Bộ câu hỏi trắc nghiệm loét dạ dày tá tràng kèm đáp án và giải thích 

Loét dạ dày tá tràng (PUD) là tình trạng xuất hiện vết thương hở ở trong niêm mạc dạ dày và tá tràng. Đây là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến, có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng thử nghiệm trả lời bộ câu hỏi trắc nghiệm loét dạ dày tá tràng dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Mục lục

I. Trắc nghiệm loét dạ dày tá tràng: Vị trí, nguyên nhân 

1. Loét dạ dày tá tràng xảy ra ở vị trí nào?

  1. Dạ dày
  2. Tá tràng
  3. Đại tràng
  4. Cả dạ dày và tá tràng

Đáp án đúng: D 

Loét dạ dày tá tràng là tính trạng có vết loét xuất hiện ở niêm mạc dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột non). Nếu vết loét nằm trong dạ dày thì được gọi là loét dạ dày. Nếu vết loét nằm trong tá tràng thì được gọi là loét tá tràng. 

Hình ảnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng. 

Hình ảnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng.

2. Nguyên nhân nào gây loét dạ dày tá tràng?

  1. Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP/H.pylori)
  2. Thuốc NSAID
  3. Căng thẳng, stress
  4. Ăn uống không khoa học
  5. Cả 4 đáp án trên

Đáp án đúng: E

Nguyên nhân phổ biến bao gồm vi khuẩn H.pylori, thuốc kháng viêm không steroid NSAID. Bên cạnh đó, căng thẳng stress kéo dài và ăn uống không khoa học đều có thể là nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng.

3. Vi khuẩn HP thường gây loét dạ dày ở vị trí nào?

  1. Hang vị.
  2. Thân vị.
  3. Tâm vị.
  4. Phình vị.

Đáp án đúng: A

Vi khuẩn HP là một trong các nguyên nhân chính gây loét dạ dày tá tràng. Loại vi khuẩn này có thể xuất hiện ở vị trí bất kỳ trong dạ dày nhưng theo nghiên cứu thì thường tập trung và gây loét ở vùng hang vị. 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong số những bệnh nhân loét dạ dày dương tính với vi khuẩn HP, có đến 95.5% trường hợp tìm thấy sự hiện diện của HP ở vị trí hang vị dạ dày, cao hơn hẳn so với những vị trí còn lại.

Nhiễm khuẩn HP là một trong các nguyên nhân chính gây loét dạ dày tá tràng. 

Nhiễm khuẩn HP là một trong các nguyên nhân chính gây loét dạ dày tá tràng.

4. Vi khuẩn HP gây loét dạ dày bằng cách tiết ra men nào?

  1. Lipase
  2. Urease
  3. Catalase
  4. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án đúng: D

Các chuyên gia cho biết, vi khuẩn HP gây loét dạ dày bằng cách tiết ra cả 3 loại enzyme gồm: urease, lipase và catalase. Trong đó:

Men urease có tác dụng phân giải urê thành NH3. Quá trình này tạo thành một lớp đệm kiềm có độ pH từ 4 – 5 bao quanh vi khuẩn, giúp chúng tồn tại được trong môi trường acid dạ dày. Ngoài ra, thành phần NH3 cùng trực tiếp gây độc cho tế bào niêm mạc dạ dày.

Men lipase và catalase được vi khuẩn tiết ra nhằm phân giải lớp chất nhầy, giúp chúng tiến sâu hơn vào niêm mạc. Sau khi tiếp cận được với niêm mạc dạ dày, vi khuẩn bám chặt vào tế bào, giải phóng độc tố và phá huỷ tế bào, gây viêm loét.

II. Trắc nghiệm loét dạ dày tá tràng: Triệu chứng, cơn đau 

1. Các triệu chứng điển hình của loét dạ dày tá tràng là gì?

  1. Đau dạ dày hoặc đau bụng ở một vị trí cụ thể.
  2. Đau bụng trên giữa.
  3. Đau bụng/khó chịu ở vùng bụng trên.
  4. Bụng cứng lại khi ấn nhẹ.
  5. Đau bụng nặng hơn sau bữa ăn.
  6. Cảm giác nóng rát ở dạ dày.
  7. Buồn nôn, ói mửa, đầy hơi, ợ hơi, ăn nhanh no.
  8. Phân có máu hoặc màu đen, giảm cân không chủ ý.
  9. Tất cả các đáp án trên. 

Đáp án đúng: I

Bệnh loét dạ dày tá tràng gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu như đã liệt kê ở trên. Trong đó, triệu chứng loét phổ biến nhất là cơn đau âm ỉ hoặc đau rát ở bụng giữa xương ức và rốn. Cơn đau này thường xảy ra giữa các bữa ăn hoặc có thể đánh thức bạn vào ban đêm. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

2. Loét dạ dày tá tràng gây đau ở vị trí nào?

  1. Đau thượng vị, hạ sườn trái hơi và hơi chếch về phía bụng phải.
  2. Đau ở hạ sườn trái, phía trên rốn.
  3. Đau thượng vị và vùng ngực.
  4. Đau thượng vị lan ra phía sau lưng.

Đáp án  đúng: A

Loét dạ dày tá tràng gây ra cơn đau tập trung ở vị trí:

– Thượng vị: Đây là vùng tiếp nối giữa dạ dày và thực quản. Cơn đau ở đây là do acid dư thừa tấn công lên niêm mạc kết hợp với tình trạng tăng áp lực từ thức ăn và khí dư thừa khiến vùng thượng vị thường bị đau tức, bỏng rát hoặc đau âm ỉ kéo dài.

– Hạ sườn trái: Đây là vị trí của dạ dày. Cơn đau chủ yếu là do do acid tấn công lên niêm mạc dạ dày. Tuỳ vào từng trường hợp, người bệnh có thể gặp phải cơn đau nhói, đau âm ỉ, bỏng rát, đau nhâm nhẩm, đau lâm râm hoặc đau dữ dội.

– Trên rốn chếch về bên phải: Đây là vị trí của tá tràng. Đau chủ yếu là do lượng acid dư thừa trong thức ăn tấn công lên các tổn thương trên niêm mạc tá tràng. Người bệnh có thể bị đau âm ỉ, bỏng rát hoặc đau râm ran.

Triệu chứng loét dạ dày phổ biến nhất là cơn đau âm ỉ hoặc đau rát ở bụng giữa xương ức và rốn. 

Triệu chứng loét dạ dày phổ biến nhất là cơn đau âm ỉ hoặc đau rát ở bụng giữa xương ức và rốn.

3. Cơn đau do loét dạ dày tá tràng thường được mô tả như thế nào?

  1. Sắc nhọn, giống như dao. Lan tỏa đến vai phải.
  2. Đau âm ỉ, nhức mỏi. Khu trú ở dạ dày.
  3. Đau khớp lan tỏa.
  4. Đau rát hoặc đau nhói lan ra sau lưng.

Đáp án đúng: D

Cơn đau của bệnh loét dạ dày tá tràng (PUD) thường được mô tả là cảm giác nóng rát hoặc đau nhói thường cảm thấy ở vùng bụng trên, lan ra sau lưng. Loại đau này thường do axit dạ dày kích thích niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. 

4. Cơn đau do loét dạ dày tá tràng thường xuất hiện khi nào? 

  1. Khi no
  2. Khi đói
  3. Cả khi đói và khi no
  4. Khi đi ngủ

Đáp án đúng: C

Người bị loét dạ dày tá tràng có thể bị đau bụng cả khi no và đói. Nguyên nhân là vì:

– Khi no: Thức ăn trong dạ dày cọ xát vào vết loét ở niêm mạc dạ dày gây đau. Tại tá tràng, lượng acid trộn lẫn cùng thức ăn không được trung hoà hết có thể ăn mòn các vết viêm loét tại đây và gây đau.

– Khi đói bụng: Acid do dạ dày tiết ra không gặp thức ăn sẽ quay trở lại “tự tiêu hoá” chính mình. Những vùng viêm loét có ít hoặc không có chất nhầy bảo vệ, acid dễ dàng ăn mòn và gây cảm giác đau. Cơn đau sẽ giảm bớt khi sau khi bệnh nhân loét dạ dày tá tràng ăn.

Nếu cơn đau không thể giảm khi dùng các thuốc giảm đau bao tử không cần kê toa, nếu tái xuất hiện nhiều lần trong ngày đêm thì nên đi khám để được điều trị sớm và hiệu quả.

III. Trắc nghiệm loét dạ dày tá tràng: Biến chứng

1. Biến chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng là gì?

  1. Barrett thực quản
  2. Chảy máu đường tiêu hóa (xuất huyết dạ dày)
  3. Thủng dạ dày tá tràng 
  4. Ung thư hóa
  5. Khó nuốt
  6. Cả B, C và D

Đáp án đúng: F

Các biến chứng của loét dạ dày tá tràng bao gồm chảy máu đường tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư hóa:

– Chảy máu đường tiêu hóa: Là tình trạng chảy máu ở đường tiêu hóa, có thể là biến chứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng của loét dạ dày tá tràng. 

– Thủng dạ dày tá tràng: Xảy ra khi vết loét tạo ra một lỗ thủng ở dạ dày hoặc ruột, dẫn đến rò rỉ axit dạ dày và vi khuẩn vào khoang bụng. Điều này có thể gây đau dữ dội và nhiễm trùng. 

– Ung thư hóa: Xuất hiện khi tế bào niêm mạc dạ dày và tá tràng bị tổn thương lặp lại nhiều lần, biến đổi ác tính và phát triển thành các khối u. Tế bào ung thư nhanh chóng phát triển đến các cơ quan khác trong cơ thể, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Khó nuốt và Barrett thực quản là một tình trạng niêm mạc thực quản thay đổi, không phải là biến chứng trực tiếp của loét dạ dày tá tràng.

Các biến chứng của loét dạ dày tá tràng bao gồm chảy máu đường tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư hóa.

Các biến chứng của loét dạ dày tá tràng bao gồm chảy máu đường tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư hóa.

2. Dấu hiệu nhận biết loét dạ dày tá tràng gây biến chứng là gì?

  1. Đi ngoài phân đen, có máu trong phân
  2. Nôn ra máu
  3. Đau bụng dữ dội, dồn dập, liên tục và kéo dài
  4. Cả A, B và C.

Đáp án đúng: D

Khi loét dạ dày tá tràng trở nặng và gây biến chứng, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có máu trong phân; bụng đau dữ dội và dồn dập. 

3. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ biến chứng loét dạ dày tá tràng?

  1. Thuốc chống viêm NSAIDs.
  2. Stress.
  3. Uống nhiều rượu bia.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án đúng: D

Theo các chuyên gia sức khỏe, các yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân viêm loét dạ dày bao gồm:

– Rượu bia: Rượu bia chứa cồn nên khi uống vào sẽ làm kích thích dạ dày tăng tiết acid, khiến ổ loét bị ăn mòn sâu hơn. Nồng độ cồn trong rượu bia vượt quá 15% cũng trực tiếp tổn thương tế bào, khiến vết loét nghiêm trọng hơn.

– Thuốc chống viêm NSAIDs: Nhóm thuốc này khi sử dụng có thể gây ức chế quá trình tổng hợp chất nhầy bảo vệ niêm mạc và yếu tố tăng trưởng của dạ dày. Điều này sẽ tạo điều kiện cho acid tấn công ổ loét mạnh hơn dẫn đến tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.

– Stress: Tâm lý căng thẳng và mệt mỏi làm tăng tiết axit trong dạ dày, xáo trộn nhu động đường tiêu hoá và giảm lưu lượng máu đến dạ dày. Điều này có thể làm chậm quá trình lành loét và khiến tổn thương cũ trở nên nghiêm trọng hơn gây chảy máu tiêu hóa.

IV. Trắc nghiệm loét dạ dày tá tràng: Phương pháp chẩn đoán

1. Bác sĩ chẩn đoán loét dạ dày bằng cách nào? 

  1. Chụp X quang đường tiêu hóa trên 
  2. Nội soi dạ dày
  3. Xét nghiệm kháng nguyên phân
  4. Xét nghiệm máu
  5. Xét nghiệm hơi thở urê
  6. Cả 5 đáp án trên.

Đáp án đúng: F

Các xét nghiệm được bác sĩ sử dụng để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng bao gồm:

– Chụp X-quang đường tiêu hóa trên hoặc nuốt bari: Xét nghiệm này để kiểm tra các cơ quan ở phần trên của hệ tiêu hóa gồm thực quản, dạ dày và tá tràng. Người bệnh sẽ nuốt bari để giúp bác sĩ có thể nhìn thấy rõ bên trong đường tiêu hóa trên phim chụp X-quang. 

– Nội soi dạ dày trên: Phương pháp này cho phép bác sĩ kiểm tra niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng của người bệnh. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để kiểm tra xem có vi khuẩn HP không.

Nội soi là phương pháp tốt nhất để phát hiện loét dạ dày tá tràng.

Nội soi là phương pháp tốt nhất để phát hiện loét dạ dày tá tràng.

– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này kiểm tra các tế bào chống nhiễm trùng (kháng thể), nếu có tức là bị nhiễm HP. Đồng thời kiểm tra tình trạng số lượng tế bào máu thấp nếu bạn bị chảy máu từ vết loét.

– Xét nghiệm kháng nguyên phân:  Một mẫu phân nhỏ của người bệnh được thu thập và gửi đến phòng xét nghiệm. Sau 2 hoặc 3 ngày, xét nghiệm sẽ cho biết có bị nhiễm HP hay không.

– Xét nghiệm hơi thở urê: Xét nghiệm này giúp kiểm tra xem có bao nhiêu carbon dioxide trong hơi thở khi người bệnh thở ra. Bệnh nhân sẽ nuốt một viên urê có chứa các phân tử carbon. Nếu bị nhiễm HP, urê sẽ phân hủy và trở thành carbon dioxide. Nếu mẫu hơi thở có lượng carbon dioxide cao hơn bình thường có nghĩa là đã bị nhiễm HP.

2. Xét nghiệm chẩn đoán nào là tốt nhất để phát hiện loét dạ dày tá tràng?

  1. Nội soi
  2. Chụp X-quang Bari
  3. Kiểm tra hơi thở Urê
  4. CT bụng

Đáp án đúng: A

Nội soi là phương pháp tốt nhất để phát hiện loét dạ dày tá tràng. Nội soi bao gồm việc đưa một ống mềm có gắn camera ở đầu vào cơ thể để kiểm tra trực quan đường tiêu hóa. Điều này cho phép quan sát trực tiếp các vết loét, cung cấp chẩn đoán chính xác hơn so với các phương pháp khác như chụp X-quang bari, xét nghiệm hơi thở urê hoặc CT bụng.

3. Khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường hỏi bệnh nhân những câu hỏi gì? 

Bác sĩ có thể hỏi bệnh nhân những câu hỏi sau để kiểm tra bệnh viêm loét dạ dày:

  • Phân của bạn có màu đen và bóng như tóc không?
  • Cơn đau dạ dày có chỉ giới hạn ở một vùng cụ thể không?
  • Bạn có bị đau dạ dày ở giữa bụng không?
  • Bạn có cảm thấy khó chịu ở vùng bụng trên, giống như đau bụng không?
  • Bạn có thường xuyên cảm thấy buồn đi đại tiện nhưng không thể không?

V. Trắc nghiệm loét dạ dày tá tràng: Điều trị

1. Phương pháp điều trị loét dạ dày tá tràng là gì?

  1. Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)
  2. Amoxicillin
  3. Bismuth subsalicylate cộng với tetracycline
  4. Liệu pháp kết hợp

Đáp án đúng: D

Liệu pháp kết hợp là phương pháp điều trị loét dạ dày tá tràng hiệu quả nhất. Phương pháp này thường bao gồm việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm sản xuất axit dạ dày, cùng với thuốc kháng sinh như amoxicillin và/hoặc tetracycline để tiêu diệt vi khuẩn HP. Bismuth sub-salicylate cũng có thể được đưa vào liệu pháp kết hợp để giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Loét dạ dày tá tràng thường được điều trị bằng thuốc kết hợp thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. 

Loét dạ dày tá tràng thường được điều trị bằng thuốc kết hợp thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt.

2. Khi HP là nguyên nhân, bệnh loét dạ dày có thể được loại bỏ bằng? 

  1. Điều trị kết hợp
  2. Chỉ có thuốc
  3. Chỉ tránh các yếu tố gây bệnh
  4. Không có

Đáp án đúng: A

Khi vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng cách hiệu quả nhất để loại bỏ vết loét là thông qua phương pháp điều trị kết hợp. 

Phương pháp này thường bao gồm sự kết hợp của thuốc kháng sinh, thuốc ức chế axit và đôi khi là bismuth subsalicylate. Phương pháp điều trị nhằm mục đích loại bỏ vi khuẩn HP và giảm sản xuất axit dạ dày, cho phép vết loét lành lại. Chỉ có thuốc mới có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, nhưng chúng không đủ để loại bỏ nguyên nhân cơ bản của vết loét.

3. Khi nào cần dùng kháng sinh trong điều trị loét dạ dày tá tràng?

  1. Có trên 5 ổ loét trên niêm mạc dạ dày
  2. Xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP
  3. Người bệnh nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen
  4. Ổ loét dạ dày có nguy cơ thủng

Đáp án đúng: B

Bệnh nhân loét dạ dày tà tràng cần sử dụng thuốc kháng sinh khi xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi khuẩn HP. Vì thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. 

4. Khi nào loét dạ dày tá dày dày cần điều trị phẫu thuật? 

  1. Khi có vết loét 
  2. Khi không đáp ứng với thuốc
  3. Khi xảy ra biến chứng
  4. B và C

Đáp án đúng: D

Loét dạ dày tá tràng thường lành bằng thuốc và thay đổi lối sống, ăn uống. Đối với những người không đáp ứng với thuốc hoặc đã gặp phải các biến chứng như xuất huyết, thủng hoặc tắc nghẽn, phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất.

Để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của viêm loét dạ dày tá tràng, bạn có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. 

Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do. 

Dùng Yumangel  giúp làm giảm nhanh cơn đau vùng thượng vị và các triệu chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng như: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị…  chỉ sau 5-10 phút sử dụng.

Thuốc dạ dày Yumangel giúp giảm các triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày. 

Thuốc dạ dày Yumangel giúp giảm các triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày.

Hy vọng với những câu hỏi trắc nghiệm loét dạ dày tá tràng ở trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này để kịp thời điều trị và chủ động phòng ngừa tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về công dụng và cách sử dụng, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800 1125 nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://hantacid.vn/trac-nghiem-loet-da-day-ta-trang/

https://newzealandmilkgroup.vn/nhung-cau-hoi-thuong-gap-ve-loet-da-day-ta-trang-phan-2-new-zealand-milk/

https://www.phongkham108.com/nhung-cau-hoi-thuong-gap-ve-benh-loet-da-day-ta-trang-va-nhiem-hp/

https://www.proprofs.com/quiz-school/story.php?title=cm-4-peptic-ulcer-disease

https://www.registerednursern.com/peptic-ulcer-disease-nclex-practice-quiz/

https://ubiehealth.com/diseases/gastroduodenal-ulcer

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/stomach-and-duodenal-ulcers-peptic-ulcers

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *