Các loại trái cây giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt cho những người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, không phải tất cả loại trái cây đều phù hợp và tốt cho người viêm loét dạ dày. Vậy bị viêm loét dạ dày nên ăn trái cây gì? Cùng Gói dạ dày chữ Y khám phá trong bài viết này nhé!
Mục lục
I. Viêm loét dạ dày có ăn được trái cây không?
Bệnh viêm loét dạ dày có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống hàng ngày của từng người. Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì thực sự là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy, viêm loét dạ dày có được ăn trái cây không? Loại trái cây nào phù hợp với bệnh này?
Các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống giàu chất xơ có thể hỗ trợ cải thiện tiêu hóa và giảm bớt cảm giác khó chịu liên quan đến dạ dày. Bên cạnh việc giảm lượng axit trong dạ dày, chất xơ trong trái cây cũng có thể điều chỉnh nhu động ruột và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn. Từ đó giúp giảm áp lực lên thành dạ dày và giảm đau. Vitamin và chất xơ trong trái cây cũng rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa và trao đổi chất của cơ thể.
Khi lựa chọn trái cây cho người bị viêm loét dạ dày, bạn cần lưu ý loại trái cây có chứa nhiều vitamin A, B, C, K; có tác dụng trung hoà axit, chống viêm và hỗ trợ làm lành tổn thương. Tuy nhiên, người bị viêm loét dạ dày không nên ăn các loại trái cây có độ chua quá cao vì sẽ gây gia tăng axit trong dạ dày, khiến triệu chứng đau nghiêm trọng hơn.
II. Viêm loét dạ dày nên ăn trái cây gì?
Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? Việc bổ sung đúng các loại trái cây phù hợp với tình trạng bệnh viêm loét dạ dày sẽ giúp cung cấp vitamin, khoáng chất cho người bệnh một cách tự nhiên, hỗ trợ giảm tình trạng bệnh hiệu quả.
Dưới đây là các loại trái cây tốt cho người viêm loét dạ dày:
1. Quả chuối
Nhiều thành phần trong chuối chín khi ăn vào có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày. Mặt khác, tiêu thụ chuối còn giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn, tránh gây hại cho dạ dày.
- Pectin: Kích thích hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm đau, giảm đầy bụng khó tiêu.
- Kali: Thúc đẩy sản sinh chất nhầy bảo vệ thành dạ dày; hỗ trợ các hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
- Delphinidin: Ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, nâng cao hiệu quả ngăn ngừa ung thư.
- Bổ sung dưỡng chất: Ngoài ra, ăn chuối còn giúp bổ sung vitamin B, E, C, tinh bột, calo, chất béo và chất đạm giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Tuy nhiên, để ăn chuối hỗ trợ điều trị và giảm thiểu nguy cơ phát bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau:
- Chỉ ăn chuối chín, không dùng chuối xanh vì thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Chỉ ăn tối đa 2 quả chuối/ ngày, tuyệt đối không lạm dụng ăn quá nhiều.
- Các loại chuối tốt cho người viêm loét dạ dày như: chuối ngự, chuối sứ, chuối cau.
- Không nên ăn chuối tiêu vì loại chuối này chứa nhiều pectin sẽ gây tăng axit trong dạ dày khiến tình trạng viêm loét dạ dày nặng hơn.
- Thời điểm ăn chuối tốt nhất là sau bữa ăn chính khoảng 30 phút.
- Không nên ăn chuối lúc đói vì sẽ khiến lượng magie trong cơ thể đột ngột tăng cao, gây ức chế mạch máu tim, phá vỡ sự cân bằng của magie và canxi trong máu.
2. Quả ổi
Theo Đông y, quả ổi có tính kiện tỳ điều vị. Đây là thuật ngữ nói về phương pháp điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa, bao gồm: dạ dày, tá tràng, tuyến tụy… Ăn ổi có thể hỗ trợ chữa tiêu chảy, táo bón, viêm đường ruột, đầy bụng, khó tiêu.
Theo nghiên cứu y học hiện đại. Cụ thể:
- Vitamin C: Lượng vitamin C trong ổi giàu gấp 4 lần quả cam. Không chỉ chống lại sự tấn công của vi khuẩn HP trong dạ dày, vitamin C còn ức chế prostaglandin – một trong các tác nhân gây viêm loét dạ dày. Vitamin C cũng giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ đường ruột khỏi các mầm mống gây nhiễm trùng.
- Chất xơ dồi dào: Hàm lượng chất xơ dồi dào trong quả ổi (22mg chất xơ/100g ổi) giúp thúc đẩy tiêu hóa, làm sạch đường ruột và nuôi dưỡng lợi khuẩn.
- Magie: Có khả năng trung hòa dịch vị acid dạ dày, giảm chứng ợ nóng và đầy hơi do bệnh viêm loét dạ dày gây ra.
- Chất kiềm: Chất kiềm tự nhiên trong ổi có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm loét dạ dày.
- Các chất chống oxy hóa lycopene, carotene, quercetin, polyphenol: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, dự phòng ung thư dạ dày.
Một số lưu ý cho người viêm loét dạ dày khi ăn ổi là:
- Nên ăn ổi chín, không ăn ổi xanh: Vì ổi còn xanh và chát gây tăng tiết acid dịch vị, khiến dạ dày phải co bóp nhiều để tiêu hóa dẫn đến hiện tượng ợ hơi, ợ chua, táo bón,…
- Chỉ nên ăn từ 1-2 quả/ngày: Tiêu thụ quá nhiều ổi có thể dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, tạo cảm giác thèm ăn đường…
- Thời điểm thích hợp để ăn ổi là sau bữa ăn khoảng 30 phút: Bệnh nhân viêm loét dạ dày không nên ăn ổi sáng sớm vì có thể dẫn đến khó tiêu và khó hấp thu hơn hoặc khi bụng đói vì có thể khiến tình trạng viêm loét nặng hơn.
- Không nên ăn hạt ổi: Vì hệ tiêu hoá của người viêm loét dạ dày đang hoạt động không tốt, có nguy cơ không tiêu hóa hoàn toàn hạt ổi, gây ra hội chứng ruột kích thích hoặc tiêu chảy, ảnh hưởng tới dạ dày.
- Nên nhai kỹ: Quả ổi khá cứng nên khi ăn, người bệnh đau dạ dày nên nhai thật kỹ để giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày.
- Nên ăn cả vỏ: Khi ăn ổi, người bị viêm loét dạ dày nên ăn cả phần vỏ vì lượng vitamin C trong ổi tập trung nhiều ở đây.
- Rửa sạch ổi: Cần rửa sạch và cẩn thận để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn trên ổi. Tốt nhất hãy ngâm ổi trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
3. Quả nho
Theo nghiên cứu, quả nho có chứa một số thành phần làm lành vết thương và có lợi cho dạ dày như: các khoáng chất (kali, sắt, mangan, canxi) và các vitamin (B1, B6, C, K). Không chỉ vậy, quả nho còn có một số hoạt chất khác có lợi cho đường tiêu hóa như:
- Quercetin flavonoid: Đây là 1 chất chống viêm tự nhiên, khi ăn hoạt chất này làm dịu tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.
- Hoạt chất polyphenol: Có tác dụng chống oxy hóa và chống lại bệnh ung thư.
- Kali: Giúp giảm stress, cải thiện cơn đau.
Một số lưu ý khi ăn nho bệnh nhân viêm loét dạ dày cần nắm được đó là:
- Ăn tối đa 100g nho/ngày: Vì nho có hàm lượng đường lớn, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng đường huyết. Ngoài ra, nho có chứa acid hữu cơ, nếu ăn nhiều hơn thì người bệnh có thể bị đau, ợ chua,…
- Thời điểm ăn nho: Nên ăn nho sau bữa ăn 30 phút, không nên ăn ngay sau khi vừa ăn no vì sẽ gây áp lực lên dạ dày.
- Không ăn nho khi bụng đói: Vì quả nho chứa acid hữu cơ, nếu ăn lúc đói sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày khiến tình trạng loét trầm trọng thêm.
- Không ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ: Nho chứa nhiều đường nên nếu ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ dẫn tới đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu,… ảnh hưởng đến giấc ngủ.
4. Quả táo
Táo giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là thành phần pectin có khả năng thúc đẩy hoạt động của hệ dạ dày – ruột, giúp hệ tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Do đó, người bị viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể ăn táo. Bạn có thể ăn táo nguyên vỏ hoặc chế biến thành các món ăn, đồ uống tùy theo sở thích của mình.
Theo các chuyên gia, các dưỡng chất có trong quá táo còn giúp nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân đau dạ dày. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ vi khuẩn HP tấn công dạ dày, ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày.
Tuy nhiên, khi ăn táo người bị bệnh viêm loét dạ dày nên ăn chú ý ăn với lượng vừa đủ, khoa học, không lạm dụng quá mức để tránh gây hại cho sức khỏe.
- Nên ăn táo vị ngọt: Không nên ăn táo xanh vì có lượng acid cao hơn táo vị ngọt nên không tốt cho sức khỏe dạ dày. Trường hợp ăn quá nhiều táo xanh có thể gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày khiến triệu chứng ợ chua, ợ nóng nghiêm trọng hơn.
- Lượng táo nên ăn: Mỗi ngày, bệnh nhân viêm loét dạ dày chỉ nên ăn từ 1-2 quả táo. Ăn quá nhiều táo sẽ gây áp lực lên dạ dày vì phải hoạt động quá mức.
- Thời điểm ăn: Sau bữa ăn trưa khoảng 30 phút. Không nên ăn táo vào buổi tối, ngay sau khi vừa ăn no hoặc khi bụng quá đói. Ăn táo ngay sau khi ăn bữa chính tạo gánh nặng cho dạ dày, nếu ăn khi đói sẽ làm tăng cảm giác cồn cào khó chịu.
- Ngâm rửa táo: Bệnh nhân viêm loét dạ dày trước khi ăn táo cần rửa thật kỹ và ngâm muối trước khi ăn để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn, tàn dư thuốc bảo vệ thực vật.
- Chế biến: Táo có thể sử dụng ngay hoặc chế biến thành các món ăn đồ uống như nước ép, bánh táo… để đa dạng hơn. Nước ép táo cũng là một trong những đồ uống được khuyên dùng cho người bị viêm loét dạ dày.
- Không ăn hạt táo: Vì nhai, nuốt hạt táo có thể bị ngộ độc xyanua.
5. Quả đu đủ
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, đu giày chất béo, xenlulo, protein và các loại vitamin A, B, C, E cùng hất chống oxy hóa. Các chất này không chỉ tốt cho cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả.
Các công dụng của quả đu đủ với dạ dày gồm:
- Kích thích dạ dày tiêu hoá thức ăn dễ dàng.
- Giảm chứng khó tiêu, đầy bụng.
- Phòng ngừa táo bón.
- Enzym papain và chymotrypsin trong đu đủ là chất xúc tác cho quá trình thủy phân protein khi tiêu hóa, làm dịu cơn đau dạ dày.
Một số lưu ý khi bệnh nhân viêm loét dạ dày ăn đu đủ:
- Chỉ ăn đu đủ chín: Không nên ăn đu đủ xanh vì dịch của đu đủ xanh sẽ đẩy nhanh quá trình bào mòn dạ dày và khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Thời điểm ăn: Nên ăn đu đủ sau bữa ăn chính từ 15 – 20 phút, không nên ăn lúc đói vì có thể gây kích thích khó chịu.
- Lượng đu đủ nên ăn: Một ngày chỉ ăn tối đa 1 – 2 miếng đu đủ chín, không ăn quá nhiều.
- Không ăn vỏ và hạt đu đủ: Vỏ và hạt của quả đu đủ phải được loại bỏ trước khi ăn hoặc chế biến.
6. Trái bơ
Thành phần của quả bơ có nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin và các chất xơ. Không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết, ăn bơ còn hỗ trợ quá trình tiêu hoá, làm dịu niêm mạc dạ dày và chữa lành vết loét trong dạ dày.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày khi ăn bơ cần chú ý những vấn đề sau:
- Lượng bơ nên ăn: Người bị viêm loét dạ dày nên ăn tối đa 1/2 quả bơ/ngày. Không nên ăn quá nhiều bơ vì có thể gây phá vỡ tỷ lệ protein, carbohydrate, chất béo và chất xơ, dẫn đến một số rối loạn chuyển hóa.
- Thời điểm ăn: Nên ăn trước bữa ăn 1 – 2 giờ để cơ thể hấp thu tốt nhất giá trị dinh dưỡng trong quả bơ. Có thể ăn bơ vào buổi tối nhưng lượng calo trong bơ tích tụ lại thành mỡ thừa vì vậy bạn nên hạn chế.
- Các đối tượng không nên ăn bơ: Người bị dị ứng với thành phần có trong bơ, phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị bệnh về gan, người nhạy cảm với latex…
Góc giải đáp: Viêm loét dạ dày ăn bơ được không
7. Quả lê
Quả lê có chứa vitamin B2, B3, B6, C, K và chất vi lượng như: kali, magie, đồng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, quả lê có khả năng thấm hút tốt dịch vị dạ dày, cải thiện những vết loét dạ dày và giúp các ổ loét mau lành.
Ngoài ra, ăn lê giúp tăng cảm giác no, từ đó làm giảm lượng cholesterol có trong máu, tránh béo phì gây tăng áp lực lên ổ bụng, làm giãn cơ thắt – một trong các yếu tố làm hiện tượng trào ngược dạ dày trầm trọng hơn.
Khi ăn lê, bệnh nhân viêm loét dạ dày cần chú ý những điểm sau:
- Lượng lê nên ăn: Tối đa 1 quả/ngày.
- Không ăn lê khi bụng đói: Vì acid có trong quả lê kết hợp với acid dạ dày khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
- Không nên ăn vỏ lê: Vì trong vỏ lê tập trung nhiều đường, làm gia tăng nguy cơ béo phì – nguyên nhân gây lên áp lực lên thành bụng dẫn đến trào ngược dạ dày.
8. Lựu
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm thấy quả lựu có nhiều khoáng chất và vitamin giúp giảm nhanh các cơn đau và nóng rát ở vùng thượng vị, giúp người bệnh viêm loét dạ dày hóa ăn ngon miệng hơn.
Bên cạnh đó, quả lựu còn có công dụng tốt trong việc chống oxy hóa, giảm cholesterol,giảm lượng đường huyết và phòng ngừa nhiều bệnh. Tuy nhiên, khi ăn lựu bạn cần chú ý:
- Lượng lựu nên ăn: Chỉ nên ăn tối đa 1 quả lựu/ngày. Ăn quá nhiều lựu có thể khiến bạn bị tăng huyết áp.
- Người nóng trong nên hạn chế ăn lựu: Vì loại trái cây này có tính ấm, ăn xong rất dễ nóng.
- Người bị táo bón không nên ăn lựu: Bởi vì chất ancaloit và tanin trong lựu có tác dụng làm se và tiêu viêm, nếu ăn nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Nhai kỹ hạt lựu nếu nuốt: Để tránh nguy cơ bị tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu.
- Không ăn lựu và quả mơ cùng nhau: Vì sẽ gây một số vấn đề dạ dày.
9. Quả cherry
Hoạt chất chống oxy hóa flavonoid trong quả cherry có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP – 1 trong các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Mặt khác, loại quả này cũng rất giàu dinh dưỡng vừa giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện chức năng đường ruột vừa có thể ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm loét…
Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi ăn cherry, người bệnh viêm loét dạ dày cần chú ý những vấn đề sau:
- Lượng lê nên ăn: Mỗi ngày khoảng 200-400gr cherry. Không nên ăn quá nhiều cherry cùng một lúc vì có thể phá vỡ mất sự cân bằng trao đổi chất trong cơ thể.
- Không ăn cherry với dưa chuột: Vì enzyme trong dưa chuột sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin C trong quả cherry.
- Không ăn cherry cùng với gan động vật: Hàm lượng vitamin C dồi dào của cherry khi gặp các ion đồng và sắt có trong gan động vật sẽ bị oxy hóa và mất hết giá trị dinh dưỡng.
- Không ăn cherry với cà rốt: Cherry và cà rốt đều có vitamin C và ascorbate kỵ nhau, khi ăn cùng sẽ làm giảm hiệu quả của vitamin C khi hấp thụ vào cơ thể.
- Không để cherry quá lâu: Sau khi mua cherry về bạn chỉ nên ăn hoảng từ 3 ngày trở lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
III. Viêm loét dạ dày không nên ăn trái cây gì?
Trái cây bệnh nhân viêm loét dạ dày không nên ăn để tránh bệnh trầm trọng hơn gồm: trái cây có tính axit cao, trái cây gây đầy bụng, khó tiêu; trái cây có tính nóng và trái cây đóng hộp. Cụ thể:
1. Trái cây có tính axit cao
Lượng acid trong các loại trái cây này khi đi vào cơ thể dễ gây bào mòn, làm tăng lượng acid trong dạ dày và khiến các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày nặng hơn.
Các loại trái cây có tính axit cao người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh ăn như: chanh, cà chua, quýt chua, dứa, me, xoài xanh…
2. Trái gây gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
Không chỉ gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, cồn cào bụng khiến triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày càng nặng hơn, người bệnh ăn nhóm trái cây như hồng, mận, đào còn dễ gây rối loạn tiêu hóa, khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn.
3. Trái có tính nóng
Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên tránh sử dụng các loại trái cây này vì chúng nhiều chất béo, có tính nóng khi ăn dễ gây ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng. Nhóm các loại trái cây có tính nóng gồm: sầu riêng, vải, nhãn, chôm chôm, mít…
4. Trái cây đóng hộp
Nhóm trái cây đóng hộp thường chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia cùng với đó là lượng đường cao. Do đó, khi người bệnh ăn sẽ khiến dạ dày làm việc hết công suất để chuyển đổi năng lượng, dạ dày co bóp nhiều gây tổn thương niêm mạc dạ dày, hậu quả là khiến vết viêm loét ngày càng nặng hơn.
IV. Lưu ý với người viêm loét dạ dày khi ăn trái cây
Các loại trái cây dù tốt cho dạ dày cũng cần được tiêu thụ ở mức vừa phải, tránh lạm dụng. Do đó, khi ăn trái cây bệnh nhân viêm loét dạ dày cần ghi nhớ các lưu ý sau:
- Nên ăn trái cây sau bữa ăn 30 phút: Không nên ăn trái cây khi bụng đói vì có thể sẽ tăng axit trong dịch vị và gây đau.
- Không lạm dụng: Trái cây rất tốt dù rất tốt cho sức khoẻ nhưng người bệnh không nên lạm dụng ăn quá nhiều vì có thể gây phản tác dụng.
- Chế biến trái cây: Hệ tiêu hoá của bệnh nhân viêm loét dạ dày nhạy cảm và suy yếu nên khi ăn trái cây cần ép lấy nước uống hoặc cắt thành các miếng nhỏ đồng thời nhai kỹ khi ăn.
- Mua trái cây tươi ngon, nguồn gốc rõ ràng: Trái cây cần tươi ngon và có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn.
- Kết hợp ăn đa dạng trái cây: Nên ăn xen kẽ các loại trái cây với nhau, không nên chỉ ăn một loại trái duy nhất để giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
- Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý: Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên có chế độ uống hợp lý, sinh hoạt khoa học kết hợp luyện tập thể dục thể để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày hiệu quả nhanh chóng hơn.
Hy vọng với những gợi ý ở trên các bạn đã nắm được bị viêm loét dạ dày nên ăn trái cây gì để hỗ trợ cải thiện và phòng tránh bệnh tái phát. Khi có dấu hiệu bị viêm loét dạ dày, người bệnh nên đi khám và điều trị ngay, tránh bệnh tiến triển nặng gây khó khăn cho việc điều trị.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...