Uống Yakult bị đau bụng do đâu? Cách uống không đau

Tình trạng uống Yakult bị đau bụng có thể xảy ra nếu bạn uống quá nhiều, đang mắc bệnh tiêu hóa, dị ứng hoặc không dung nạp thành phần trong Yakult. Tham khảo ngay cách uống Yakult đúng không bị đau bụng dưới đây!

I. Yakult là gì? Lợi ích với sức khỏe

Yakult là sữa chua dạng uống lên men từ sữa bột gầy, nước, đường và chủng vi khuẩn Lactobacillus casei Shirota.

Mỗi chai Yakult chứa hơn 6.5 tỉ khuẩn L. casei Shirota, hỗ trợ phục hồi sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Yakult làm tăng lợi khuẩn và giảm thiểu hại khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Cụ thể, chủng lợi khuẩn L.casei Shirota kháng được dịch vị tiêu hóa, tiến đến ruột và phát triển trong ruột để sẽ hỗ trợ cho sức khỏe bằng cách:

  • Làm tăng vi khuẩn có lợi và làm giảm vi khuẩn gây hại: Giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
  • Làm giảm sự hình thành các chất gây hại, các độc tố và ức chế sự hình thành các chất gây hoại tử ruột.
  • Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón.
  • Điều hòa hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm và ung thư.
Yakult làm tăng lợi khuẩn và giảm thiểu hại khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Yakult làm tăng lợi khuẩn và giảm thiểu hại khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

II. Uống Yakult có bị đau bụng không?

Câu trả lời là không, uống Yakult không gây đau bụng. Ngược lại, rất giàu lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh trong ruột, tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường quá trình tiêu hóa. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, uống Yakult có thể gây đau bụng nếu người uống có vấn đề về hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, dị ứng thực phẩm, không dung nạp thành phần trong  Yakult… Với trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và định rõ nguyên nhân gây đau bụng và điều trị phù hợp.

III. Uống Yakult bị đau bụng nguyên nhân do đâu?

Uống Yakult bị đau bụng nguyên nhân do đâu

Tình trạng đau bụng sau khi uống Yakult có thể xảy ra do đường tiêu hóa có vấn đề, dị ứng…

Tình trạng đau bụng sau khi uống Yakult có thể xảy ra do một số nguyên nhân và yếu tố sau:

1. Quá tải đường tiêu hóa

Sữa chua Yakult chứa một lượng lớn vi khuẩn Lactobacillus casei Shirota, có thể tạo ra một lượng lớn khí trong ruột. Nếu bạn uống quá nhiều Yakult cùng một lúc, có thể làm tăng lượng khí trong ruột dẫn đến cảm giác đau bụng, đầy hơi và khó chịu

2. Dị ứng hoặc không dung nạp

Một số người có cơ địa dị ứng hoặc không dung nạp với thành phần trong sữa chua Yakult có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng kèm ỏi mửa, buồn nôn…

3. Bị bệnh tiêu hóa

Nếu người uống sữa Yakult bị mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như khó tiêu, viêm ruột, viêm loét dạ dày… có thể tác động đến bệnh lý, gây kích thích hệ tiêu hóa và dẫn đến đau bụng.

>>> Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bị trào ngược dạ dày có nên uống yakult không?

IV. Bị đau bụng sau khi uống Yakult nên làm gì?

Bị đau bụng sau khi uống Yakult nên làm gì

Bị đau bụng sau khi uống Yakult nên làm gì

Khi bị đau bụng sau khi uống Yakult, bạn không nên quá lo lắng. Vì thông thường, tình trạng sẽ tự thuyên giảm sau khi bạn ngừng uống Yakult. Trường hợp, cơn đau bụng không thuyên giảm hoặc kèm theo dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để giảm cảm giác khó chịu và đau bụng, bạn có thể tham khảo một số cách giảm đau tại nhà dưới đây:

Chườm nóng

Nhiệt từ túi chườm giúp làm dịu cơ trơn, giãn mao mạch từ đó giảm đau hiệu quả. Bạn có thể sử dụng túi chườm hoặc chai nước ấm lăn nhẹ nhàng lên vùng bụng trong khoảng 15 phút. Lưu ý, khi chườm, bạn nên nằm và thả lỏng cơ thể sẽ giúp cơn đau giảm nhanh hơn.

Massage nhẹ nhàng

Dùng tay xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ 100 – 200 vòng. Để tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp sử dụng với dầu gió để thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn và giảm đau bụng.

Dùng giấm táo

Giấm táo có khả năng ổn định nồng độ pH trong dạ dày, giảm đau bụng hiệu quả. Bạn pha 1 muỗng giấm táo nguyên chất với khoảng 200ml nước ấm cùng 1 thìa mật rồi uống. Nên uống 2 lần/ngày cho đến khi cơn đau biến mất.

Uống trà gừng

Với đặc tính kháng viêm tự nhiên, gừng hay được sử dụng để giảm nhẹ các cơn đau bụng trên rốn, đầy bụng, khó tiêu. Bạn chỉ cần cắt gừng thành các lát mỏng rồi cho vào hãm với nước sôi trong khoảng 5-7 phút. Trà gừng nóng sau khi đi vào cơ thể sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa được nguy cơ rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị.

Sử dụng nghệ

Thành phần Curcumin trong nghệ có công dụng kháng viêm kháng khuẩn, hỗ trợ làm giảm các cơn đau bụng do dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, nghệ còn giúp tăng tiết dịch acid, duy trì  độ pH trong dạ dày giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Bạn pha 1 thìa bột nghệ với nước ấm rồi uống trực tiếp.

Cam thảo

Thảo dược này có thể tạo ra lớp nhầy hỗ trợ bảo vệ bề mặt niêm mạc ruột và đại tràng khỏi sự kích thích của các chất có trong dịch vị dạ dày.  Bên cạnh đó, nghệ còn giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, tránh được tính trạng rối loạn tiêu hóa gây đau bụng trên rốn, khó tiêu và đầy bụng. Để giảm đau bụng sau khi uống Yakult, bạn hãy pha 1 thìa bột cam thảo với 200ml nước nóng rồi uống.

V. Hướng dẫn cách uống Yakult không bị đau bụng

Để uống Yakult không bị đau bụng bạn cần chú ý tìm hiểu để biết cách uống đúng. Nếu chưa biết cách uống Yakult đúng, hiệu quả và an toàn, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:

cách uống Yakult không bị đau bụng

Cách uống Yakult không bị đau bụng

1. Người không nên uống Yakult

  • Người bị dị ứng hoặc không dung nạp với thành phần trong Yakult.
  • Người bị bệnh tiêu hóa: Khó tiêu, viêm ruột, viêm loét dạ dày tá tràng. 
  • Người bị viêm gan, xơ cứng động mạch, tiểu đường, viêm tụy.

2. Uống Yakult điều độ

Nên dùng Yakult với lượng vừa phải (1 hộp/ngày) để cơ thể hấp thu được tốt nhất. Không nên uống quá nhiều vì có thể làm gián đoạn hoạt động của dạ dày và hệ tiêu hóa.

3. Thời điểm uống

Thời điểm thích hợp nhất để uống Yakult là sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ. Không nên uống Yakult khi bụng đói hoặc ngay sau khi uống kháng sinh vì thuốc có thể tiêu diệt các lợi khuẩn có trong sữa chua uống Yakult.

>>> Tìm hiểu thêm: Nên uống Yakult trước hay sau khi ăn?

4. Không hâm nóng Yakult

Không nên hâm nóng Yakult ở nhiệt độ cao để bảo tồn các vi khuẩn có lợi trong loại đồ uống này. Vì nhiệt độ cao có thể phá hủy các vi khuẩn sống và làm giảm các lợi ích sức khỏe.

Thay vào đó, bạn nên uống Yakult ở trạng thái tự nhiên, mát lạnh để đảm bảo hiệu quả tối đa. Nếu Yakult bảo quản trong tủ lạnh bị quá lạnh, bạn có thể để ra môi trường bên ngoài khoảng 15-20 phút sau đó mới sử dụng.

4. Kết hợp Yakult khoa học

Nên kết hợp Yakult với các thực phẩm như bánh mì, hoa quả (chuối chín, bơ chín, táo, kiwi) hoặc ngũ cốc. Không nên dùng với đồ đông lạnh, thịt xông khói vì có thể gây đau bụng, đau dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác.

5. Thận trọng với thuốc kháng sinh

Nếu đang dùng thuốc kháng sinh thuộc nhóm chloramphenicol hoặc sulfamid, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống Yakult. Vì một số loại kháng sinh khi uống cùng Yakult có thể tương tác làm giảm hoặc vô hiệu hóa tác dụng của thuốc. 

6. Bảo quản đúng cách 

Nên bảo quản sữa chua uống Yakult trong ngăn mát tủ lạnh vừa mang lại cảm giác ngon khi uống vừa đảm bảo các lợi khuẩn trong sữa vẫn còn hoạt động tốt nhất trước khi cơ thể hấp thụ. 

Không nên để Yakult ngoài môi trường tự nhiên, ngăn đá tủ lạnh hoặc những nơi có nhiệt độ cao.

Trường hợp tình trạng uống Yakult bị đau bụng không giảm trong một thời gian dài hoặc có xuất hiện thêm các triệu chứng khác, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. 

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *