Skip to main content

Giải đáp: Lá đinh lăng chữa trào ngược dạ dày có đúng không?

Dùng lá đinh lăng chữa trào ngược dạ dày là một trong các mẹo dân gian được lưu truyền lại nhưng lại không có bất kỳ thông tin hướng dẫn cụ thể nào về cách dùng. Cùng thuốc dạ dày Yumangel hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau nhé!

I. Công dụng của lá đinh lăng với sức khỏe

Cây đinh lăng tên khoa học là Polyscias fruticosa – (L.) Harms (1), thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) và có nguồn gốc từ Ấn Độ. Từ lâu, cây đinh lăng đã được y học cổ truyền xem như một phương thuốc bổ, giúp làm tăng sức đề kháng.

Theo Đông y, lá đinh lăng có đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn, kháng độc tố và kháng viêm nên được dùng trong điều trị bệnh kiết lỵ, đau dây thần kinh, thấp khớp và các bệnh về đường tiêu hóa.

Y học hiện đại cho biết, lá đinh lăng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin C, vitamin B2, B1, B6, và các loại acid amin như methionin, lysin,  cysteine… Các tác dụng tuyệt vời của lá đinh lăng với sức khỏe và sắc đẹp gồm:

  • Chữa đau đầu, mất ngủ.
  • Giúp cải thiện đường tiêu hóa.
  • Chữa tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu.
  • Cải thiện đau lưng do thời tiết.
  • Tốt cho người mới ốm dậy.
  • Cải thiện sữa sau sinh.
  • Chữa ho lâu ngày.
  • Làm trắng da.
  • Trị mụn.
Lá đinh lăng chữa đau đầu, mất ngủ, cải thiện hệ tiêu hóa
Lá đinh lăng chữa đau đầu, mất ngủ, cải thiện hệ tiêu hóa

II. Lá đinh lăng chữa trào ngược dạ dày được không?

Theo tìm hiểu, hiện nay lá đinh lăng có được dùng như một phương pháp hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, nhưng không phải là một liệu pháp chữa trị chính.

Theo kết quả tìm kiếm trên Google, lá đinh lăng được đề cập đến trong một số bài viết như một loại thảo dược tự nhiên có khả năng giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, không có bất kỳ thông tin chi tiết và cụ thể nào nêu rõ về công dụng của lá đinh lăng với bệnh trào ngược dạ dày cũng như cách sử dụng để điều trị bệnh.

Đặc biệt, theo tìm hiểu cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chúng minh lá đinh có tác dụng chữa bệnh trào ngược dạ dày. Do đó, nếu muốn dùng lá đinh lăng chữa trào ngược dạ dày, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Chưa có bất kỳ thông tin khoa học nào về việc dùng lá đinh lăng trị bệnh trào ngược dạ dày
Chưa có bất kỳ thông tin khoa học nào về việc dùng lá đinh lăng trị bệnh trào ngược dạ dày

III. Lưu ý khi sử dụng lá đinh lăng chữa bệnh

Khi sử dụng lá đinh lăng với mục đích chữa bệnh, bạn cần chú ý những vấn đề sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Khi muốn sử dụng lá đinh lăng để trị bệnh, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể, đảm bảo an toàn.
  • Không lạm dụng: Không nên dùng quá nhiều lá đinh lăng vì trong loại lá này có nhiều saponin nên nếu dùng quá nhiều rất dễ gặp phải một số tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu…
  • Nguy cơ ngộ độc: Lá đinh lăng có nguồn gốc tự nhiên tuy ít độc nhưng khi sử dụng với lượng nhiều vẫn có nguy cơ bị ngộ độc, đặc biệt là  ở phổi, gan, dạ dày, tim, ruột,…
  • Trẻ em không nên uống nước lá đinh lăng: Chỉ nên nên dùng ngoài da vì hệ cơ quan của bé chưa phát triển hoàn thiện. Nếu uống quá nhiều nước lá đinh lăng có thể ảnh hưởng xấu tới hệ tim mạch và sức khỏe.
  • Thai phụ trong 3 tháng đầu không nên uống nước lá đinh lăng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Khi muốn sử dụng lá đinh lăng để trị bệnh, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể, đảm bảo an toàn.
Khi muốn sử dụng lá đinh lăng để trị bệnh, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể, đảm bảo an toàn.

IV. Gợi ý 7 loại lá cây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả 

Khá nhiều loại lá cây trong dân gian được cả Đông y và Y học hiện đại chứng minh có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Cụ thể:

  • Lá mơ lông: Lá mơ lông có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn, sát trùng, kháng viêm. Do đó dân gian thường dùng lá mơ lông trong các bài thuốc điều trị trào ngược dạ dày. Người bệnh có thể ăn sống lá mơ lông, uống nước cốt hoặc sử dụng như một loại rau trong các món ăn.
  • Lá tía tô: Các hoạt chất tìm thấy trong lá tía tô như Quercetin, acid rosmarinic có khả năng kháng viêm và sát trùng. Mặt khác, hàm lượng lớn vitamin C trong lá tía tô còn giúp giảm tình trạng mệt mỏi cho cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng.
  • Lá khôi tía: Loại lá này giàu tanin, glycosid với có tác dụng kháng viêm, làm lành vết loét, giảm nồng độ acid trong dạ dày. Bệnh nhân có thể sắc 50g lá khôi tía tươi hoặc 20 lá khôi tía khô sắc với nước và uống như trà hàng ngày.
  • Lá cỏ lào: Thành phần alcaloid, tanin trong lá cỏ lào rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Sát trùng, kháng viêm, ức chế vi khuẩn, cầm máu là các tác dụng điển hình của loại cỏ này.
  • Lá trầu không: Nhờ đặc tính kháng khuẩn tự nhiên nên lá trầu không có thể hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày hiệu quả. Hoạt chất Tanin trong lá trầu không giúp phục hồi nhanh chóng tổn thương trong niêm mạc dạ dày, kiểm soát sự sinh sôi của vi khuẩn HP – một trong những “thủ phạm” gây bệnh trào ngược.
  • Lá ổi: Lá ổi chứa các hoạt chất như flavonoid, tanin, saponin, vừa tác dụng  kháng viêm vừa giúp ổn định nồng độ acid dạ dày.
  • Nha đam: Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, chất xơ trong nha đam có khả năng kích thích và giúp hoạt động co bóp nhu động từ ruột đều đặn hơn. Nhờ đó, khi dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày, bệnh nhân sẽ cảm nhận thấy rõ sự thay đổi của các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng.
Một số loại lá dùng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày
Một số loại lá dùng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày

Ngoài ra, khi các triệu chứng của trào ngược xuất hiện, bạn có thể sử dụng thuốc đau dạ dày chữ Y – Yumangel  Yumangel có tác dụng trung hòa axit dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì thế, Yumangel sẽ nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.

Vì chưa có nghiên cứu khoa học nào hướng dẫn chi tiết cách dùng lá đinh lăng chữa trào ngược dạ dày thực quản nên người bệnh trào ngược không nên tự ý áp dụng Lời khuyên của yumangel.vn là hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn.

Xem thêm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.