Rau bắp cải, rau cải bẹ xanh, lá mơ, rau mùi tây, rau chân vịt, súp lơ xanh… là những loại rau giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày. Nếu đang không biết viêm loét dạ dày nên ăn rau gì tốt thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của dạ dày yumangel nhé.
Mục lục
I. Tại sao người viêm loét dạ dày nên ăn rau?
Viêm loét dạ dày khiến người bệnh bị đau bụng, buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, chán ăn gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Điều trị theo phác đồ của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học là yếu tố vô cùng quan trọng giúp người bệnh thuyên giảm tình trạng khó chịu và đau đớn.
Đối với trường hợp viêm loét dạ dày nhẹ, bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng bệnh qua chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Các loại rau xanh là một thành phần quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Do đó, người viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể ăn rau nhưng cần lưu ý ăn đúng loại rau nên ăn, ăn với lượng vừa phải đồng thời chế biến và ăn đúng cách.
III. Viêm loét dạ dày nên ăn rau gì? 14 loại rau tốt cho người bệnh viêm dạ dày
Ăn uống đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng là rất quan trọng. Chế độ ăn và thực đơn cho người viêm loét dạ dày đều phải được tư vấn bởi các chuyên viên y tế. Theo đó, chất xơ trong các loại rau rất có lợi cho sức khỏe, nhưng một số loại rau lại chứa một lượng lớn carbohydrate – dạng chất xơ không hòa tan gây khó tiêu hóa. Do đó, để đảm bảo sức khỏe dạ dày, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày chỉ nên bổ sung các loại rau dưới đây vào thực đơn:
1. Rau bắp cải
Không chỉ giàu chất xơ, rau bắp cải còn có hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất như vitamin C, K, B6, thiamin, canxi, folate, sắt, magie, kali… Vì vậy ăn bắp cải giúp hỗ trợ làm lành vết loét, đặc biệt là trong các trường hợp loét dạ dày, ruột, giảm cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày.
Mặt khác, hàm lượng chất xơ cao trong rau bắp cải còn giúp thúc đẩy lợi khuẩn bifidobacteria, lactobacilli nên tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, tránh táo bón.
- Liều lượng: 1/2 bát bắp cải/bữa, tuần ăn 3-4 lần. Ăn nhiều bắp cải gây đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, thiếu i ốt, sỏi thận, hạ đường huyết…
- Cách chế biến: Vitamin U – chất chống loét dạ dày tá tràng trong rau bắp cải có thể biến mất khi rau được nấu chín quá ở nhiệt độ cao, do đó bạn nên sử dụng bắp cải để làm nước ép, salad bắp cải. Không nên ăn bắp cải sống.
- Đối tượng không nên ăn: Người suy thận, tiêu chảy, đái đêm, bệnh nhân tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, tạng hàn, người bị dị ứng với cruciferous vegetables – nhóm rau bao gồm bắp cải.
2. Rau cải bẹ xanh
Rau cải bẹ xanh chứa nhiều vitamin A, B, C, K, carotene, axit nicotinic, albumin, chất xơ… Trong đó, vitamin K có tác dụng làm dịu, làm lành các vết thương do viêm loét dạ dày; vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, hạn chế tiết dịch vị ở người viêm loét dạ dày.
Người bị viêm loét dạ dày có thể ăn lá mỡ theo hướng dẫn sau:
- Liều lượng: 200-300g/ngày. Không nên ăn nhiều cải bẹ xanh trong thời gian ngắn nó chứa nhiều chất xơ gây đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Cách chế biến: Nấu canh, luộc, xào. Khi chế biến cải bẹ xanh nên nấu chín, đậy kín nắp để giữ lại một lượng lớn vitamin C và cũng giúp loại bỏ ký sinh trùng có trong rau.
- Đối tượng không nên ăn: Người dùng thuốc làm loãng máu, bệnh nhân có nguy cơ cao bị sỏi thận loại oxalat.
3. Lá mơ
Theo y học hiện đại, các dưỡng chất được tìm thấy trong lá mơ gồm vitamin C, carotene, protein, tinh dầu giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm và các tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
Theo Đông y, lá mơ có khả năng thanh nhiệt, sát trùng nên còn giúp chữa cảm lạnh, bệnh khớp ở người già, ăn không tiêu, bí tiểu và làm lành vết thương.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày ăn lá mơ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Liều lượng: Ăn hàng ngày, khoảng 50g/ngày. Không nên ăn quá nhiều lá mơ vì có tính hàn, người bụng yếu sử dụng nhiều sẽ bị đi ngoài
- Cách chế biến: Ăn sống, ép nước uống, sắc lấy nước uống, trứng rán lá mơ, lá mơ cuộn thịt lợn, lá mơ cuốn cá rô đồng…
- Đối tượng không nên dùng: Không sử dụng lá mơ nếu có dị ứng với bất kì thành phần có trong nó.
4. Rau mùi tây
Rau mùi tây chứa nhiều các vitamin A, B, C và khoáng chất như sắt, canxi, kali… có tác dụng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, kháng viêm, chữa lành vết loét và giảm đau dạ dày, ợ chua, ợ nóng hiệu quả. Mặt khác, rau mùi tây còn làm tăng cảm giác ngon miệng cho người bệnh viêm loét dạ dày.
Mùi tây còn giàu chất chống oxy hoá và kali, giúp tăng khả năng miễn dịch và sức khỏe để chống lại bệnh tật.
- Liều lượng: Không quá 200nl nước ép rau mùi/ngày. Không lạm dụng ăn quá nhiều vì có thể gây buồn nôn, kích ứng dạ dày, đau dạ dày cấp…
- Cách chế biến: Ăn sống, làm nước ép, đun sôi rau mùi tây lấy nước uống.
- Đối tượng không nên ăn: Người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với rau trong quá trình ăn, uống nước ép; người mắc các vấn đề về gan…
5. Rau chân vịt
Rau chân vịt còn có tên gọi khác là cải bó xôi. Loại rau này giàu chất xơ, vitamin A, C, folic, sắt, canxi và axit béo thực vật omega 3. Một số nghiên cứu xác minh, trong rau chân vịt chứa hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau có khả năng chống viêm và chống ung thư. Vì vậy ăn rau chân vịt giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, cải thiện tình trạng bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả.
- Liều lượng: Ăn hàng ngày, mỗi ngày từ 200-300g. Không nên ăn quá nhiều vì có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận, trầm trọng thêm bệnh gout, cản trở hấp thu máu..
- Cách chế biến: Luộc, làm nước ép, salad, sinh tốt, xào…
- Đối tượng không nên ăn: Người có tiền sử bệnh gout, người đang dùng thuốc điều trị…
6. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh hay còn gọi là bông cải xanh, loại rau này chứa nhiều thiamin, protein, riboflavin, vitamin A, C, K, vitamin B6, folate… đều là những chất có lợi cho sức khỏe người bệnh viêm loét dạ dày. Đặc biệt, sulforaphane trong súp lơ xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP) – thủ phạm chính gây viêm loét và trào ngược dạ dày.
Đây là loại rau có chứa nhiều dưỡng chất như protein, gluxit, vitamin… với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, sulforaphane trong súp lơ xanh có khả năng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
- Liều lượng: 200-300g/ngày. Ăn quá nhiều bông cải xanh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tuyến giáp và tiêu hóa.
- Cách chế biến: Hấp, luộc, nấu canh, xào, salad… Không nên ăn súp lơ sống, không nên nấu chín quá kỹ ở nhiệt độ cao…
- Đối tượng không nên ăn: Người bị bệnh gout, người uống thuốc loãng máu, người uống thuốc trị bệnh tim…
7. Rau mồng tơi
Rau mồng tơi chứa một lượng lớn các vitamin A, C, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa giúp làm giảm các cơn đau dạ dày, làm lành vết thương nên cải thiện các vết loét dạ dày hiệu quả. Chất nhầy trong rau mồng tốt cho niêm mạc dạ dày, chống viêm, kích thích nhu động ruột giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và trơn tru hơn.
- Liều lượng: Chỉ nên ăn 2 lần trong tuần, mỗi lần ăn tối đa 200g.
- Cách chế biến: Luộc, nấu canh, xào.
- Đối tượng không nên ăn: Người bị sỏi thận, gout.
8. Rau thì là
Rau thì là có chứa polyacetylenes có tác dụng chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, loại rau này còn rất giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A, đặc biệt là chất chống oxy hóa flavonoid giúp giảm viêm, xoa dịu cơn co thắt trong dạ dày, bảo vệ hệ thống tiêu hóa khỏi tác nhân gây bệnh.
Do đó, người bị viêm loét dạ dày không nên bỏ qua rau thì là trong chế độ ăn uống hàng ngày. Khi ăn cần lưu ý:
- Liều lượng: 2 lần 1 tuần, mỗi lần khoảng 100-200 gam. Việc tiêu thụ quá nhiều rau thì là có thể dẫn đến các cơn co giật cơ bắp, thậm chí gây nên ảo giác.
- Cách chế biến: Nên dùng thì là như một loại rau gia vị thêm vào món ăn chính.
- Đối tượng không nên ăn: Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
9. Rau cần tây
Không chỉ có hàm lượng chất xơ cao, rau cần tây còn giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu như vitamin A, C, K, canxi, magie, photpho… giúp ngăn ngừa vết loét, bổ sung lượng nhầy lên lớp lót dạ dày, kiểm soát lượng axit dịch vị dạ dày.
- Liều lượng: 50g cần tây/ngày.
- Cách chế biến: Nước ép, nấu canh, xào thịt, các món trộn.
- Đối tượng không nên ăn: Người có sắc mặt vàng, uể oải, ăn uống kém, chướng bụng, phân nát, lưỡi nhạt vị…
10. Nha đam
Ngoài các vitamin, khoáng chất, nha đam còn có đến 200 hoạt tính sinh học có công dụng hạn chế tiết axit dịch vị, giảm đau hiệu quả và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
Để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh nên kết hợp nha đam với nghệ vàng, mật ong hoặc làm nước ép nha đam.
- Liều lượng: Chỉ nên uống tối đa 200ml nước ép nha đam mỗi ngày.
- Cách chế biến: Nước ép nha đam, sữa chua nha đam…
- Đối tượng không nên ăn: người dễ bị dị ứng; bà bầu và phụ nữ đang cho con bú; người có huyết áp thấp hoặc đang sử dụng các loại thuốc làm giảm đường huyết; người mắc bệnh lý về thận, bệnh trĩ, tim mạch…
11. Rau tía tô
Các tinh dầu trong rau tía tô gồm perillaldehyd, dihydrocumin, limonen và các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm giúp hỗ trợ làm lành vết loét, liền sẹo, hạn chế và khắc phục tăng tiết axit quá mức.
- Liều lượng: Nên dùng khoảng 3 -4 ly nước lá tía tô mỗi ngày, chia nhỏ từng lần uống.
- Cách chế biến: Ép lấy nước, đun lấy nước, làm gia vị cho các món ăn.
- Đối tượng không nên ăn: Trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người đang bị cảm nóng.
12. Củ cà rốt
Cà rốt đặc biệt giàu beta-carotene, chất xơ, vitamin K, kali và các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe dạ dày cũng như hệ tiêu hóa. Dùng cà rốt có thể giúp hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa khác như rối loạn dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản; phòng cao huyết áp, ung thư, tốt cho mắt và tim mạch…
- Liều lượng: 100g/ngày, mỗi tuần ăn 3-4 lần.
- Cách chế biến: Luộc, canh hầm, xào, nước ép.
- Đối tượng không nên ăn: Người bệnh vàng da, táo bón, tiểu đường.
13. Củ khoai lang
Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng cải thiện sức khỏe dạ dày. Với câu hỏi “Viêm loét dạ dày ăn khoai lang được không?” thì câu trả lời 100% là CÓ. Các vitamin B, C, beta-carotene, canxi, ăn khoai lang giúp kiểm soát tốt lượng axit dạ dày đồng thời làm giảm đau, làm dịu nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày như ợ, buồn nôn, đau rát thượng vị…
- Liều lượng: 1-2 củ/ngày, tương đương 200-250g.
- Cách chế biến: Luộc, hấp, nấu canh sườn.
- Đối tượng không nên ăn: Người mắc bệnh thận, tiêu hóa kém…
14. Khoai tây
Các loại vitamin C, A, B, photpho, canxi, sắt, kali, chất xơ và protein trong khoai tây có khả năng hấp thụ axit dư thừa trong dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi để làm lành vết loét và tổn thương dạ dày thực quản. Mặt khác, khoai tây còn giúp kháng khuẩn giúp ức chế sự sinh sôi và phát triển vi khuẩn gây hại trong dạ dày.
- Liều lượng: Không nên ăn quá 3 lần/tuần, mỗi lần ăn 200g.
- Cách chế biến: Luộc, hấp, nấu canh sườn, salad.
- Đối tượng không nên ăn: Người tiểu đường, cao huyết áp, phụ nữ mang thai…
III. Lưu ý cho bệnh nhân viêm loét dạ dày khi ăn rau
Sau khi nắm được viêm loét dạ dày ăn rau gì tốt, người bệnh cần chú ý thêm một số vấn đề khi mua, chế biến và ăn rau để giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh:
1. Lưu ý khi mua rau
Khi mua rau, bạn nên chọn mua ở cửa hàng cung cấp uy tín, đảm bảo rau có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Một số kinh nghiệm hữu ích bạn có thể áp dụng khi chọn mua rau củ quả đó là:
- Với rau ăn lá: Không nên chọn rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá bóng tốt khác thường, quá tươi non. Nên chọn những mớ rau có kích thước rau không đều nhau, rắn chắc, nặng và dai.
- Với rau dùng ăn ngọn: Không nên mua các bó rau có ngọn vươn quá dài, quá xanh mướt vì rất có thể rau đã được phun nhiều thuốc kích thích, thuốc diệt sâu bọ…
- Với các loại củ, quả: Nên chọn các loại củ quả còn nguyên vẹn, lành lặn, không trầy xước, dập nát, thâm nhũn ở núm cuống; có màu sắc tự nhiên của rau quả, không úa, héo… Tuyệt đối không chọn các loại củ quả có màu sắc bất thường.
2. Lưu ý khi chế biến
Khi chế biến sau, bệnh nhân viêm loét viêm loét dạ dày cần lưu ý:
- Rửa sạch rau, tốt nhất nên ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 30 phút trước khi nấu để loại bỏ sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
- Chế biến rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Không nên đun nấu rau quá lâu vì có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng.
- Nên chế biến rau thành các món luộc hấp, hạn chế xào nhiều dầu mỡ. Ngoài ra các loại nước ép từ rau củ cũng được rất nhiều người ưa chuộng vì dễ uống và tiện lợi.
3. Lưu ý khi ăn
- Nên ăn rau ngay sau khi chế biến, không cất trong tủ lạnh ăn dần. Vì các dưỡng chất có trong rau sẽ bị mất đi hoặc rau bị ôi thiu.
- Không nên ăn qua để qua đêm, rau đã bị hỏng.
- Nhai kỹ rau khi ăn để giảm áp lực lên dạ dày.
- Nên thay đổi các loại rau hàng ngày để bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
4. Viêm loét dạ dày không nên ăn gì
Một số loại rau củ quả bệnh nhân viêm loét dạ dày nên kiêng ăn để tránh tình trạng bệnh nặng hơn gồm:
- Rau bạc hà, rau húng chó: Vì 2 loại rau này có thể làm lỏng các cơ cơ khí ở thực quản, khiến nồng độ axit trong dạ dày gia tăng.
- Cà chua: Loại quả này chứa nhiều axit có thể khiến dạ dày tiết ra nhiều dịch vị, dẫn đến tình trạng nóng ruột, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản.
- Súp lơ xanh và bắp cải sống: Hai loại rau khi ăn chín rất tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày, nhưng khi ăn sống có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, chướng bụng, ợ hơi.
- Hành tây chưa nấu chín: Hành tây chưa nấu chín có thể gây đau bụng cho người bệnh nên bạn cần hạn chế ăn.
- Các loại rau muối chua, lên men như rau bắp cải, cải thảo, su hào, dưa chuột, hành: Vì các loại rau này có thể gây tăng tiết axit dịch vị day dày, dễ khiến bệnh viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
- Các loại rau sống: Chỉ ăn rau khi đã được nấu chín, không nên ăn rau sống vì có chứa nhiều vi khuẩn dễ dàng đi vào dạ dày và làm tổn thương nặng hơn các vết loét. Một số loại rau như rau mùi, xà lách, kinh giới… có chứa nhiều chất xơ dạng không hòa tan, có thể kích ứng niêm mạc dạ dày nếu dùng quá nhiều.
Đừng bỏ qua:
Trên đây là 14 loại rau chúng tôi tìm được cho thắc mắc viêm loét dạ dày nên ăn rau gì tốt để sớm cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh việc bổ sung các loại rau tốt cho dạ dày, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, chú ý ăn chậm, nhai kỹ và tránh ăn nhiều, ăn quá no để giảm áp lực cho dạ dày. Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh viêm loét dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...