Skip to main content

Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp: Đau dạ dày ăn lựu được không?

Quả lựu có hạt cứng nên nhiều bệnh nhân đau dạ dày lo lắng khi ăn có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Để biết chính xác đau dạ dày ăn lựu được không, hãy đọc ngay bài viết này nhé!

I. Thông tin dinh dưỡng của quả lựu và tác dụng với sức khỏe

Quả lựu tên khoa học là Punica granatum, quả có màu đỏ với đường kính khoảng 5 đến 12cm. Thành phần dinh dưỡng trong 100g lựu gồm:

Dinh dưỡng Giá trị
Calo 82 kcal 
Lipid 1,2 g
Chất béo bão hoà 0,1 g
Natri 3 mg
Kali 236 mg
Carbohydrate 19 g
Chất xơ 4 g
Đường 14 g
Protein 1,7 g
Vitamin C 10,2 mg
Calci 10 mg
Sắt 0,3 mg
Vitamin B6 0,1 mg
Magnesi 12 mg

Lựu không chỉ là một loại trái cây ngon, mát mà có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, ăn lựu giúp:

  • Chống đông máu.
  • Phòng chống xơ vữa động mạch.
  • Phòng chống viêm khớp.
  • Chống rối loạn cương dương.
  • Tăng đề kháng và hệ miễn dịch. 
  • Chống ung thư và bệnh tim mạch.
  • Chống lão hóa.
  • Giảm huyết áp.
  • Cải thiện trí nhớ.
  • Chống viêm, chống nhiễm trùng, kháng khuẩn.
  • Tăng lưu lượng máu.
  • Bảo vệ và phục hồi gan, thận.
  • Làm đẹp da.

Với người có sức khỏe bình thường, ăn lựu đúng cách và với lượng vừa phải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Còn với người bị đau dạ dày thì sao, đau dạ dày ăn lựu được không? Hãy đến với phần nội dung tiếp theo của bài viết để có câu trả lời nhé!

Với người có sức khỏe bình thường, ăn lựu đúng cách và với lượng vừa phải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

II. Đau dạ dày ăn lựu được không?

Các chuyên gia sức khỏe thường khuyên người bị đau dạ dày nên ăn nhiều hoa quả để bổ sung chất xơ, vitamin và chất khoáng tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải loại hoa quả nào cũng phù hợp cho người bị đau dạ dày vì một số loại quả có hại cho dạ dày khi ăn. 

Vậy người bị đau dạ dày có ăn được lựu không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người đau dạ dày có thể ăn lựu bình thường vì những lý do sau: 

  • Quả lựu chứa rất nhiều vitamin, protein, chất xơ có tác dụng điều hòa nhu động ruột và giảm các cơn đau dạ dày. 
  • Hàm lượng chất xơ, vitamin C và kali dồi dào trong quả lựu khi đi vào cơ thể giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, tiêu hóa thức ăn tốt.
  • Các dưỡng chất trong lựu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm và nấm men gây hại.
  • Hỗ trợ phát triển lợi khuẩn, ức chế hại khuẩn như các vi khuẩn gây bệnh qua đường tiêu hóa gồm Salmonella Typhi, Yersinia enterocolitica, Vibrio cholerae, Shigella spp.
  • Canxi, vitamin E, vitamin A và acid folic trong lựu có lợi trong việc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Bệnh  nhân đau dạ dày có thể ăn lựu bình thường vì chất xơ, vitamin và khoáng chất trong loại quả này rất tốt cho hệ tiêu hóa

Có thể bạn quan tâm:

III. Hướng dẫn cách lựu ăn đúng cho bệnh nhân đau dạ dày

Bệnh nhân đau dạ dày có thể ăn lựu nhưng cần ăn đúng cách. Dưới đây là một số nguyên tắc cần tuân thủ khi người bị đau dạ dày ăn lựu:

1. Lượng lựu nên ăn

Lựu giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng tốt cho sức khỏe nhưng không phải vì vậy mà ăn càng nhiều sẽ càng tốt. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người bị đau dạ dày không nên ăn quá 3 quả lựu 1 ngày. Tần suất ăn lựu là khoảng 2-3 lần/tuần, không nên ăn liên tục hàng ngày. 

Tiêu thụ quá nhiều lựu có thể khiến bạn phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe như: huyết áp thấp, các triệu chứng dị ứng, vấn đề về chuyển hóa, tăng lượng đường trong máu.

2. Thời điểm ăn lựu

Không nên ăn lựu ngay sau bữa ăn vì có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và hệ tiêu hóa. Thay vào đó, bạn nên ăn lựu sau bữa ăn khoảng 30 phút.

3. Không nên ăn hạt lựu

Hạt lựu chín có tác dụng chống oxy hóa, chống vi khuẩn và tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế đã có trường hợp bị tắc ruột do ăn quá nhiều hạt lựu.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn người bị đau dạ dày không nên ăn hạt lựu hoặc khi ăn cần phải nhai thật kỹ và ăn với lượng ít.

4. Lưu ý khác

  • Chọn lựu: Nên chọn những quả lựu to, tròn, vỏ rám và cầm nặng tay. Đây là những quả lựu già, ngọt và hạt mẩy.
  • Người không nên hoặc hạn chế ăn lựu: Người bị viêm dạ dày; người có vấn đề răng miệng; người bị nóng trong; bệnh nhân bị tiểu đường.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người bị đau dạ dày không nên ăn quá 3 quả lựu 1 ngày và với tần suất 2-3 lần/tuần.

IV. Gợi ý món ăn từ lựu tốt cho người bị đau dạ dày

Bên cạnh cách ăn lựu trực tiếp, người bệnh đau dạ dày có thể chế biến lựu thành nước ép, sinh tốt hay salad để thay đổi khẩu vị.

1. Ăn lựu tươi

Ăn trực tiếp lựu tươi đơn giản, nhanh chóng vì không mất thời gian chế biến. Thời điểm tốt nhất để ăn lựu là sau bữa sáng và bữa trưa và không nên ăn quá 3 quả/ngày.

Ăn trực tiếp lựu tươi

2. Nước ép lựu

Nướp ép lựu dễ làm, hương vị dễ uống lại cung cấp nguồn vitamin dồi dào. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 2 quả lựu, 20ml nước đường, 10ml nước chanh.
  • Thực hiện: Tách lấy hạt lựu rồi cho hạt lựu cùng 20ml nước đường và 10ml nước chanh vào máy sinh tố xay nhuyễn. Lọc lấy cốt lựu và uống ngay.
  • Lưu ý: Bảo quản nước ép tối đa 24 tiếng.
Nước ép lựu

3. Sinh tố lựu 

Sinh tố lựu kết hợp với mật ong và sữa chua là lựa chọn không thể bỏ qua cho bệnh nhân đau dạ dày. Thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: 1 quả lựu, 40ml mật ong, 250ml sữa tươi không đường, 2 viên đá.
  • Thực hiện: Tách hạt lựu rồi cho máy sinh tố xay cùng 250ml sữa tươi không đường, 40ml mật ong và 2 viên đá lạnh cho đến khi thu được hỗn hợp nhuyễn mịn.
  • Lưu ý: Bạn có thể kết hợp lựu với sữa chua, nho đen, chuối hoặc bơ để thay đổi khẩu vị cho món sinh tố lựu. 
Sinh tố lựu kết hợp mật ong và sữa tươi

4. Salad hạt lựu 

Salad hạt lựu bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 1 quả lựu, ức gà, cà chua bi, sốt mayonnaise, gia vị.
  • Thực hiện: Ức gà sau khi luộc chín bạn đem xé nhỏ. Tách lấy hạt lựu, cà chua bi rửa sạch (có thể bổ đôi hoặc để nguyên). Cho tất cả nguyên liệu vào bát trộn đều cùng chút muối và mayonnaise là hoàn thành.
Salad hạt lựu ức gà

V. Ngoài lựu, bệnh nhân đau dạ dày nên ăn hoa quả gì?

Ngoài quả lựu, một số loại hoa quả khác tốt cho dạ dày người bệnh đau dạ dày nên ăn gồm:

  • Chuối chín: Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, chuối chín có thể hỗ trợ chữa loét dạ dày và đau dạ dày. Khi ăn chuối sẽ tạo ra lớp màng nhầy trong dạ dày dày hơn, từ đó cải thiện tình trạng viêm nhiễm và loét.  Lượng Vitamin B có trong chuối giúp thư giãn tinh thần, giảm lo lắng căng thẳng –  một trong các yếu tố gây đau dạ dày.
  • Thanh long: Ăn thanh long cung cấp cho cơ thể prebiotic. Đây là chất  có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong dạ dày, đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
  • Dưa lưới: Nhờ có hàm lượng vitamin C và nước dồi dào nên ăn dưa lưới giúp cải thiện bệnh viêm loét dạ dày. Thành phần Phytochemical trong dưa lưới là một hợp chất nổi tiếng với khả năng kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, Enzyme Superoxide Dismutase, Beta-caroten trong dưa lưới có tác dụng giảm căng thẳng, giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn, tăng cường sức khỏe.
  • Đu đủ chín: Enzym Men papain trong đu đủ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn; hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu, giải độc cho cơ thể. Các nghiên cứu còn cho thấy, ăn đu đủ còn có thể giúp giảm stress, giúp tinh thần thoải mái, nhờ vậy ngăn ngừa bệnh đau dạ dày.
  • : Theo các nghiên cứu, bơ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như: chất xơ, Kali, Vitamin nhóm B, Vitamin E, Folate… giúp ngăn ngừa và cải thiện các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày.
  • Việt quất: Các chất natri, fructose, vitamin trong quả việt hỗ trợ dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó, cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là đau bảo tử, táo bón…
Ngoài quả lựu, người bị đau dạ dày nên ăn bơ, chuối, táo…

VI. Thuốc Yumangel – giảm nhanh cơn đau dạ dày!

Có một cách giảm đau dạ dày nhanh chóng, tiện lợi mà không mất mất thời gian chuẩn bị đó Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y. Khi cơn đau xuất hiện, người bệnh có thể uống ngay 1 gói Yumangel, các triệu chứng của bệnh như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị…  sẽ thuyên giảm nhanh chóng chỉ sau 5-10 phút. 

Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do. 

Yumangel có vị bạc hà thơm nhẹ, thiết kế dạng gói nhỏ rất thuận tiện cho việc mang đi. Đặc biệt, chỉ cần xé là có thể uống ngay mà không cần phải pha với nước nên không mất nhiều thời gian chuẩn bị.

Thuốc dạ dày Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày sau 5-10 phút sử dụng.

Như vậy đáp án cho câu hỏi đau dạ dày ăn lựu được không là có. Tuy nhiên, người đau dạ dày cần chú không nên lạm dụng ăn quá 3 quả/ngày và tránh ăn liên tục với lượng nhiều trong thời gian dài.

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh đau dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.