Nứt kẽ hậu môn mãn tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hậu môn, thậm chí là hoại tử hậu môn. Vì vậy, việc tìm hiểu thông tin về bệnh lý này là điều quan trọng và cần thiết để có can thiệp kịp thời.
Mục lục
I – Nứt kẽ hậu môn mãn tính là gì?
Nứt kẽ hậu môn mãn tính là tình trạng nứt kẽ hậu môn kéo dài 8-12 tuần.
Nứt kẽ hậu môn là một tình trạng y tế phổ biến liên quan đến vùng hậu môn và niêm mạc xung quanh. Đây là một tổn thương nhỏ hoặc nứt nhỏ trên niêm mạc hậu môn, thường nằm gần miệng hậu môn. Những vết rách này có thể gây chảy máu và đau dữ dội khi đại tiện. Tình trạng này nếu kéo dài từ 8-12 tuần được coi là nứt kẽ hậu môn mãn tính.
II – Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn mãn tính
Nứt kẽ hậu môn mãn tính do bệnh trĩ, táo bón, quan hệ tình dục qua đường hậu môn gây ra
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn mãn tính, trong đó nguyên nhân chính và thường gặp gồm:
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nứt kẽ hậu môn.
- Bệnh trĩ: Trĩ là một tình trạng mà các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị sưng và viêm. Bệnh trĩ khi ở giai đoạn nặng, các búi trĩ phát triển nhiều và có kích thước lớn gây nứt kẽ hậu môn.
- Thói quen đi đại tiện quá lâu: Thời gian đi đại tiện quá lâu sẽ tạo áp lực lên vùng hậu môn, khiến máu khó lưu thông, tĩnh mạch hậu môn bị sa giãn và yếu dần, dẫn đến rách niêm mạc hậu môn.
- Táo bón: Táo bón là một trong những nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn. Phân cứng và khô khi đi qua hậu môn có thể gây ra áp lực lên niêm mạc hậu môn, khiến niêm mạc dễ bị tổn thương và nứt.
- Tiểu đường: Người mắc tiểu đường thường có mức đường huyết cao, điều này có thể làm tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn.
- Lao, viêm ruột: Các bệnh lý này có thể làm niêm mạc hậu môn trở nên mỏng yếu, dễ bị tổn thương và gây nứt kẽ.
- Sinh con: Quá trình sinh con tự nhiên cũng có thể gây tổn thương đến niêm mạc hậu môn, đặc biệt là khi phải chịu căng cơ trực tràng mạnh mẽ trong quá trình đẩy đứa bé ra ngoài.
- Tiêu thụ một số loại thuốc: Một số loại thuốc gây táo bón hoặc làm giảm cảm giác đau có thể tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn.
(>> Xem thêm: Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa và phòng tránh )
III – Biểu hiện của nứt kẽ hậu môn mãn tính
Người bệnh bị chảy máu khi đi đại tiện.
Khi bị nứt kẽ hậu môn mãn tính, người bệnh thường có các biểu hiện và triệu chứng sau:
- Chảy máu khi đi đại tiện: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ làm tổn thương niêm mạc hậu môn, gây ra chảy máu nhẹ đến vừa phải khi đi đại tiện.
- Đau hậu môn dữ dội và trong thời gian dài: Nứt kẽ hậu môn gây ra cảm giác đau nhức ở vùng hậu môn, đặc biệt khi đi ngoài và kéo dài trong một thời gian sau đó. Đau có thể kéo dài trong vài giờ sau khi đi ngoài.
- Ngứa ngáy và khó chịu ở vùng hậu môn: Niêm mạc bị tổn thương có thể gây ra cảm giác ngứa và khó chịu ở vùng hậu môn, đặc biệt là sau khi đi ngoài.
- Có vết nứt ở hậu môn: Nếu bạn kiểm tra kỹ, bạn có thể nhìn thấy vết nứt nhỏ trên niêm mạc hậu môn.
- Dịch chảy ra từ các vết nứt: Trong một số trường hợp, nứt kẽ hậu môn mãn tính có thể gây ra sưng nhẹ và dịch chảy ra từ các vết nứt.
- Phân dễ bị sót lại: Vì đau và lo lắng về việc đi ngoài có thể làm tăng cảm giác giữ lại phân và tạo ra cảm giác đi ngoài chưa hoàn toàn.
IV – Nứt kẽ hậu môn mãn tính có nguy hiểm không?
Nứt kẽ hậu môn mãn tính không được điều trị có thể gây hoại tử hậu môn, ung thư hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn mãn tính nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là:
- Nhiễm trùng hậu môn: Do vi khuẩn xâm nhập và tấn công qua các vết nứt.
- Hoại tử hậu môn: Nặng hơn có thể gây ung thư hậu môn và dẫn đến tử vong.
- Mất máu: Các vết nứt ở hậu môn gây chảy máu liên tục, nếu để lâu có thể khiến người bệnh bị thiếu máu với các biểu hiện như ngất xỉu, tụt huyết áp.
- Nhiễm trùng máu: Các vi khuẩn xâm nhập vào các tĩnh mạch hậu môn nhờ các vết nứt, gây vỡ tĩnh mạch và nhiễm trùng máu.
- Một số biến chứng khác: Ở phụ nữ, nứt kẽ hậu môn mãn tính có thể gây viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản về sau.
Ngoài ra, bệnh nứt kẽ hậu môn mạn tính còn làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó chịu, đau đớn, suy nhược tinh thần, lâu ngày dẫn đến căng thẳng, stress…
V – Cách điều trị nứt kẽ hậu môn mãn tính
Người bệnh nên sớm đến gặp bác để được điều trị kịp thời.
Đối với tình trạng nứt kẽ hậu môn mãn tính, việc điều hòa bằng thuốc thường không mang lại hiệu quả dứt điểm và dễ bị tái phát. Do vậy bác sĩ thường chỉ định điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) để điều trị triệt để.
Các phương pháp ngoại khoa thường được áp dụng trong chữa bệnh nứt kẽ hậu môn mãn tính đó là nong hậu môn, cắt bỏ vết nứt hậu môn và phương pháp HCPT sử dụng sóng cao tần.
Sau khi điều trị nứt kẽ hậu môn mãn tính, người bệnh nên chú ý một số vấn đề dưới đây để mau hồi phục và phòng ngừa bệnh tái phát:
- Chú ý vấn đề vệ sinh: Nên vệ sinh hậu môn thường xuyên nước muối ấm để làm sạch vết mổ, tránh viêm nhiễm và giảm các cơn đau thắt trực tràng.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý: Tăng cường ăn thực phẩm giàu protein, sắt, chất xơ và vitamin như hoa quả, rau xanh. Tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống bia rượu vì ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục.
- Chế độ nghỉ ngơi: Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu; không bê vác nặng vì sẽ áp lực lên vết mổ và gây chảy máu.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Nứt kẽ hậu môn mãn tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị. Do đó, khi thấy tình trạng bệnh kéo dài không khỏi dù đã áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời và đúng cách.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.