Nước ion kiềm có tốt cho người đau dạ dày không? Nước ion kiềm có độ pH ở mức kiềm nên giúp trung hòa axit dịch vị dư thừa và đưa pH dạ dạy về mức bình thường. Mặt khác, nước kiềm còn chống oxy hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Mục lục
I. Thực trạng bệnh đau dạ dày ở Việt Nam
Theo Hội khoa học Tiêu hóa, có đến 70% dân số Việt Nam có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori). Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến, xảy ra khi niêm mạc dạ dày xuất hiện các vết loét hở.
Khi dạ dày bị tổn thương, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau vùng thượng vị; nôn và buồn nôn; ợ hơi, ơ chua, khó tiêu; chán ăn, cơ thể suy nhược, sụt cân đột ngột. Nguyên nhân chính gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn HP, stress và lo lắng quá mức kéo dài; lạm dụng thuốc; chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, gia vị cay nóng…
Bệnh đau dạ dày được chia thành 2 dạng là đau dạ dày cấp tính và đau dạ dày mãn tính. Trong đó:
- Đau dạ dày cấp tính: Có thể chữa khỏi sau vài tuần.
- Đau dạ dày mãn tính: Nếu không được điều trị kịp thời, thường xuyên tái phát và kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.
Do đó, bạn nên chủ động đi khám nếu có các triệu chứng dưới đây:
- Đau dữ dội vùng thượng vị kèm sốt cao.
- Nôn ói quá 12 tiếng liên tục.
- Đi ngoài ra máu.
- Có dấu hiệu bị mất nước.
- Sụt cân nhanh.
- Đau dạ dày khi mang thai.
Để điều trị đau dạ dày, bên cạnh tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, ăn uống và sinh hoạt khoa học, bệnh nhân đau dạ dày cũng cần chú trọng về vấn đề nước uống. Theo các chuyên gia y tế, người đau dạ dày nếu không uống nước thì độ pH dạ dày sẽ xuống thấp hơn nữa khiến tình trạng đau nghiêm trọng hơn. Do đó, nên uống nhiều nước và chia nhỏ thành nhiều lần uống.
Ngoài nước lọc, trong quá trình điều trị đau dạ dày người bệnh ưu tiên chọn các loại nước pH có tính kiềm, ví dụ như nước ion kiềm. Ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu nước ion kiềm là gì và nước ion kiềm có tốt cho người đau dạ dày không trong phần tiếp theo.
II. Nước ion kiềm là gì?
Nước ion kiềm có nhiều tên gọi khác nhau như: nước hydrogen, nước kiềm, nước điện giải ion kiềm, nước hydro, nước hoàn nguyên. Loại nước này được tạo ra từ công nghệ điện giải tách nước thành các ion H+ và OH-, có tính kiềm tự nhiên với độ pH lớn hơn 7.0, thường trong khoảng 8.5, 9.0 và 9.5.
Nước ion kiềm chứa nhiều chất chống oxy hóa và khoáng chất có lợi cho con người nên thường được dùng để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh. Cụ thể:
- Phòng ngừa các bệnh về đường ruột.
- Ngăn ngừa lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
- Phòng ngừa bệnh tật.
- Trung hòa axit dạ dày dư thừa.
- Loại bỏ vi khuẩn.
- Hỗ trợ cải thiện bệnh trào ngược axit, rối loạn tiêu hóa…
- Tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật.
- Thanh lọc cơ thể.
Nước kiềm giàu khoáng chất và chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng với người đau dạ dày thì sao, nước ion kiềm có tốt cho người đau dạ dày không? Hãy đến với phần nội dung tiếp theo để có câu trả lời chính xác.
III. Nước ion kiềm có tốt cho người đau dạ dày không?
Nước ion kiềm vừa tốt cho sức khoẻ vừa giúp phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó có chữa đau dạ dày. Dưới đây là 4 lý do vì sao nước ion kiềm tốt cho người bệnh đau dạ dày:
1. Giàu kiềm tự nhiên như rau xanh
Nước ion kiềm vừa giàu kiềm tự nhiên như rau xanh vừa không chứa hóa chất với độ pH 8.5-9.5 nên có khả năng trung hòa axit dư thừa trong dạ dày. Từ đó, làm giảm đau và các triệu chứng khó chịu khác của bệnh đau dạ dày.
2. Giàu Hydro chống oxy hóa cực mạnh
Nhờ giàu Hydro chống oxy hóa cực mạnh nên người đau dạ dày uống nước ion kiềm giúp bảo vệ màng dạ dày tốt hơn. Đồng thời loại bỏ các gốc tự do, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày nói riêng và bệnh dạ dày nói chung.
3. Phân tử nước siêu nhỏ
Kích thước phân tử nước ion kèm chỉ khoảng 0.5nm, nhỏ hơn 5 lần phân tử nước bình thường nên khi vào trong cơ thể, nước ion kiềm dễ dàng được hấp thu, hỗ trợ chuyển hóa chất dinh dưỡng trong dạ dày, giúp giảm nhanh chóng những triệu chứng như đau dạ dày, cồn cào, buồn nôn…
Mặt khác, các phân tử nước trong nước ion kiềm còn giúp đào thải các axit, loại bỏ các mảng bám ở thành ruột và làm sạch hệ thống tiêu hóa giúp cơ quan này hoạt động tốt và hiệu quả hơn.
4. Hàm lượng vi khoáng tự nhiên dồi dào
Hàm lượng vi khoáng tự nhiên dồi dào trong nước ion kiềm như natri, kali, canxi, magie… hỗ trợ thận hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó không chỉ giúp ngăn chặn hình thành sỏi thận, thải độc, thanh lọc cơ thể mà còn bài tiết lượng axit dư thừa hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, các khoáng chất trong nước ion kiềm còn giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật.
Có thể thấy, nước kiềm khi sử dụng đúng cách giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả. Để biết cách dùng nước ion kiềm đúng, bạn hãy cùng đọc phần nội dung tiếp theo nhé.
Yumangel gợi ý: Đau dạ dày nên uống nước gì để giảm đau?
IV. Hướng dẫn người đau dạ dày dùng nước ion kiềm đúng cách
Để sử dụng nước ion kiềm hiệu quả và an toàn, người bệnh đau dạ dày cần chú ý những vấn đề sau:
1. Loại nước kiềm nên dùng
Nước ion kiềm có nhiều nồng độ pH để phù hợp cho nhu cầu sử dụng khác nhau. Cụ thể gồm:
- Nước ion kiềm có độ pH nhỏ hơn 5: Tính axit mạnh, thường dùng để sát trùng hoặc diệt khuẩn.
- Nước ion kiềm có độ pH 5.5 – 6.5: Thường được dùng để chăm sóc da.
- Nước ion kiềm có độ pH 7.0: Đây là nước lọc tinh khiết, được sử dụng để uống, pha sữa, nấu ăn…
- Nước ion kiềm có độ pH 7.0 – 8.0: Nồng độ này phù hợp cho những người mới bắt đầu làm quen với nước ion kiềm và có thể uống trong khoảng 1 tuần.
- Nước ion kiềm có độ pH 8.5 – 9.0: Sau khi đã làm quen với mức PH 7.0 – 8.0, bạn có thể uống nước ion kiềm với nồng độ pH 8.5 – 9.5 trong khoảng 2 – 3 tuần.
- Nước ion kiềm có độ pH 9.0 – 9.5: Đây là mức độ kiềm tốt nhất, vừa giúp giải độc vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Nước ion kiềm có độ pH lớn hơn 10: Thường dùng để rửa các loại hoa quả, rau củ.
Như vậy, loại nước kiềm người bị đau nên dùng là nước ion kiềm có độ pH từ 7.0 đến 9.5, thường dùng để uống và nấu ăn. Không nên uống nước kiềm có độ PH dưới 7 vì có tính axit nên rất có hại cho sức khỏe.
2. Uống đúng cách
Khi uống nước kiềm, người đau dạ dày nên tăng dần cấp độ kiềm theo thứ tự pH và thời gian nhất định để có sức khỏe tốt hơn. Cụ thể:
- Cấp độ 1: Nên uống nước kiềm pH~7.0 – 8.0 trong khoảng 1-2 tuần.
- Cấp độ 2: Sau khi cơ thể đã quen, bạn có thể chuyển sang cấp độ cao hơn là nước pH~8.5 – 9.0. Thời gian uống là 2-3 tuần.
- Cấp độ 3: Nước ion kiềm pH~9.0 – 9.5 là cấp độ kiềm tốt nhất, giải độc và giàu Hydro chống oxy hóa cao nhất.
3. Lượng nước ion kiềm nên uống
Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà lượng nước ion kiềm nên bổ sung sẽ khác nhau. Để tính được lượng nước ion kiềm cần bổ sung phù hợp, bạn có thể áp theo công thức qua cân nặng như sau:
- Lượng nước (oz) = Cân nặng (lbs) x 0.5.
- Trong đó 0.5 kg = 1 lbs và 1 oz = 0.03 lít.
Ví dụ cụ thể: Bạn nặng 50kg, hãy quy đổi 50kg thành 100 lbs (bằng cách (lấy 50 chia cho 0.5). Tiếp đó tính theo công thức sẽ được: 100 lbs x 0.5= 50 oz. Sau đó lấy 50 nhân với 0.03 sẽ được lượng nước ion kiềm nên uống là 1,5 lít.
Lưu ý: Khi mới bắt đầu uống nước kiềm, bạn nên uống ít hơn lượng nước cần bổ sung theo công thức trên. Sau đó từ từ điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
4. Thời điểm uống nước kiềm
Dưới đây là một số gợi ý về thời điểm uống nước ion kiềm mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe:
- 7h: Uống khi dạ dày rỗng giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất và kích hoạt các cơ quan khác trong cơ thể.
- 9h: Nên uống sau khi bữa ăn sáng khoảng 1 tiếng.
- 11h30: Trước khi ăn trưa khoảng 30 phút để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
- 13h30: Uốn sau bữa ăn trưa khoảng 1 tiếng giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tốt hơn.
- 15h: Tăng cường khả năng tập trung.
- 17h: Hạn chế tiêu thụ nhiều thức ăn vào buổi tối, hỗ trợ giảm cân.
- 20h: Uống sau bữa ăn tối khoảng 1 tiếng giúp ổn định huyết áp.
- 22h: Uống nước ion kiềm trước khi đi ngủ giúp tránh được nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
5. Không nên đun sôi nước ion kiềm
Vì khi đun sôi, các khoáng chất trong nước kiềm không chỉ bị mất đi mà còn có thể bị kết tủa khiến nước kiềm trở thành nước bình thường.
Nước ion kiềm hiện được bày bán rộng rãi tại các trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi và các đại lý phân phối nước ion kiềm. Tuy nhiên, khi mua bạn cần lựa chọn được đơn vị uy tín để tránh mua phải nước ion kiềm nhái, giả và kém chất lượng.
Như vậy chúng tôi đã vừa cùng các bạn tìm hiểu nước ion kiềm có tốt cho người đau dạ dày không? Bên cạnh uống nước ion kiềm, bệnh nhân đau dạ dày nên có chế độ ăn uống khoa học để giảm tăng tiết axit dạ dày giúp đẩy lùi và phòng ngừa bệnh đau dạ dày.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...