạc hà rửa sạch rồi cho vào tách trà, sau đó đổ nước sôi vào. Đậy nắp và ngâm trong 5 đến 7 phút. Sau đó lọc, thêm mật ong tùy ý và uống 3 đến 4 cốc mỗi ngày, sau bữa ăn.
10. Hạt thì là
Hạt thì là được thu hoạch từ cây thì là. Cây thì là tên khoa học Anethum graveolens L. (Peucedanum graveolens Benth et Hook.), thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae.).
Hạt thì là chứa anethole, estragol và long não có tác dụng chống co thắt, chống viêm, giảm đau và tiêu hóa. Loại hạt này còn có thể giúp làm giảm viêm dạ dày và giảm cảm giác nóng rát ở cổ họng. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm rỗng dạ dày, khiến nó trở thành một lựa chọn tự nhiên tuyệt vời để làm giảm đau dạ dày và giảm các cơn ợ nóng bùng phát.
Cách sử dụng hạt thì là chữa viêm hang vị dạ dày như sau:
- Chuẩn bị: 1 thìa hạt thì là, 1 cốc nước sôi.
- Thực hiện: Cho hạt thì là vào nước sôi, đậy nắp và ngâm trong 10 đến 15 phút. Sau đó lọc và uống 2 đến 3 cốc mỗi ngày, 20 phút trước bữa ăn. Bạn cũng có thể mua trà thì là dạng túi lọc.
- Lưu ý: Trà thì là không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
11. Cây lược vàng
Ở Việt Nam, cây lược vàng được tìm thấy đầu tiên ở Thanh Hóa. Sau đó, cây thuốc nam này được trồng ở nhiều nơi trên cả nước và phổ biến nhất là ở Hà Nội.
- Tên gọi khác: Cây giả khóm, cây bạch tuộc, cây lan vòi,…
- Tên khoa học: Callisia fragrans.
- Họ: Thài Lài.
- Bộ phận sử dụng: Tất cả các bộ phận.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, flavonoid có trong cây lược vàng còn đóng vai trò như một chất kháng sinh mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn HP cư trú bên trong dạ dày một cách triệt để. Cùng lúc này, những ổ viêm trong dạ dày cũng được chữa lành nhanh chóng và chức năng của niêm mạc dạ dày cũng được hồi phục chỉ sau một thời gian ngắn.
Hợp chất flavonoid còn có tác dụng đảm bảo sự kiên cố của các mạch máu và nâng cao hoạt động của vitamin C. Khi hàm lượng của các chất này trong dạ dày và đường ruột càng cao thì sức đề kháng của hệ tiêu hóa càng được ổn định.
Dưới đây là một số bài thuốc từ cây lược vàng chữa viêm hang vị dạ dày:
- Ăn trực tiếp: Chọn những chiếc lá lược vàng có màu vàng tươi, không bị héo, úa sau đó đem rửa sạch. Thái nhỏ lá lược vàng thành từng miếng nhỏ. Nhai nát lá lược vàng, nuốt lấy nước và bỏ đi phần bã. Thực hiện liên tục từ 2 – 3 lần/ngày, kéo dài trong ít nhất 2 – 3 tuần để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Hãm trà lược vàng: Rửa sạch lá lược vàng rồi cho vào ấm trà hãm với 1 lít nước sôi. Ngâm trong khoảng 12 tiếng rồi chắt lấy nước uống.
- Rượu cây lược vàng: Lá lược vàng sau khi đã ngâm rửa sạch thì cắt thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào hũ thủy tinh. Đổ rượu trắng ngập lá lược vàng và ngâm trong khoảng 45 ngày. Nên uống 1 ly rượu cây lược vàng trước bữa ăn khoảng 20 phút, thực hiện liên tục trong 3 tuần.
12. Cây lá mơ lông
Lá mơ lông là một trong những loại dược liệu rất phổ biến trong đời sống người Việt. Cây thuốc nam này được trồng nhiều ở vùng đồng bằng cho tới miền núi của nước ta.
- Tên khoa học: Paederia tomentosa.
- Thuộc họ: Cà phê.
- Tên gọi khác lá mơ tam thể, lá thúi địch.
Nhắc đến các cây thuốc nam chữa viêm hang vị dạ dày hiệu quả, chắc chắn không thể không nhắc tới lá mơ lông. Vì thành phần sulfur dimethyl disulphide trong lá mơ lông có công dụng tương tự như kháng sinh, giúp ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh trong dạ dày.
Mặt khác, lá mơ lông còn có công dụng giải độc, giảm đau, kích thích lưu thông máu, tiêu thực và giảm hiện tượng phù nề ở niêm mạc dạ dày. Sử dụng đúng cách sẽ giúp cải thiện được tình trạng đau rát ở thượng vị, ăn không tiêu, tiêu chảy, ợ nóng do bệnh viêm hang vị dạ dày và các bệnh dạ dày khác gây ra.
- Chuẩn bị: 20 – 30g lá mơ.
- Thực hiện: Rửa sạch lá mơ rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng chút nước. Lọc lấy nước cốt lá mơ lông uống trước khi ăn. Bệnh nhẹ thì uống ngày 1 lần, nặng thì uống ngày 2 lần.
13. Cây trầu không
Lá trầu không là vị thuốc nam rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Không chỉ dùng trong chữa bệnh, lá trầu không còn được sử dụng trong các đám cưới hỏi, đi vào trong thơ ca, âm nhạc, truyện cổ tích…
- Tên khác: Trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng…
- Tên khoa học: Piper betle L.
- Họ: Hồ tiêu.
Lá trầu không là vị thuốc nam có tính ấm, có khả năng tiêu viêm, sát trùng và khử khuẩn. Thảo dược này được dùng để trị viêm da, khó tiêu, bệnh trĩ, nhiễm trùng phụ khoa, hôi nách và cả bệnh viêm loét dạ dày.
Nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện trong lá trầu không chứa nhiều tinh dầu, bao gồm chủ yếu các thành phần là tanin và betel phenol. Hai hợp chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và thúc đẩy quá trình hồi phục của vết loét.
- Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu.
- Thực hiện: Rửa sạch lá trầu không sau đó dùng tay vò nhẹ cho lá hơi nát ra. Cho vào ấm trà hãm với 500ml nước sôi. Uống nước trà lá trầu không 2 – 3 lần mỗi ngày trong vòng 1 tháng liên tục.
14. Cây khôi tía
Cây khôi thường mọc hoang ở các tỉnh như Thanh Hóa (Thạch Thành – Ngọc Lặc – Lang Chánh), Hà Tây (Ba Vì), Nghệ An (Phủ Quỳ) và Ninh Bình (Nho Quan) của nước ta.
- Tên gọi khác: Lá khôi tía, chẩu mã thái, cây độc lược, đơn tướng quân.
- Tên khoa học: Ardisia sylvestris Pitard.
- Họ: Đơn nem Myrsinaceae.
- Bộ phận sử dụng: Lá và ngọn, thường được thu hoạch vào mùa hạ, sau đó đem phơi nắng cho tái rồi phơi và ủ trong râm.
Tanin và glucosid trong lá khôi tía được chứng minh là có công dụng ức chế vi khuẩn Hp, chống viêm, làm lành vết loét ức chế sản xuất axit ở dạ dày. Vì vậy, lá khôi tía được sử dụng nhiều trong các bài thuốc nam chữa bệnh tiêu hóa như: viêm hang vị dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng…
Người bị viêm hang vị dạ dày uống nước sắc lá khôi tía có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng nóng rát thượng vị, ợ chua, mang lại cảm giác nhẹ bụng, ăn ngủ tốt hơn.
Dân gian thường kết hợp lá khôi tía với một số cây thuốc nam khác để làm tăng hiệu quả chữa viêm hang vị dạ dày:
- Chuẩn bị: 60g lá khôi, 12g lá khổ sâm, 40g lá cây diếp dại (bồ công anh) và 20g tương tư đằng (cam thảo dây).
- Thực hiện: Cho tất cả thảo dược vào nấm, đổ 1,5 lít nước vào sắc trong khoảng 20 phút. Uống thuốc sắc ngày 3 lần khi đang đói bụng, tốt nhất là trước các bữa ăn khoảng 30 phút.
Lưu ý: Sử dụng lá khôi tía quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như da xanh, mệt mỏi, sắc mặt tái nhợt. Vì vậy, bạn không nên vì nôn nóng muốn chữa khỏi bệnh nhanh mà lạm dụng quá mức.
15. Cây dạ cẩm
Dạ cẩm có nhiều loại bao gồm dạ cẩm thân tím nhiều lông và dạ cẩm thân xanh. Đây là loài cây mọc hoang tại một số tỉnh miền núi Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tây…
- Tên gọi khác: đất lượt, đứt lướt, loét mồm, chạm khẩu cắm.
- Tên khoa học: Hedyotis capitellata Wall.
- Họ: Cà phê.
- Bộ phận sử dụng: lá, ngọn non hoặc rễ.
Vào năm 1960, cây thuốc nam dạ cẩm đã được bệnh viện Lạng Sơn tiến hành nghiên cứu về tác dụng điều trị bệnh về dạ dày. Sau đó 2 năm, cây thuốc nam dạ cẩm đã được sử dụng như một dược liệu chữa bệnh.
Các Saponin, Anthrax Glycosid, Tanin, Alcaloid trong cây dạ cẩm có khả năng kháng khuẩn đối với một số chủng vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời các chất này còn giúp giảm lượng axit dư thừa, cải thiện tình trạng ợ chua và làm tổn thương trong dạ dày nhanh khô se.
Để chữa viêm hang vị dạ dày bằng cây thuốc nam dạ cẩm, người bệnh có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: Lá và ngọn cây dạ cẩm số lượng lớn.
- Thực hiện: Rửa sạch cây dạ cẩm rồi đem phơi khô. Sau khi khô bạn đóng vào túi ni lông dùng dần. Để trị viêm hang vị dạ dày, mỗi ngày lấy 20g đem nấu cùng 500ml trên lửa nhỏ khoảng 20 phút là được. Chắt lấy nước để uống, chia uống trước các bữa ăn sáng, trưa và tối khoảng 20 phút.
16. Cây nhọ nồi
Ở Việt Nam, cây nhọ nồi mọc dại khá phổ biến ở nhiều tỉnh, thành và được nhiều người biết đến về tác dụng tuyệt vời với sức khỏe. Theo kinh nghiệm dân gian, cây nhọ nồi có tác dụng điều trị viêm loét, sốt, ho, rong kinh, suy thận…
- Tên gọi khác: cây cỏ mực, hạ liên thảo, mặc hán liên.
- Tên khoa học: Eclipta prostrata.
- Họ: Cúc (Asteraceae).
- Bộ phận sử dụng: người ta thường dùng các bộ phận được mọc trên mặt đất của cây nhọ nồi để làm thuốc.
Theo các tài liệu Y học cổ truyền ghi lại, nhọ nồi tính lương, vị chua ngọt, có khả năng đi vào các kinh Can, Thận; giúp giải độc, cầm máu, làm mát máu, ngăn ngừa hiện tượng xuất huyết ở vết loét trong dạ dày.
Nghiên cứu hiện đại về các thành phần của cây cỏ nhọ nồi, các nhà khoa học cũng ghi nhận nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe như flavonozit, tanin, carotene. Các chất này có công dụng kháng viêm, chống oxy hóa, làm khô nhanh bề mặt vết loét trong dạ dày nên phục hồi nhanh hơn.
- Uống nước cây nhọ nồi: Rửa sạch 1 nắm nhọ nồi. nên ngâm với nước muối pha loãng 15 phút để đảm bảo khử sạch vi khuẩn và ký sinh trùng. Thái nhỏ lá nhọ nồi sau đó đem xay nhuyễn với 1 ly nước đun sôi để nguội. Sau đó lọc lấy nước cốt chia uống làm 2 lần trong ngày.
- Kết hợp với thảo dược khác: Chuẩn bị 50g cây nhọ nồi, 25g bạch cập, 15g quốc lão và 4 quả táo tàu khô. Cho các thảo dược đã chuẩn bị vào sắc cùng 300ml nước. Chia nước thành 2 phần uống hết trong ngày. Dùng sau các bữa ăn trưa và tối khoảng 30 phút là tốt nhất.
17. Cây nha đam
Hiện cây nha đam có khoảng hơn 300 loài khác nhau. Trên thế giới, cây nha đam có nhiều ở Madagascar, Ethiopia, Nam , Ả Rập, Nam Phi và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, nha được trồng ở hầu hết các tỉnh thành từ Bắc vào Nam.
- Tên khác: Lô hội, chân lô hội, dương lô hội, lô khoái, nội hội, quý đan, lưỡi hổ, hổ thiệt.
- Tên khoa học: Aloe vera L.
- Họ: Asphodelaceae (họ Lô hội).
Nha đam được biết đến rộng rãi vì đặc tính kháng khuẩn và chữa lành da. Điều thú vị là nha đam cũng có thể là một phương thuốc hiệu quả chống lại viêm loét dạ dày. Nước ép hoặc gel nha đam có thể làm dịu và hỗ trợ niêm mạc đường tiêu hóa , có khả năng làm giảm một số vấn đề tiêu hóa như trào ngược axit, hội chứng ruột kích thích hoặc loét.
Bên cạnh đó, thành phần kiềm của nha đam giúp trung hòa và giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày. Vitamin E, C, B và nhiều loại axit amin có tác dụng chống oxy hóa, xoa dịu kích ứng và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit và vi khuẩn HP.
Để chữa viêm hang vị dạ dày bằng nha đam, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách dưới đây:
- Cách 1/Dùng nha đam nguyên chất: Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi sau đó gọt vỏ rồi lấy phần ruột bên trong đem xay nhuyễn. Uống một cốc trước bữa ăn chính khoảng 30 phút. Nếu nước ép nha đam tươi quá khó uống, bạn có thể đem nấu chín với chút đường phèn.
- Cách 2/Kết hợp nha đam với mật ong: Chuẩn bị: 5 lá nha đam to, 1/2 lít mật ong. Nha đam gọt sạch vỏ và lấy phần thịt gel bên trong. Cho nha đam vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng mật ong. Cho hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh để uống dần. Mỗi lần uống 10ml x 3 lần trong ngày. Nên sử dụng hỗn hợp trước các bữa ăn chính khoảng 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.
18. Lá tía tô
Tía tô là cây thuốc nam chữa viêm hang vị dạ dày hiệu quả tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn. Tại Việt Nam, tía tô được trồng ở nhiều nơi và được sử dụng như một loại gia vị trong các món ăn để tăng hương vị, ngoài ra thảo dược này còn được sử dụng như một vị thuốc điều trị bệnh.
- Tên gọi khác: é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím).
- Tên khoa học: Perilla frutescens.
- Họ: Lamiaceae.
Lá tía tô giàu glycoside và tanin, có tác dụng làm giảm tiết acid trong dịch vị và làm lành vết loét. Người bệnh viêm hang vị dạ dày hãy rửa sạch lá tía tô rồi cho vào đun sôi với nước trong khoảng 5-7 phút. Để nước nguội bớt rồi uống, có thể dùng lá tía tô tươi hoặc phơi khô.
19. Lá bàng
Lá bàng được thu hái từ cây bàng. Loại cây này được trồng khá phổ biến ở Việt Nam.
- Tên khác: Quang lang, indian almond – tree, tropical almond (Anh), badamier (Pháp).
- Tên khoa học: Terminalia catappa L.
- Thuộc họ: Bàng (Combretaceae).
Các saponin, tanin, flavonoid, phytosterol trong lá bàng đã được chứng minh là có khả năng làm lành các vết thương, trung hòa acid dịch vị dạ dày. Chính vì vậy lá bàng có tác dụng hỗ trợ hiệu quả cho điều trị viêm hang vị dạ dày.
Cách dùng lá bàng chữa viêm hang vị dạ dày rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 1 nắm lá bàng non.
- Thực hiện: Rửa sạch lá bàng rồi cho vào đun sôi với khoảng 2 lít nước. Sau khoảng 10 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước chia làm nhiều lần uống hết trong ngày.
20. Lá cây hoàn ngọc
Tại Việt Nam, cây hoàn ngọc là dược liệu quý, có nhiều công dụng chữa bệnh như hư viêm dạ dày, viêm ruột, và bệnh lý gan.
- Tên gọi khác: Xuân hoa, nhật nguyệt, cây con khỉ, trạc mã, cây mặt quỷ.
- Tên khoa học: Pseuderanthemum latifolium
- Thuộc họ: Ôrô
Lá cây hoàn ngọc chứa các thành phần sterol, flavonoid, carotenoid và axit hữu cơ có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn, giảm sưng viêm và làm lành vết thương. Vì vậy, lá cây ngọc hoàn là bài thuốc chữa viêm hang vị dạ dày có công dụng được nhiều người công nhận.
Để chữa viêm hang vị dạ dày bằng lá cây hoàn ngọc, bạn hãy lấy khoảng 20 – 25 lá hoàn ngọc đem rửa sạch, sau đó xay nhỏ hoặc giã nát. Sau đó lọc lấy nước uống 1 – 2 lần/ ngày liên tục trong 2 – 3 tuần.
III. Lưu ý cần nhớ khi sử dụng các cây thuốc nam chữa viêm hang vị dạ dày
Để quá trình sử dụng các cây thuốc nam chữa viêm hang vị dạ dày có thể mang lại hiệu quả tích cực, người bệnh cần nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Trước khi sử dụng các cây thuốc nam với mục đích chữa bệnh viêm hang vị dạ dày, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chắc chắn mình có phù hợp với phương pháp chữa bệnh này không, nên sử dụng cây thuốc nam nào và cách sử dụng ra sao.
Đặc biệt, nếu đang sử dụng thuốc Tây y chữa viêm loét dạ dày, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là điều cần thiết. Vì một số cây thuốc nam có thể gây ra một số tương tác với thuốc Tây y khi dùng chung gây nguy hiểm cho sức khỏe.
2. Kiên trì thực hiện
Chữa bệnh viêm hang vị dạ dày bằng cây lược vàng đòi hỏi sự kiên trì trong thời gian dài. Vì vậy, người bệnh cần thực hiện đúng và đủ liệu trình điều trị theo hướng dẫn dẫn.
3. Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả điều trị viêm hang vị dạ dày bằng thuốc nam. Vì vậy, trong quá trình chữa bệnh bằng cây thuốc nam, người bệnh cần xây dựng thói quen ăn uống khoa học như đúng giờ và đủ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không để bụng quá đói hoặc quá quá no, chia nhỏ bữa ăn chính trong ngày…
Bên cạnh đó, cũng cần chú ý tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin và probiotic để tăng cường sức khỏe của niêm mạc dạ dày. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có tính acid và khó tiêu như đồ, thực phẩm khô cứng, chiên xào dầu mỡ, thức ăn nhanh, chế biến sẵn. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như cà phê, rượu bia, đồ uống có gas…
Về chế độ sinh hoạt, người bệnh hãy cố gắng luôn giữ tinh thần lạc quan và thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài. Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc vận động và tập thể dục nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.
4. Theo dõi hiệu quả
Nếu sau một thời gian áp dụng cách chữa viêm hang vị dạ dày bằng thuốc nam, tình trạng bệnh không có chuyển biến tích cực hoặc có dấu hiệu trở nặng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp.
IV. Thuốc nam chữa viêm hang vị dạ dày có hiệu quả không?
Sử dụng cây thuốc nam chữa viêm hang vị dạ dày mang lại hiệu quả định với tình trạng bệnh nhẹ tới trung bình. Với trường hợp viêm hang vị dạ dày nặng và nghiêm trọng, hiệu quả thường thấp, thậm chí là không mang lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, không phải trường hợp nào điều trị viêm hang vị dạ dày cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người hiệu quả nhận được sẽ khác nhau.
Người bệnh viêm hang vị dạ dày cần đi khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Tiêu hóa nếu tình trạng bệnh nặng hoặc không tiến triển sau khi sử dụng các cây thuốc nam chữa bệnh. Sau khi chẩn đoán nguyên nhân và mức độ viêm hang vị dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Trên đây là thông tin về 20 cây thuốc nam chữa viêm hang vị dạ dày đã được kiểm chứng về hiệu quả. Để đảm bảo an toàn và tránh bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh nên trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ cây thuốc nam nào để được tư vấn cách sử dụng đúng.
Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel nhé.
Tài liệu tham khảo:
https://kamado.vn/hieu-hon-ve-dong-y-thuoc-nam-va-thuoc-bac/
http://phuyencdc.vn/dich-vu/y-hoc-co-truyen/70-cay-thuoc-nam-theo-quy-dinh-cua-bo-y-te.html
https://conciergemdla.com/blog/how-to-treat-antral-gastritis/
https://omega3.vn/bai-thuoc-dan-gian-chua-viem-hang-vi-da-day.html
https://favinahospital.com/cach-chua/bai-thuoc-dan-gian-chua-viem-hang-vi-da-day
https://www.trungtamphuchoichucnang.com/y-hoc/viem-hang-vi-da-day.html
https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/suc-khoe-thuong-thuc/cac-cay-thuoc-nam-chua-viem-loet-da-day-ta-trang/
https://nhatnamyvien.org/cach-chua/bai-thuoc-dan-gian-chua-viem-hang-vi-da-day
https://youmed.vn/tin-tuc/bai-thuoc-dan-gian-chua-viem-hang-vi-da-day/#Nhung_luu_y_khi_dung_cac_bai_thuoc_dan_gian_chua_viem_hang_vi_da_day
https://baoquangngai.vn/channel/2033/202006/10-cay-thuoc-nam-chua-viem-loet-da-day-hieu-qua-nen-dung-3010269/
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...