Bạn đang tìm hiểu về bệnh xuất huyết đường ruột hay chảy máu đường ruột để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biến chứng để có cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả? Hãy đọc ngay bài viết này của Yumangel.vn để hiểu rõ hơn về tình trạng xuất huyết đường ruột.
Mục lục
I – Bệnh xuất huyết đường ruột là gì?
Chảy máu đường ruột là gì?
Xuất huyết đường ruột là tình trạng bị chảy máu đại tràng, trực tràng hoặc tại lòng mạch tá tràng.
Bệnh xuất huyết đường ruột ở người có thể xảy ra ở cả trẻ em, người trưởng thành và người già. Trong đó trẻ em và người già bị chảy máu đường ruột có xu hướng nghiêm trọng hơn.
II – Nguyên nhân xuất huyết đường ruột
Chảy máu đường ruột do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do ung thư ruột, Polyp lành tính đường ruột, viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, viêm đại tràng mãn tính…
Các nguyên nhân gây xuất huyết đường ruột chủ yếu gồm:
- Ung thư ruột: Ung thư ruột là một loại ung thư phát triển từ niêm mạc ruột. Khi u mào tăng kích thước, nó có thể tổn thương các mạch máu và gây xuất huyết trong đường ruột.
- Polyp lành tính đường ruột: Polyp là sự phình đại của niêm mạc đường ruột. Một số polyp có thể xuất huyết khi tăng kích thước hoặc bị tổn thương.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Viêm loét dạ dày tá tràng là một tình trạng viêm niêm mạc dạ dày và tá tràng, và khi có tổn thương niêm mạc có thể gây xuất huyết.
- Viêm đại tràng mãn tính: Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng kéo dài. Viêm loét và tổn thương niêm mạc trong trường hợp này có thể gây ra xuất huyết.
- Viêm nhiễm túi thừa: Túi thừa meckel là một túi nhỏ ở ruột non, và khi bị viêm nhiễm có thể gây xuất huyết.
- Bệnh Crohn ở đại tràng hoặc tá tràng: Bệnh Crohn là một bệnh viêm nhiễm tự miễn ảnh hưởng đến niêm mạc đường ruột. Tổn thương niêm mạc có thể dẫn đến xuất huyết.
- Dị dạng mạch máu: Các dị dạng mạch máu ở đường ruột có thể dễ dàng tổn thương và gây xuất huyết.
- Thiếu máu đại tràng: Thiếu máu đại tràng có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc và xuất huyết.
- Bệnh trĩ: Trĩ là sự phình đại của các mạch máu xung quanh hậu môn và hậu môn, và khi nứt hoặc tổn thương có thể gây xuất huyết.
- Nứt kẽ hậu môn: Nứt kẽ hậu môn là tổn thương nhỏ trên niêm mạc hậu môn, có thể gây xuất huyết.
- – Ung thư ruột.
Ngoài các nguyên nhân chảy máu đường ruột ở trên, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh chảy máu đường ruột đó là:
- Cảm cúm gây ho nhiều và làm tăng áp lực trong ổ bụng: Cảm cúm ho kéo dài hoặc cường độ mạnh có thể tạo áp lực trong ổ bụng, gây ra căng thẳng và tổn thương niêm mạc đường ruột, dẫn đến xuất huyết.
- Chấn động tinh thần mạnh: Các tình huống cảm xúc mạnh như căng thẳng, lo lắng, stress hay trạng thái tâm lý không ổn định có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và gây xuất huyết đường ruột.
- Lạm dụng bia rượu: Lạm dụng bia rượu có thể gây tổn thương niêm mạc đường ruột và tăng nguy cơ xuất huyết.
- Hút thuốc lá, thuốc lá thường xuyên: Thuốc lá và các loại thuốc lá khác có thể gây tổn thương niêm mạc đường ruột và làm tăng nguy cơ xuất huyết đường ruột.
- Dùng thuốc chống viêm không steroid, thuốc corticoid: Một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và thuốc corticoid có thể gây tổn thương niêm mạc đường ruột và làm tăng nguy cơ xuất huyết.
III – Dấu hiệu xuất huyết đường ruột
Khi bị xuất huyết đường ruột, bệnh nhân thường bị đau dữ dội ở vùng thượng vị.
Các dấu hiệu chảy máu đường ruột giúp người bệnh dễ dàng nhận biết gồm:
- Đau dữ dội ở vùng thượng vị.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Buồn nôn, nôn.
- Nôn ra máu trong trường hợp xuất huyết ở tá tràng.
- Dịch nôn có màu máu tươi hoặc cà phê, có lẫn thức ăn, dịch nhầy.
- Đại tiện ra phân đen, chủ yếu trong trường hợp xuất huyết đại tràng và trực tràng.
- Một số biểu hiện xuất huyết đường ruột toàn thân: đổ mồ hôi bất thường, thở nhanh, mệt lịm…
So với người trẻ tuổi, xuất huyết đường ruột ở người già nghiêm trọng hơn. Nếu người già bị mất máu quá nhiều khi chảy máu đường ruột có thể bị sốc kèm theo một số biểu hiện khác như:
- Tụt huyết áp.
- Mạch nhanh.
- Lơ mơ, mất ý thức.
- Lạnh đầu chi.
IV – Xuất huyết đường ruột có nguy hiểm không?
Sốt xuất huyết đường ruột nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời khiến máu chảy nhiều trong thời gian dài có thể gây tử vong.
Một số nguy hiểm của xuất huyết đường ruột bao gồm:
- Mất máu: Xuất huyết đường ruột có thể dẫn đến mất máu. Nếu lượng máu mất quá lớn, có thể dẫn đến suy kiệt và thiếu máu (huyết áp thấp, da nhợt nhạt, mệt mỏi), thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
- Suy giảm chức năng tiêu hóa: Các triệu chứng xuất huyết đường ruột như tiêu chảy và chán ăn có thể làm suy giảm chức năng tiêu hóa và gây ra rối loạn dinh dưỡng.
- Nhiễm trùng: Xuất huyết đường ruột có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra nhiễm trùng trong hệ tiêu hóa.
- Biến chứng tiêu hóa: Xuất huyết đường ruột có thể dẫn đến các biến chứng tiêu hóa nghiêm trọng như viêm loét, tràn dịch và tá tràng tụt hạch.
Do đó, ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện của bệnh xuất huyết đường ruột, người bệnh cần tới bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất.
Chảy máu đường ruột kéo dài có thể gây tử vong.
( >> Xem thêm: Xuất huyết dạ dày là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị. )
V – Cách điều trị xuất huyết đường ruột
Trong điều trị bệnh sốt xuất huyết đường ruột, việc điều trị sớm là rất cần thiết nhằm giảm thiểu tối đa lượng máu của cơ thể bị mất đi đồng thời ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ tính mạng của người bệnh. Các phương pháp điều trị gồm:
1. Điều trị ban đầu
Ngay sau khi bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân xuất huyết đường ruột, nhân viên y tế sẽ thực hiện cầm máu và ổn định tình trạng bằng cách:
- Truyền dịch để cân bằng nồng độ điện giải và tránh mất sức.
- Đối với các bệnh nhân bị mất quá nhiều máu có thể cần phải truyền máu.
- Thực hiện nội soi nhằm đốt điện, laser, tiêm xơ xung quanh vùng viêm loét, tiêm kẹp các mạch máu để cầm máu.
2. Điều trị bảo tồn
Điều trị nội khoa bằng thuốc được áp dụng cho bệnh nhân xuất huyết đường ruột lần đầu ở mức độ nhẹ tới trung bình.
Nếu bệnh nhân lần đầu bị chảy máu đường ruột hoặc máu ngưng chảy sau khi nội soi thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bảo tồn nhằm ngăn chặn bệnh tái phát. Một số phương pháp điều trị bảo tồn cho bệnh nhân bị xuất huyết đường ruột gồm:
- Tiếp tục truyền vitamin và vitamin để ổn định, phục hồi sức khỏe của bệnh nhân.
- Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sẽ để chống có thắt và giảm cơn đau do tăng nhu động ruột.
3. Điều trị ngoại khoa
Phương pháp điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) thường được chỉ định đối với các bệnh nhân có tiền sử bị chảy máu đường ruột hoặc bị biến chứng thủng đường ruột.
Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật cũng áp dụng với một số tình trạng xuất huyết do các bệnh lý như polyp, ung thư đại – trực tràng, búi trĩ sa,…
VI – Xuất huyết đường ruột nên ăn gì và tránh ăn gì?
Để phục hồi tĩnh mạch bị tổn thương đồng thời ngăn chặn xuất huyết đường ruột tái phát, bệnh nhân sau khi điều trị khỏi cần có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
Dưới đây là nhữn thực phẩm nên và không nên ăn sau khi điều trị xuất huyết đường ruột người bệnh có thể tham khảo.
1. Thực phẩm nên ăn
Bệnh nhân sau điều trị xuất huyết đường ruột cần có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và bồi bổ để bù lại lượng máu đã mất đi.
Đặc biệt nên tập trung ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, năng lượng nhưng lành mạnh và dễ dung nạp như: cá hồi, thanh long, trứng, sữa, khoai lang, củ dền đỏ, quả bơ…
Bên cạnh đó, bệnh nhân chảy máu đường ruột cũng cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để tránh táo bón. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ăn no trong 3 bữa, khi ăn cần nhai thật kỹ để hạn chế áp lực lên đường ruột.
Bệnh nhân sau điều trị xuất huyết đường ruột cần có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và bồi bổ để bù lại lượng máu đã mất đi.
2. Thực phẩm cần kiêng ăn
Sau khi điều trị xuất huyết đường ruột, người bệnh nên tránh ăn đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều acid, dầu mỡ. Hạn chế tiêu thụ các thức ăn sống, thức ăn ô thiu, hỏng, quá hạn, không đảm bảo vệ sinh.
Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống quá nhiều đồ uống chứa caffeine như trà, cà phê, nước ngọt và bia rượu.
VII – Cách phòng tránh xuất huyết đường ruột
Hạn chế ăn các thức ăn chua, mặn, cay nóng, các thực phẩm gây kích thích dạ dày; đồ ăn nhanh, chế biến sẵn là cách bảo vệ đường ruột đơn giản, hiệu quả.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh chảy máu đường ruột mà sẽ có cách phòng tránh khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản bạn cần chú ý những vấn đề sau trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:
- Ăn uống hợp lý, khoa học, ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau xanh.
- Hạn chế ăn các thức ăn chua, mặn, cay nóng, các thực phẩm gây kích thích dạ dày; đồ ăn nhanh, chế biến sẵn.
- Không hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu, nước ngọt, cà phê, trà…
- Thực hiện ăn chín và uống sôi nhằm ngăn ngừa bị nhiễm trùng đường ruột.
- Không nên ăn quá no hoặc để bụng bị quá đói.
- Tránh vận động mạnh, nằm hoặc làm việc ngay sau khi ăn no.
- Chăm sóc hệ tiêu hóa tốt bằng cách tẩy giun định kỳ.
- Hình thành thói quen vận động mỗi ngày để giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần đẻ kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường ở đường ruột và các cơ quan tiêu hóa khác.
Xuất huyết đường ruột nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ gây biến chứng, thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh. Do vậy, khi nhận thấy có dấu hiệu bệnh bạn đừng chần chừ, hãy đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ can thiệp kịp thời.
Chưa có bình luận!