Chế độ ăn cho người cắt polyp dạ dày|Cắt polyp dạ dày kiêng ăn gì?

Cắt polyp dạ dày thường được thực hiện bằng phương pháp nội soi với ưu điểm hiệu quả, an toàn và thời gian hồi phục nhanh. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống sau khi cắt polyp dạ dày để mau chóng đưa dạ dày về trạng thái ổn định đồng thời phòng ngừa polyp dạ dày mới xuất hiện. Cùng tìm hiểu chế độ ăn cho người cắt polyp dạ dày, cắt polyp dạ dày kiêng ăn gì và nên ăn gì qua bài viết sau nhé!

I. Cắt polyp dạ dày là gì và bao lâu được ăn trở lại?

Polyp dạ dày là sự phát triển bất thường trên niêm mạc dạ dày. Hầu hết đều vô hại và không gây ra triệu chứng, nhưng một số polyp dạ dày có thể biến thành ung thư.

Cắt polyp dạ dày là phẫu thuật thường được chỉ định trong những trường hợp polyp lớn và có tiên lượng biến chứng có thể dẫn đến ung thư. Đây là phương pháp điều trị hiện đại nhất cho bệnh nhân polyp dạ dày. 

Phẫu thuật cắt polyp dạ dày hầu hết được thực hiện bằng phương pháp nội soi với ưu điểm cao về độ an toàn, hiệu quả, đặc biệt là thời gian phục hồi ngắn và nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống sau khi cắt polyp dạ dày để mau chóng đưa dạ dày về trạng thái ổn định. 

Phẫu thuật cắt polyp dạ dày hầu hết được thực hiện bằng phương pháp nội soi với ưu điểm cao về độ an toàn, hiệu quả, đặc biệt là thời gian phục hồi ngắn và nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống sau khi cắt polyp dạ dày để mau chóng đưa dạ dày về trạng thái ổn định. 

Theo các bác sĩ, sau phẫu thuật cắt polyp dạ dày khoảng 3 ngày, người bệnh có thể nhanh chóng trở lại với chế độ ăn uống bình thường và không cần kiêng khem quá kỹ. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần lưu ý một số nguyên tắc nhất định về chế độ ăn, thực phẩm nên ăn và cần kiêng ăn để cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe đồng thời phòng ngừa polyp dạ dày tái phát hoặc mọc mới tại các vị trí khác.

Sau phẫu thuật cắt polyp dạ dày khoảng 3 ngày, người bệnh có thể nhanh chóng trở lại với chế độ ăn uống bình thường và không cần kiêng khem quá kỹ.

Sau phẫu thuật cắt polyp dạ dày khoảng 3 ngày, người bệnh có thể nhanh chóng trở lại với chế độ ăn uống bình thường và không cần kiêng khem quá kỹ.

II. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người cắt polyp dạ dày

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi dạ dày và phòng ngừa polyp dạ dày mọc ở vị trí mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây dựng thực đơn và chế độ ăn uống hiệu quả cho người cắt polyp dạ dày.

Phẫu thuật cắt polyp dạ dày gây ra các tổn thương bên trọng dạ dày, ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, sau khi cắt bỏ polyp dạ dày, chế độ ăn của người bệnh cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, hỗ trợ phục hồi tổn thương đồng thời không gây kích ứng và giảm áp lực lên dạ dày. Bác sĩ có thể khuyên người cắt polyp dạ dày nên:

1. Thực phẩm cần nấu chín và mềm

Trong 3 ngày đầu sau khi thực hiện cắt bỏ polyp dạ dày, bệnh nhân nên ăn những loại thức ăn lỏng, nguội, dễ tiêu hóa, tránh để táo bón. Chẳng hạn như cháo, súp, nước canh, sữa không đường, các nước hoặc sinh tố trái cây ít đường.

Sau giai đoạn đầu ăn thực phẩm lỏng, loãng, mềm, người bệnh có thể dần chuyển sang giai đoạn ăn đặc và thô hơn để dạ dày từ từ thích nghi. 

2. Ăn chậm, nhai kỹ

Ăn chậm khiến não mất nhiều thời gian hơn để cảm thấy no và sau đó gửi tín hiệu đến dạ dày để ngừng ăn. Điều này sẽ hạn chế lượng thức ăn bạn ăn, tránh tình trạng ăn quá no.

Bên cạnh đó, sau khi cắt polyp, dạ dày bị tổn thương nên hoạt động tiêu hóa thức ăn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, có thể gây nôn mửa, buồn nôn và đau bụng. Vì vậy, hãy nhai thật kỹ thức ăn trước khi nuốt để giảm gánh nặng cho dạ dày.

3. Không ăn quá nhiều và quá no

Ăn quá nhiều và quá no khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Vì thế, tổn thương và cơn dạ dày cũng có thể trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, người bị cắt polyp dạ dày chỉ nên ăn với lượng vừa đủ.

4. Nên ăn nhiều bữa nhỏ

Người bệnh cắt polyp dạ dày nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 5-6 bữa (thay vì ăn 3 bữa chính như bình thường). Thay đổi này giúp đường ruột dễ hấp thụ hơn, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nhanh hồi phục.

Trong 3 ngày đầu sau khi thực hiện cắt bỏ polyp dạ dày, bệnh nhân nên ăn những loại thức ăn lỏng, nguội, dễ tiêu hóa, tránh để táo bón.

Trong 3 ngày đầu sau khi thực hiện cắt bỏ polyp dạ dày, bệnh nhân nên ăn những loại thức ăn lỏng, nguội, dễ tiêu hóa, tránh để táo bón.

5. Ăn ít chất béo, tăng cường chất xơ 

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật cắt polyp dạ dày không cần quá đặc biệt. Tuy nhiên, bệnh nhân nên ăn ít chất béo, ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ để giúp hệ tiêu hóa phục hồi nhanh chóng đồng thời giảm nguy cơ tái phát polyp dạ dày.

6. Bổ sung đạm và khoáng chất 

Bổ sung đạm và khoáng chất cần thiết để hỗ trợ tốt cho giai đoạn hồi phục sau cắt polyp dạ dày. Các thực phẩm được ưu tiên là thịt, trứng, cá, sữa, khoai và chuối.

7. Uống nhiều nước

Ngoài nước lọc, các thức uống bệnh nhân cắt polyp dạ dày có thể dùng là nước ép từ hoa quả và rau củ quả có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón.

II. Cắt polyp dạ dày kiêng ăn gì để mau hồi phục? 

Để mau phục hồi sức khỏe và tránh biến chứng có thể xảy ra, bệnh nhân cần kiêng ăn các thực phẩm dưới đây sau khi thực hiện thủ thuật cắt polyp dạ dày:

1. Thực phẩm gây kích ứng dạ dày

Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tránh một số đồ uống và thực phẩm có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa trong 2-3 ngày sau khi làm thủ thuật cắt polyp dạ dày. Chẳng hạn như trà, cà phê, nước ngọt, rượu hoặc các thực phẩm khác. ăn cay, nóng, chua.

2. Thức ăn cứng

Trong những ngày đầu sau khi cắt polyp, dạ dày vẫn còn đang yếu và dễ bị tổn thương. Do đó, nếu ăn thức ăn rắn và cứng sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến chân vết mổ lâu lành hơn, thậm chí có thể gây loét và chảy máu.

3. Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích

Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác có thể làm chậm quá trình lành vết cắt, dễ tái phát polyp dạ dày. Hơn nữa, còn có thể gây ra các bệnh lý khác về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…

Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tránh một số đồ uống và thực phẩm có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa trong 2-3 ngày sau khi cắt polyp dạ dày.

Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tránh một số đồ uống và thực phẩm có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa trong 2-3 ngày sau khi cắt polyp dạ dày.

4. Đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn

Các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn… không chỉ chứa nhiều chất gây hại cho dạ dày mà còn tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm do không đảm bảo vệ sinh an toàn. 

Do đó, nếu đang thắc mắc cắt polyp dạ dày kiêng ăn gì để mau hồi phục thì bạn nên tránh xa nhóm thực phẩm này.

5. Đồ ăn chua, cay, nóng, nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm này không chỉ gây kích thích dạ dày mà còn khó tiêu. Nếu người bệnh ăn sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, điều này làm ảnh hưởng đến sự phục hồi chân vết cắt polyp dạ dày.

Các loại đồ uống có cồn như: rượu, bia… và các loại nước có ga hoàn toàn không tốt cho cơ thể người bệnh sau mổ cắt polyp đại tràng. Những chất kích thích này khi đi vào cơ thể sẽ khiến vết cắt bị tổn thương, lâu lành và dễ tái phát bệnh.

Các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn… cũng cần tránh ăn sau khi cắt polyp dạ dày. 

Các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn… cũng cần tránh ăn sau khi cắt polyp dạ dày.

6. Thực phẩm lên men như dưa, cà muối 

Những thực phẩm lên men như dưa, cà muối… vừa gây kích ứng dạ dày lại khó tiêu hóa. Nếu người bệnh ăn vào có bị đầy bụng và vết mổ/cắt lâu lành.

7. Đồ ăn sống, tái

Ăn những thực phẩm tái, sống hoặc chưa chín kỹ có thể khiến dạ dày làm việc mệt mỏi và tổn thương nặng hơn.  Vì vậy, cần nấu chín kỹ và mềm thực phẩm để khi ăn không tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa và dạ dày.

Tiêu thụ thực phẩm tái, sống hoặc chưa chín kỹ có thể khiến dạ dày làm việc mệt mỏi và tổn thương nặng hơn.  

Tiêu thụ thực phẩm tái, sống hoặc chưa chín kỹ có thể khiến dạ dày làm việc mệt mỏi và tổn thương nặng hơn.

III. Cắt polyp dạ dày nên ăn gì giúp mau khỏe?

Song song với việc loại bỏ các thực phẩm không tốt cho sức khỏe khỏi chế độ ăn uống sau khi cắt polyp dạ dày, bệnh nhân nên ăn những thực phẩm dưới đây để vết cắt mau lòng và sức khỏe sớm trở lại bình thường:

1. Thực phẩm giàu chất xơ

Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng kích thích và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó, giúp hỗ trợ ngăn chặn biến chứng táo bón sau cắt polyp dạ dày.

Những thực phẩm giàu chất xơ tốt cho bệnh nhân sau khi cắt polyp đại tràng là: bánh mỳ, rau củ quả, các loại ngũ cốc nguyên chất, rau củ quả. Không chỉ giàu chất xơ, những thực phẩm  này còn cung cấp thêm vitamin và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe người bệnh.

2. Thức ăn giàu đạm

Nhóm thức ăn giàu đạm giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức khỏe và giúp vết mổ mau lành hơn. 

Các thực phẩm giàu đạm người cắt polyp dạ dày nên bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày là thịt, trứng gà, cá, sữa…Khi chế biến, người bệnh có thể băm nhỏ hoặc xay nguyễn trong 3 ngày đầu sau mổ cắt polyp đại tràng. Sau đó có thể tăng dần độ thô cho dễ ăn hơn theo mức độ hồi phục của vết mổ và sức khỏe.

Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng kích thích và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng kích thích và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

3. Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch và giúp cơ thể hấp thụ hết các vitamin từ thực phẩm cũng như thức ăn hàng ngày. 

Do đó, sau khi cắt polyp đại tràng, người bệnh nên tăng cường bổ sung các chất béo lành mạnh từ thực vật như dầu hướng dương, dầu mè, dầu dừa. Tránh tiêu thụ các chất béo động vật như thịt mỡ vì sẽ gây khó tiêu tạo gánh nặng cho dạ dày. 

4. Uống nhiều nước

Nước rất cần thiết và quan trọng cho cơ thể, đặc biệt đối với người cắt polyp đại tràng. Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp đào thải độc tố bên trong cơ thể ra ngoài, kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. 

Theo đó, bệnh nhân sau cắt polyp đại tràng nên uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể sớm hồi phục sức khỏe và hỗ trợ vết cắt mau lành.

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh là lựa chọn tốt cho sức khỏe và vết cắt của bệnh nhân mổ cắt polyp dạ dày. 

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh là lựa chọn tốt cho sức khỏe và vết cắt của bệnh nhân mổ cắt polyp dạ dày.

IV. Nên ăn gì, tránh ăn gì, ăn thế nào để tránh hình thành polyp dạ dày?

Chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp hỗ trợ bệnh nhân mau phục hồi sau cắt polyp dạ dày và còn hỗ trợ phòng tránh polyp dạ dày hiệu quả. Vì vậy, để chủ động ngăn ngừa mọc polyp dạ dày, bạn nên chú ý nên ăn và kiêng ăn các thực phẩm sau.

1. Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng để ngăn ngừa polyp

– Tập trung vào các loại rau có màu đỏ, vàng và cam: Rau quả là nhóm thực phẩm quan trọng giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh và ung thư. Tuy nhiên, các loại rau màu đỏ, vàng và cam có hàm lượng vitamin và chất chống oxy hóa cao có thể giúp giữ cho dạ dày khỏe mạnh. 

  • Điều làm cho những loại rau này có màu sắc đặc biệt là các vitamin và chất chống oxy hóa có trong chúng. Các loại rau có màu đỏ, vàng và cam đặc biệt chứa nhiều chất chống oxy hóa được gọi là beta carotene, có màu cam/đỏ.
  • Chất chống oxy hóa này thường được kết hợp với Vitamin A vì nó là tiền chất để trở thành Vitamin A trong cơ thể bạn. Ăn uống đầy đủ cũng có liên quan đến việc giảm tỷ lệ ung thư ruột kết, dạ dày.

– Các loại thực phẩm giàu folate (vitamin B9):  Một nhóm thực phẩm khác có thể giúp bảo vệ dạ dày và chống lại sự hình thành polyp dạ dày là thực phẩm giàu folate. 

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ 400 IU folate mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành polyp nhưng cũng giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết và dạ dày. 
  • May mắn thay, folate có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như: ngũ cốc, rau bina (rau chân vịt), đậu đen, măng tây, bông cải xanh, đậu xanh, bánh mì nguyên hạt và đậu phộng….

– Thực phẩm giàu canxi: Canxi là một khoáng chất thường thấy khác đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành polyp đại tràng và dạ dày. Việc thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu canxi có thể giúp bảo vệ ruột kết và dạ dày của bạn.

  • Một nghiên cứu đặc biệt đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ 1200 mg canxi mỗi ngày có tỷ lệ tái phát polyp đại tràng ung thư ít hơn 20%.
  • Canxi được tìm thấy phổ biến nhất trong thực phẩm từ sữa, sữa chua, kefir, phô mai hoặc phô mai tươi… Ngoài ra, canxi còn có nhiều trong hạnh nhân, bông cải xanh, rau xanh đậm,  nước cam hoặc sữa đậu nành.
Canxi là một khoáng chất thường thấy khác đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành polyp dạ dày.

Canxi là một khoáng chất thường thấy khác đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành polyp dạ dày.

– Tập trung vào chất béo lành mạnh: Một số thực phẩm có chứa một loại chất béo nhất định gọi là chất béo omega 3 – đây là chất béo có lợi cho tim, ruột kết và dạ dày.

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất béo omega-3 giúp duy trì và thậm chí cải thiện sức khỏe tế bào trong ruột kết, dạ dày. Bổ sung thường xuyên các chất béo lành mạnh để giúp ngăn ngừa polyp đại tràng và dạ dày. 
  • Chất béo lành mạnh được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như bơ, dầu ô liu, ô liu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu, quả óc chó và hạt lanh.

– Uống trà xanh: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của trà xanh trong việc ngăn ngừa polyp và ung thư dạ dày, ruột kết. Vì vậy, bạn hãy uống 1-2 cốc trà xanh mỗi ngày nhé.

– Uống nhiều nước hơn: Mặc dù nước không phải là một loại thực phẩm hay chất dinh dưỡng cụ thể nhưng nó rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể.

  • Cụ thể, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể bị thiếu nước có thể dẫn đến mất nước và hình thành polyp trong đại tràng, dạ dày.
  • Khi không uống đủ nước, cơ thể bạn sẽ lấy nước tự do từ các khu vực khác – như phân hoặc các tế bào khác. Điều này gây mất nước và táo bón.
  • Giảm thời gian vận chuyển trong ruột và nồng độ các hợp chất gây ung thư được tìm thấy trong tế bào, có thể làm tăng nguy cơ phát triển các polyp ung thư.
  • Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên uống khoảng 6-8 nước mỗi ngày hoặc có thể nhiều hơn. 
Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ hình thành polyp trong dạ dày.

Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ hình thành polyp trong dạ dày.

2. Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ

– Ăn đủ lượng rau hàng ngày: Rau củ chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời chúng cũng chứa nhiều chất xơ có thể giúp bảo vệ dạ dày và đại tràng.

  • Chất xơ rất cần thiết để giữ cho ruột di chuyển với tốc độ khỏe mạnh. Khi quá trình đi tiêu của bạn diễn ra chậm, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh polyp dạ dày, đại tràng và ung thư. 
  • Để đáp ứng đủ lượng chất xơ khuyến nghị, hãy bổ sung từ 3 đến 5 phần rau mỗi ngày. 
  • Các loại rau đặc biệt giàu chất xơ  gồm: atisô, măng tây, bơ, khoai lang, giá đỗ, rau xanh đậm, củ cải đường, bông cải xanh, súp lơ và bắp cải.

– Ăn đủ khẩu phần trái cây: Không chỉ giàu chất xơ, trái cây còn chứa nhiều dinh dưỡng khác. Hãy đảm bảo ăn đủ lượng trái cây mỗi ngày với các loại hoa quả đặc biệt giàu chất xơ như táo, mơ, quả mọng, chuối, dưa đỏ, cam và dừa.

–  Chọn 100% ngũ cốc nguyên hạt: Hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt 100% thay vì ngũ cốc tinh chế. Vì ngũ cốc nguyên hạt ít được chế biến và có nhiều chất xơ hơn so với ngũ cốc tinh chế như gạo trắng hoặc bánh mì trắng.

– Chọn nguồn protein có nhiều chất xơ: Bạn có thể không nghĩ rằng, nhiều loại thực phẩm giàu protein lại có nhiều chất xơ. Nhưng nguồn protein chay cung cấp một lượng chất xơ vừa đủ cho mỗi khẩu phần ăn.

  • Các loại đậu không chỉ giàu protein mà còn rất giàu chất xơ. Đây là một nhóm thực phẩm tuyệt vời nên bổ sung vào chế độ ăn uống để giúp tăng lượng chất xơ tổng thể.
  • Các loại đậu là một nhóm thực vật bao gồm các loại thực phẩm như đậu, đậu lăng, đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu phộng, đậu lima, đậu tây  và các loại hạt.

– Chọn thực phẩm được tăng cường thêm chất xơ: Vì chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe nói chung nên nhiều nhà sản xuất thực phẩm đã bổ sung chất xơ vào sản phẩm của mình. Các loại thực phẩm thường được bổ sung thêm chất xơ bao gồm: sữa chua, sữa đậu nành, ngũ cốc, bánh mì, nước cam và thanh granola.

Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ giúp phòng tránh nguy cơ hình thành polyp dạ dày.

Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ giúp phòng tránh nguy cơ hình thành polyp dạ dày.

3. Tránh những thực phẩm có thể gây hại cho dạ dày

Mặc dù có nhiều loại thực phẩm bạn nên ăn thường xuyên hơn để giúp ngăn ngừa polyp dạ dày. Nhưng cũng có những loại thực phẩm bạn nên hạn chế hoặc tránh xuất hiện polyp dạ dày:

–  Hạn chế ăn chất béo bão hòa: Không giống như chất béo omega-3, chất béo bão hòa đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ hình thành polyp dạ dày, đại tràng và ung thư.

  • Một nghiên cứu đặc biệt cho thấy rằng, cứ tiêu thụ thêm 100 gram thịt đỏ thì nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng sẽ tăng 14%.
  • Cần hạn chế tiêu thụ các loại thịt như: thịt bò béo, xúc xích, xúc xích Ý, thịt xông khói, thịt nguội. Đây đều là các thực phẩm được chế biến cao và chứa nhiều chất béo bão hòa.

– Giảm lượng đường tiêu thụ: Nhóm thực phẩm có đường và ngọt có liên quan đến polyp dạ dày, đại tràng và ung thư. Vì vậy, cần hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm này. 

  • Đường từ thực phẩm ngọt làm tăng mức glucose trong cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi lượng glucose tăng lên, nguy cơ hình thành ung thư dạ dày, đại tràng cũng tăng lên.
  • Những thực phẩm chứa nhiều đường cần hạn chế bao gồm: đồ uống có đường, kẹo, bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng, kem, ngũ cốc có đường, nước ép trái cây.
Giảm lượng đường tiêu thụ giúp phòng tránh polyp dạ dày hiệu quả. 

Giảm lượng đường tiêu thụ giúp phòng tránh polyp dạ dày hiệu quả.

– Hạn chế chiên rán, nướng thực phẩm: Ngoài việc tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm, bạn cũng nên quan tâm đến cách chế biến một số loại thực phẩm. Vì chiên rán hoặc hướng thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ da dày và đại tràng.

  • Nếu vẫn muốn chiên nướng thực phẩm, hãy cố gắng tránh để thực phẩm bị cháy quá mức. 
  • Khi ăn, tránh những phần bị cháy đen hoặc đã bị cháy thành than. 
  • Một mẹo cho bạn là có thể nướng thực phẩm trên giấy nhôm giúp giảm cháy và khét.

– Hạn chế uống rượu bia: Đồ uống có cồn như bia, rượu… cũng có liên quan đến việc hình thành polyp dạ dày và đại tràng. Do đó, bạn cần hạn chế tiêu thụ loại đồ uống này.

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ rượu thường xuyên (nhiều hơn giới hạn khuyến nghị là 1-2 ly mỗi ngày) có liên quan đến việc tăng nguy cơ hình thành polyp đại tràng và dạ dày. 
  • Ngoài ra, những người có tiền sử polyp dạ dày và đại tràng có nguy cơ cao bị polyp trở thành ung thư nếu uống quá nhiều đồ uống có chứa cồn.
  • Phụ nữ không nên uống nhiều hơn 1 ly/ngày và nam giới nên hạn chế uống 2 ly hoặc ít hơn mỗi ngày.
Hạn chế uống rượu bia. 

Hạn chế uống rượu bia.

Bài viết trên đây của thuốc dạ dày chữ Y đã giải đáp thắc mắc cắt polyp dạ dày kiêng ăn gì, nên ăn gì và cung cấp thông tin về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người cắt polyp dạ dày để giúp mau lành vết cắt cũng như phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, bài viết còn hướng dẫn chi tiết cách ăn, thực phẩm nên ăn và cần tránh ăn để giúp bạn chủ động phòng ngừa polyp dạ dày mới hình thành. Hầu hết polyp dạ dày thường lành tính nhưng cũng có một số trường hợp tiến triển thành ung thư, vì vậy việc chủ động điều trị sớm là cần thiết để cắt bỏ polyp dạ dày kịp thời.

Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel nhé.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/digestive-health/gastric-bypass-diet-plan

https://www.uchealth.org/diseases-conditions/stomach-polyps/

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/gastric-bypass-surgery/in-depth/gastric-bypass-diet/art-20048472

https://www.mdanderson.org/cancerwise/5-questions-about-stomach-polyps–answered.h00-159538956.html

https://www.tsmh.org.tw/sites/nursing_department/en/hc_13.html#:~:text=A.,Within%201-2%20Days)%3A&text=2%20Avoid%20eating%20raw%20food,%2C%20coffee…).

https://www.vinmec.com/en/gastroenterology-hepatobiliary/health-news/what-to-eat-after-gastric-polyp-removal/#:~:text=The%20foods%20that%20need%20to,affecting%20the%20wound%20after%20surgery.

https://www.wikihow.com/Alter-Your-Diet-to-Avoid-Colon-Polyps

https://benhvienthucuc.vn/mo-polyp-dai-trang-nen-an-gi-va-khong-nen-an-gi/

https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/sau-khi-cat-polyp-da-day-kieng-gi/

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cat-polyp-da-day-va-nhung-dieu-ma-ban-can-biet.html

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *