Uống thuốc điều trị HP bị ngứa có nguy hiểm không? 

Uống thuốc điều trị HP bị ngứa là tác dụng phụ do thuốc kháng sinh Clarithromycin gây ra. Tác dụng phụ này sẽ tự hết khi ngừng uống thuốc vài ngày mà không cần điều trị nên người bệnh không cần quá lo lắng. Cùng Yumangel.vn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

I. Tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc điều trị HP 

Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn có thể cư trú trong dạ dày nhờ khả năng tiết ra men urease để trung hòa acid dạ dày. Loại vi khuẩn này cũng là nguyên nhân chủ yếu gây các bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản…

Vì vậy, khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào trên đường tiêu hóa, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ uống thuốc điều trị HP đúng và kịp thời giúp kiểm soát tốt tình trạng nhiễm HP.

Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định trong phác điều trị HP dạ dày hiện nay gồm:

  • Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole và Tinidazole.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Điều chỉnh pH dạ dày và hỗ trợ các kháng sinh tiêu diệt HP.
  • Nhôm hydroxide và Magnesium hydroxide: Giảm nhanh các triệu chứng đau ở dạ dày do nhiễm HP.
  • Các thuốc khác: Bismuth, nhóm Quinolon.

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc ít nhất là 14 ngày. Trong quá trình điều trị HP bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh vi khuẩn kháng thuốc.

Bệnh nhân uống thuốc điều trị vi khuẩn HP dạ dày có thể gặp một số các tác dụng phụ sau:

  • Amoxicillin: Thường gây sôi bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc, …
  • Clarithromycin: Thường gặp là ngứa, rối loạn tiêu hóa, ban đỏ, mày đay. Hiếm gặp hơn là ảnh hưởng đến chức năng gan, tăng bạch cầu eosin, tăng bilirubin huyết thanh. 
  • Metronidazol và Tinidazol: Có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, phát ban hoặc mất vị giác nếu dùng kéo dài.
  • Thuốc kháng histamin H2 (Cimetidine và Ranitidine): Người bệnh có thể gặp phải hiện tượng rối loạn thần kinh, tăng creatinin máu, tăng men gan, giảm bạch cầu, đau đầu, tiêu chảy, giảm tiểu cầu, các vấn đề tim mạch…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, khô miệng, đau đầu…
  • Nhôm hydroxide và Magnesium hydroxide: Magnesi hydroxyd gây đắng miệng, buồn nôn, ảnh hưởng chức năng thận. Nhôm hydroxyd gây táo bón, thiếu phosphate gây loãng xương.

Bệnh nhân uống thuốc điều trị vi khuẩn HP dạ dày có thể gặp một số các tác dụng phụ như ngứa, mệt mỏi, tiêu chảy, đắng miệng…

II. Uống thuốc điều trị HP bị ngứa có nguy hiểm không? 

Căn cứ thông tin về tác dụng phụ của thuốc điều trị HP dạ dày có thể thấy, thuốc kháng sinh Clarithromycin khi uống có thể gây tác dụng phụ không mong muốn là ngứa ở một số người.

Ngoài ngứa, thuốc kháng sinh Clarithromycin còn có thể gây các tác dụng phụ khác như: rối loạn tiêu hóa, ban đỏ, mày đay, hiếm gặp hơn là tăng bilirubin huyết thanh, ảnh hưởng đến chức năng gan, tăng bạch cầu eosin…

Một số bệnh nhân có thể bị tác dụng phụ ngứa sau khi uống thuốc điều trị Hp dạ dày

III. Uống thuốc điều trị HP bị ngứa nên làm gì? 

Bị ngứa sau khi uống thuốc điều trị HP là một trong các tác dụng phụ nhẹ do thuốc kháng sinh Clarithromycin gây ra. Tuy nhiên, tác dụng phụ này thường sẽ hết sau một vài ngày ngừng uống thuốc nên người bệnh không cần quá lo lắng.

Trường hợp tình trạng ngứa không tự biến mất và bị kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ xác định nguyên nhân và tư vấn cách khắc phục phù hợp.

Nếu tác dụng phụ ngứa kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn cách khắc phục phù hợp.

IV. Giải pháp phòng tránh bị ngứa khi uống thuốc trị HP

Khi bị dương tính HP dạ dày, việc uống thuốc điều trị là cần thiết để tiêu diệt triệt để vi khuẩn HP. Tuy nhiên, để giảm tình trạng bị ngứa và tác dụng phụ khác khi uống thuốc trị HP, bệnh nhân cần chú ý những điều sau:

  • Nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng và vấn đề sức khoẻ đang gặp phải như suy giảm hệ miễn dịch, dị ứng.
  • Tuân thủ tuyệt đối phác đồ dùng thuốc điều trị vi khuẩn HP theo chỉ định của bác sĩ trong trong quá trình dùng thuốc. Cụ thể người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng, số ngày dùng thuốc, đường dùng và thời điểm uống để tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn và hạn chế tình trạng kháng thuốc. 
  • Theo dõi sức khoẻ sát sao trong thời gian uống thuốc trị HP dạ dày. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đến bệnh viện thăm khám ngay.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh vi khuẩn có hại xâm nhập và tấn công gây bệnh.
  • Xây dựng thói quen ăn uống đúng giờ và điều độ; nên ăn nhiều bữa nhỏ để giảm gánh nặng cho dạ dày. Tránh vận động mạnh, đi nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn.
  • Trong thời gian uống thuốc trị HP, bệnh nhân nên tránh các thực phẩm có tính kích thích dạ dày như ớt, tỏi, tiêu, hành, thức ăn chua, chiên xào nhiều dầu mỡ, trà đặc, cà phê, bia rượu, cà phê, đồ uống có cồn.
  • Chế độ ăn khoa học và lành mạnh với nhiều rau xanh, hoa quả tươi giúp bổ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng khô miệng và khó chịu ở cổ họng.
  • Tập thể dục vừa sức đều đặn hàng ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Nên tuân thủ tuyệt đối phác đồ dùng thuốc điều trị vi khuẩn HP theo chỉ định của bác sĩ trong trong quá trình dùng thuốc.

Tác dụng phụ uống thuốc điều trị HP bị ngứa không đáng lo ngại vì sẽ tự hết sau khi ngừng uống thuốc. Việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị HP dày là điều quan trọng bệnh nhân cần nhớ để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn và tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *