Chảy máu hậu môn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể người bệnh bị mắc bệnh lý nào đó ở đường tiêu hóa, nhưng cũng có thể là do các bệnh đặc trưng cho vùng hậu môn trực tràng như nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, ung thư hậu môn trực tràng. Trong bài viết dưới đây, thuốc dạ dày chữ Y yumangel sẽ giúp bạn giải đáp về tình trạng hậu môn bị chảy máu.
Mục lục
I – Bị chảy máu hậu môn là bệnh gì?
Hậu môn bị chảy máu hay xuất huyết hậu môn là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào lòng ống tiêu hóa với biểu hiện là chảy máu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi từ hậu môn.
Một số dấu hiệu bị xuất huyết hậu môn có thể kể tới như:
- Đi vệ sinh bị chảy máu ở hậu môn do trĩ
- Chảy máu hậu môn nhưng không đau
- Chảy máu hậu môn khi mang thai
- Đau bụng dưới và chảy máu hậu môn
- Chảy máu hậu môn sau khi quan hệ
Bạn có thể xem kỹ hơn về nguyên nhân chảy máu hậu môn ở dưới đây.
II – Tại sao hậu môn bị chảy máu?
Bị chảy máu ở hậu môn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó các nguyên nhân chính gồm:
- Bệnh trĩ: Bệnh nhân trĩ không chỉ đi vệ sinh bị chảy máu ở hậu môn mà khi các búi trĩ có thể vỡ và chảy máu đỏ tươi ở hậu môn. Trĩ nội và trĩ ngoại trong giai đoạn đầu có thể gây chảy máu hậu môn nhưng không đau, người bệnh chỉ phát hiện bệnh khi cảm thấy có khối phồng ở hậu môn khi đi đại tiện.
- Loét trực tràng: Nguyên nhân gây chảy máu hậu môn sau khi đi vệ sinh này ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra nếu bệnh nhân bị táo bón dài ngày hoặc bị chấn thương vùng trực tràng hậu môn. Các triệu chứng khác gồm đau trực tràng, mót rặn, căng và đầy ở trực tràng.
- Viêm trực tràng: Ngoài gây đau đớn, bệnh có thể gây xuất huyết ở hậu môn mà không phải lúc đi đại tiện. Cùng với đó là triệu chứng mót rặn, đau bụng, chảy máu kèm chất nhầy.
- Polyp đại tràng: Chảy máu ở hậu môn do polyp đại tràng thường có màu sẫm, màu nâu hoặc đỏ hoặc màu nâu. Các triệu chứng khác bao gồm đau, thiếu máu, buồn nôn.
- Viêm nứt kẽ hậu môn: Viêm nứt kẽ hậu môn có thể khiến hậu môn bị chảy máu không kèm đại tiện. Các triệu chứng khác như đau, ngứa, nhiễm khuẩn, sót phân do đau…Viêm nứt kẽ hậu môn cũng là một trong các nguyên nhân chính gây chảy máu hậu môn ở trẻ.
- Ung thư đại tràng: Xuất huyết từ hậu môn nhưng không kèm theo đại tiện còn có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng. Một số triệu chứng khác suy nhược cơ thể, không dung nạp thức ăn, giảm cân, thiếu máu.
- Táo bón máu tươi chảy ra từ hậu môn: Táo bón kéo dài cũng là một trong các nguyên nhân gây xuất huyết hậu môn khi đi vệ sinh do bệnh nhân cần phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài khiến thành hậu môn bị trầy xước, chảy máu.
- Chảy máu hậu môn khi mang thai: Bà bầu bị chảy máu ở hậu môn trong thai kỳ có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ đang có nguy cơ mắc các bệnh ở hậu môn – trực tràng. Nguyên nhân chính là do mẹ bầu không được cung cấp đủ nước, chất xơ, rau xanh gây táo bón, trĩ…
- Phụ nữ mang thai bị xuất huyết hậu môn không chỉ khó chịu, đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho thai kỳ do đó cần thăm khám và điều trị sớm.
- Xuất huyết hậu môn sau sinh: Nguyên nhân là do sau khi sinh, tử cung của mẹ mở to làm tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn và bị chảy máu hậu môn khi đi ngoài.
- Quan hệ hậu môn bị chảy máu có sao không: Chảy máu sau khi quan hệ qua hậu môn nguyên nhân có thể bệnh trĩ, rách hoặc thủng đại tràng.
III – Biểu hiện của hiện tượng chảy máu ở hậu môn
Biểu hiện của hiện tượng xuất huyết hậu môn khá rõ ràng và dễ nhận biết. Cụ thể gồm:
- – Chảy máu khi đi ngoài.
- – Máu chảy ra hậu môn thường có màu đỏ tươi.
- – Rất đau và buốt hậu môn khi đi ngoài.
- – Phân có lẫn chất nhầy và mủ.
- – Táo bón hoặc tiêu chảy.
- – Đau bụng.
- – Chuột rút.
- – Mệt mỏi, da xanh xao do thiếu máu.
Bệnh nhân bị chảy máu ở hậu môn nên đi khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng nặng sau:
- – Hậu môn xuất huyết nhiều và liên tục.
- – Chảy máu hậu môn thành tia.
- – Sốt cao, khó hạ sốt.
- – Dạ dày đau tức.
- – Chướng bụng.
- – Đau quặn ở vùng bụng dưới.
- – Buồn nôn hoặc nôn mửa
- – Giảm cân bất thường không rõ lý do
- – Tiểu tiện không tự chủ, thay đổi thói quen đi ngoài.
- – Tiêu chảy kéo dài hoặc nghiêm trọng.
- – Kích thước của phân nhỏ như bút chì.
- – Phân có màu hạt dẻ, màu đen hoặc lẫn nhầy.
- – Suy nhược, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
- – Đau ở trực tràng
- – Nôn ra máu.
- – Khó thở, nhịp tim không đều hoặc nhanh.
IV – Ai dễ bị xuất huyết hậu môn?
Chảy máu hậu môn thường gặp ở những người bị táo bón, bệnh trĩ, viêm loét trực tràng hay ung thư đại tràng.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai hay những người thường xuyên quan hệ qua đường hậu môn cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với người bình thường.
V – Hậu môn bị chảy máu có sao không?
Bệnh chảy máu hậu môn có nguy hiểm không? Hậu môn chảy máu có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh lý nào đó là đường tiêu hóa nhưng cũng có thể là do các bệnh đặc trưng cho vùng hậu môn trực tràng như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm loét trực tràng, thậm chí là ung thư hậu môn đại tràng.
Do đó, nếu xuất huyết hậu môn đi kèm với một hoặc nhiều triệu chứng bất thường vừa nêu ở trên người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Việc can thiệp và điều trị đúng lúc có thể giúp tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
VI – Cách xử lý khi hậu môn chảy máu theo từng nguyên nhân
Bị chảy máu hậu môn phải làm sao? Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà bệnh nhân bị xuất huyết hậu môn sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể;
– Cách chữa chảy máu ở hậu môn do bệnh trĩ: Tình trạng xuất huyết hậu môn do bệnh trĩ có thể cải thiện bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để tránh bị táo bón.
Kết hợp với việc sử dụng thuốc mỡ không kê đơn và thuốc đặt hydrocortisone để làm giảm bớt sự khó chịu. Trường hợp búi trĩ có kích thước lớn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để thu nhỏ hoặc cắt bỏ.
– Cách chữa bệnh xuất huyết ở hậu môn do vết nứt ở hậu môn: Các vết nứt ở hậu môn thường tự lành mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau tại chỗ (lidocaine) để giảm bớt sự khó chịu hoặc thuốc nhuận tràng không kê đơn để kích thích nhu động ruột, giúp đi ngoài dễ dàng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trường hợp bệnh không thuyên giảm, người bệnh nên đến bác sĩ để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp hơn.
– Điều trị xuất huyết hậu môn do bệnh viêm ruột (IBD): Đối với nguyên nhân này, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc chống viêm giúp làm dịu đường tiêu hóa tránh các kích thích, thuốc ức chế miễn dịch để tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn gây ra IBD. Trong trường hợp thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ các phần bị tổn thương.
– Điều trị chảy máu hậu môn do ung thư đại trực tràng: Thông thường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ các polyp hoặc các vùng bị thương tổn.
Sau đó, tùy vào diễn tiến tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể phải thực hiện xạ tị hoặc hóa trị để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại.
VII – Cách phòng tránh chảy máu ở hậu môn
Hậu môn bị chảy máu dù là vì nguyên nhân gì thì đều có thể để lại các biến chứng không tốt cho sức khỏe. Để hỗ trợ việc điều trị đồng thời ngăn bệnh tái phát, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp phòng tránh sau:
- – Mỗi ngày nên uống đủ 8-10 cốc nước để tránh bị táo bón.
- – Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm mỗi ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh.
- – Hình thành thói quen đi ngoài vào một giờ cố định, tránh đi ngoài quá lâu trong thời gian dài.
- – Tăng cường bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn uống bằng cách thêm rau, củ, trái cây bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc…
- – Hạn chế bia rượu vì có thể gây mất nước – một trong các nguyên nhân gây táo bón.
- – Tập thể dục đều đặn mỗi ngày kết hợp ăn kiêng hợp lý để kiểm soát cân nặng.
Chắc hẳn với các thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, các bạn đã biết bị chảy máu ở hậu môn là bệnh gì, xuất huyết hậu môn phải làm sao và uống thuốc gì. Chảy máu hậu môn không chỉ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Do đó, người bệnh cần đi thăm khám sớm khi nghi ngờ có dấu hiệu bị xuất huyết hậu môn để được chữa trị kịp thời, phòng tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là với các trường hợp bé bị chảy máu hậu môn, trẻ sơ sinh bị chảy máu ở hậu môn, xuất huyết hậu môn khi mang bầu.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.