Uống lá gì trị HP dạ dày tốt? 9 loại lá và cách sử dụng

Nếu bạn đang thắc mắc “Có nên trị HP dạ dày bằng thuốc lá không” và “Uống lá gì trị HP dạ dày tốt” thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Trong bài viết này, Yumangel sẽ chia sẻ 9 loại lá có tác dụng trong điều trị HP dạ dày và bài thuốc liên quan.

I. Có nên dùng lá cây chữa HP dạ dày không?

Có một số loại lá được biết đến với công dụng giúp ức chế vi khuẩn HP như lá chè dây, khôi tía, mơ nhung, hoàng liên gai…Tuy nhiên, các bài thuốc sử dụng các loại lá cây này có thể thay thế được phác đồ điều trị HP mà Bộ Y tế khuyến nghị hay không thì hãy cùng phân tích chi tiết:

 

Lợi ích tiềm năng của lá cây trong chữa HP dạ dày

Một số loại lá cây có chứa các dược chất có khả năng ức chế các hoạt động của vi khuẩn HP, từ đó tiêu diệt những vi khuẩn HP trong dạ dày. Ví dụ như:

  • Polyphenol trong trà xanh có tác dụng kháng khuẩn và giảm khả năng bám dính của HP vào niêm mạc dạ dày.
  • Berberin trong cây hoàng liên gai, hoàng đằng có tác dụng phá hủy màng tế bào vi khuẩn HP và ức chế quá trình sao chép DNA của vi khuẩn.
  • Flavonoid trong lá chè dây có tác dụng tác dụng làm suy yếu màng tế bào vi khuẩn, từ đó gây tổn thương và tiêu diệt HP

So với thuốc Tây y, thì các loại lá cây thuốc nam an toàn, lành tính và ít tác dụng phụ hơn.

Mặt khác, dùng lá cây để tiêu diệt vi khuẩn HP trong một thời gian dài sẽ không khiến cho các khuẩn HP kháng thuốc.

Cách thực hiện cũng đơn giản, chi phí không đắt.

Hạn chế của việc dùng lá cây chữa HP dạ dày

  • Không tiêu diệt hoàn toàn HP: Các hoạt chất tự nhiên có thể làm ức chế, giảm số lượng H.Pylori nhưng không đủ mạnh để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn như thuốc kháng sinh.
  • Thiếu cơ sở khoa học: Mặc dù đã có những nghiên cứu về tác dụng của các loại lá cây đối với điều trị HP dạ dày nhưng nó chưa đủ để đưa vào phác đồ y khoa. Nếu không sử dụng đúng cách, các loại lá này có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể.
  • Hiệu quả chậm: Mặc dù các bài thuốc lá lành tính nhưng song song với đó là tác dụng chậm. Điều này có thể khiến tình trạng nhiễm trùng HP kéo dài, tăng nguy cơ biến chứng.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm Hp dạ dày tốt nhất nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Song song đó, người bệnh có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc kết hợp các loại lá cây hỗ trợ điều trị bệnh.

II. Khi nào nên cân nhắc dùng lá cây chữa HP

 

Kết hợp với phác đồ điều trị tiêu chuẩn

Lá cây có thể được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ cùng với phác đồ điều trị, giúp giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe niêm mạc dạ dày.

Tuy nhiên, chữa HP dạ dày bằng lá cây chỉ phù hợp sử dụng khi nhiễm HP dạ dày ở giai đoạn nhẹ. Hiệu quả nhận được ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng và cơ địa của từng người. Người bệnh cũng cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài và đều đặn thì mới mang lại hiệu quả.

Dự phòng tái nhiễm HP sau điều trị

Các loại lá cây như chè dây hoặc trà xanh có thể dùng thường xuyên với liều lượng hợp lý để dự phòng tái nhiễm HP và duy trì sức khỏe dạ dày.

Trường hợp đặc biệt hạn chế dùng kháng sinh

Có một số trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, bệnh lý nền, dị ứng thuốc… bị hạn chế sử dụng kháng sinh. Trong trường hợp này, các loại lá có thể được sử dụng để giảm triệu chứng HP dạ dày. Lưu ý rằng việc sử dụng này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

III. Uống lá gì trị HP dạ dày? 9 loại lá và cách sử dụng

Bệnh nhân Hp dạ dày nhẹ có thể tham khảo và áp dụng các bài thuốc nam dân gian chữa HP dạ dày từ các loại lá cây dưới đây:

1. Lá chè dây chữa HP dạ dày

 

Lá chè dây có chứa nhiều chất tanin và flavonoid có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm. Bệnh nhân Hp dạ dày sử dụng lá chè dây giúp tiêu vi khuẩn HP, đồng thời trung hoà axit trong dạ dày và cải thiện tình trạng viêm loét, chữa lành các ổ sẹo.

  • Chuẩn bị: 15g chè dây khô.
  • Thực hiện: Rửa sạch lá chè dây khô rồi cho vào sắc cùng 200ml nước. Sắc nhỏ lửa trong khoảng 10 phút. 
  • Cách uống: Thời điểm uống nước lá chè dây tốt nhất là trước bữa sáng 10 phút. Vì đây là thời điểm vi khuẩn HP sẽ bám vào thành dạ dày và hoạt động mạnh vào buổi sáng sớm. Lúc này, nước chè dây đi vào sẽ bao phủ niêm mạc dạ dày, ức chế các hoạt động của vi khuẩn, diệt trừ rồi đào thải vi khuẩn ra bên ngoài.
  • Thời gian uống: Bệnh nhân dạ dày HP nên uống liên tục trong khoảng 15 – 20 ngày.

Một số lưu ý khi dùng lá chè dây chữa HP dạ dày:

  • Người bệnh nên chọn mua lá chè dây nguyên chất, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
  • Không dùng quá 70g dược liệu lá chè dây một ngày vì có thể khiến cơ thể khó chịu do chè dây có dược tính khá cao.
  • Tránh dùng nước sắc lá chè dây đã để qua đêm bởi sẽ dễ gây đầu bụng, tiêu chảy.
  • Những người huyết áp thấp không nên dùng lá chè dây, đặc biệt là khi đói.

2. Chữa HP dạ dày bằng lá vối 

 

Lá vối rất giàu chất tanin – hoạt chất này có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại, cụ thể ở đây là vi khuẩn HP. Mặt khác, tanin có trong lá vối còn hỗ trợ chống oxy hóa nên thường dùng trong các bài thuốc trị HP dạ dày.

  • Chuẩn bị: 10g lá vối khô. 
  • Thực hiện: Lá vối rửa sạch rồi vớt ra cho ráo nước. Cho vào ấm sắc với 300ml nước trong khoảng 10 phút. 
  • Cách uống: Uống nước khi còn ấm. Chia nước vối làm nhiều lần nhỏ uống hết trong ngày. 

Một số lưu ý khi uống nước lá vối chữa HP dạ dày:

  • Không nên uống nước lá vối khi bụng đói: Vì sẽ khiến nhu động ruột hoạt động nhiều gây chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon.
  • Không nên uống nước lá vối tươi: Vì lá vối tươi có tính kháng khuẩn cao.
  • Không lạm dụng nước lá vối: Uống quá nhiều nước lá vối không tốt cho hệ bài tiết.

3. Bài thuốc chữa HP dạ dày từ cây lá khôi

 

Cây lá khôi có nhiều tên gọi khác như khôi tía, khôi nhung. Theo y học hiện đại, lá cây khôi có nhiều chất Tanin và Glucosid có công dụng giảm đau vùng thượng vị, chữa lành viêm loét bên trong niêm mạc dạ dày, giảm ợ hơi, ợ nóng và kích thích lên da non.

  • Chuẩn bị: 60g lá khôi, 20g lá cam thảo dây, 12g khổ sâm và 40g bồ công anh.
  • Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc cùng 1,5 lít nước trong vòng 20 phút. 
  • Cách uống: Chia nước thuốc thu được thành 3 phần, uống thuốc 3 lần trong ngày. Nên uống trước bữa ăn 30 phút.

Lưu ý khi sử dụng lá khôi tía chữa HP dạ dày:

  • Liều dùng lá cây khôi tía tối đa 100g/ngày.
  • Tránh lạm dụng dùng quá nhiều, theo nghiên cứu nếu dùng trên 250g/ngày sẽ khiến da xanh tái, cơ thể uể oải, mệt mỏi. 

4. Lá cây chữa HP dạ dày – lá mơ lông 

 

Chất Sulfide dimethyl disulphide trong lá mơ lông có công dụng chống viêm, kháng sinh, có thể hỗ trợ làm giảm các viêm loét trong dạ dày và diệt trừ khuẩn HP.

  • Chuẩn bị: 30g lá mơ.
  • Thực hiện: Rửa sạch lá mơ rồi vớt ra cho ráo nước. Giã nát lá mơ và vắt lấy nước cốt của lá mơ.
  • Cách uống: Uống nước cốt lá mơ 1 lần/ngày. 

Khi dùng lá mơ lông chữa HP dạ dày, người bệnh cần chú ý:

  • Uống nhiều nước, vệ sinh răng miệng thật  kỹ để tránh bị đen lưỡi.
  • Khi dùng lá mơ để ăn sống hoặc vắt nước cốt, cần ngâm rửa thật kỹ bằng nước muối loãng.
  • Không bôi nước lá mơ hoặc đắp lá mơ lên các vết thương hở vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể, gây nhiễm trùng.
  • Người bị dị ứng lá mơ hoặc có cơ địa dị ứng không nên dùng lá mơ chữa HP dạ dày.

5. Lá cây dạ cẩm chữa HP dạ dày

 

Cây dạ cẩm có tên gọi khác là cây loét mồm. Các tính chất trong lá cây dạ cẩm có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn HP dạ dày bằng cách tấn công vào nội bào của vi khuẩn gây ức chế quá trình tổng hợp protein của loại vi khuẩn này. Vi khuẩn không thể tiếp tục phát triển, bị tiêu diệt và đào thải khỏi dạ dày qua đường phân.

  • Cách 1: Sắc khoảng 10 – 25g dạ cẩm. Chia nước thuốc ra thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Nên uống vào trước bữa ăn hoặc uống khi dạ dày lên cơn đau.
  • Cách 2: Nấu 5 – 7 lá cây dạ cẩm với nước cho đến khi cô đặc thành cao. Cho thêm vào 2kg đường kính vào khuấy tan hết thì tiếp tục cho mật ong vào. Khuấy hỗn hợp hòa quyện rồi để cô đặc lại. Bảo quản cao dạ cẩm trong lọ dùng dần. Mỗi lần dùng từ 10 – 15g cao dạ cẩm với tần suất 2 – 3 lần trong ngày. Nên uống trước bữa ăn hoặc khi đau dạ dày.

Lưu ý khi dùng lá cây dạ cẩm chữa HP dạ dày:

  • Không nên lạm dụng lá cây dạ cẩm để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. 
  • Khi bạn sử dụng lá cây dạ cẩm, nếu có các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt hoặc dị ứng cần thăm khám ngay.

6. Mẹo chữa HP dạ dày bằng lá cây hoàn ngọc

 

Lá cây hoàn ngọc có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm hiệu quả nên có thể tiêu diệt được nhiều chủng vi khuẩn khác nhau. Sử dụng lá cây hoàn ngọc có thể tiêu diệt HP trong dạ dày và giảm nguy cơ hình thành nên các vết loét, tổn thương.

  • Ăn sống: Ăn sống khoảng 7 lá cây hoàn ngọc tươi và ăn đều đặn trong 1 tuần.  Khi ăn người bệnh cần nhai kỹ và nhai chậm để phát huy công dụng của lá.
  • Dùng nước ép từ lá cây hoàn ngọc: Cho 20 lá hoàn ngọc cùng 100ml nước lọc vào xay ép lấy nước. Lọc lấy phần nước cốt để uống. Uống 2-3 lần/ngày trước bữa chính khoảng 30 phút. Uống liên tục trong vòng 2 – 3 tuần.
  • Chế biến lá hoàn ngọc thành các món ăn: Bạn có thế nấu lá cây hoàn ngọc với thịt băm hoặc làm nộm.

Lưu ý: Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng lá cây hoàn ngọc vào mục đích điều trị bệnh, đặc biệt là ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ và người cao tuổi.

7. Chữa HP dạ dày tại nhà với lá đu đủ

 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong lá đu đủ chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho dạ dày.  Nổi bật là đây hoạt chất kháng viêm chymopapain có khả năng ức chế vi khuẩn HP và mau lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

Mặt khác, lá đu đủ có đến 95% enzyme papain có khả năng điều trị hiệu quả các chứng bệnh liên quan đến dạ dày như ợ nóng, ợ chua,  đầy hơi, ăn uống không tiêu. 

  • Dùng lá đu đủ tươi: Rửa sạch 2 lá đu đủ  rồi đem thái nhỏ. Đun sôi lá đu đủ với nước trong 10 phút. Uống nước khi còn ấm, trước bữa ăn khoảng 15 phút.
  • Dùng lá đu đủ khô: Lá đu đủ khô đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc tương tự như với lá đu đủ tươi. Để nước nguội bớt rồi chia ra các lần uống hằng ngày.

Một số lưu ý khi dùng lá đu đủ chữa dạ dày HP:

  • Có thể gây dị ứng như: bị nổi mẩn trên da, chóng mặt, buồn nôn.
  • Phụ nữ mang thai không nên dùng lá đu đủ.
  • Nếu có dự định mang thai, các mẹ cũng không nên uống nước lá đu đủ.

8. Cách điều trị HP dạ dày bằng lá trầu không

 

Nghiên cứu khoa học cho thấy, thành phần chính từ lá trầu có tính kháng sinh mạnh, kháng nấm, ức chế vi khuẩn HP và nhiều chủng vi khuẩn khác sinh sôi phát triển.

  • Chuẩn bị: Lá trầu không, muối hột, nước lọc.
  • Thực hiện: Lá trầu không rửa sạch rồi đem ngâm trong nước muối loãng cho sạch hết bụi bẩn, vi khuẩn. Cho lá trầu vào ấm đun sôi trong 15 phút. Lọc lấy phần nước uống sau bữa ăn khoảng 1 tiếng để phát huy tác dụng.

Lưu ý: 

  • Ngoài cách uống nước lá trầu, bệnh nhân dạ dày HP có thể nhai sống lá trầu trực tiếp. Khi nhai sống cần chọn lá trầu không còn non, rửa sạch ngâm cùng nước muối sau đó nhai thật kỹ. 
  • Không uống nước lá trầu không đun đi đun lại nhiều lần hoặc để qua đêm.

9. Bài thuốc trị HP dạ dày từ cây thuốc hoàng liên

 

Theo y học hiện đại, cây hoàng liên chứa nhiều dược chất có khả năng kháng vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm. Trong đó, HP là một loại vi khuẩn thuộc khuẩn gram âm nên dùng cây thuốc hoàng liên có hiệu quả với bệnh nhân nhiễm HP dạ dày.

  • Chuẩn bị: 8g hoàng liên, 20g mạch nha, 6g cam thảo, 20g mai mực, 2g ngô thù, 16g hoàng cầm, 12g đại táo và 12g sơn chi.
  • Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc với nước ở lửa nhỏ. Dùng 1 thang/ngày. Phần nước thu được chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên dùng liệu trình điều trị kéo dài trong 2 – 3 tuần.

IV. Một số điều cần lưu ý khi dùng lá cây chữa HP dạ dày

 

Khi dùng các loại lá cây chữa HP dạ dày, người dùng cần lưu ý những điều sau:

Tuân thủ phác đồ điều trị

Phác đồ điều trị HP Bộ Y tế là cách hiệu quả nhất để loại bỏ HP. Tuyệt đối không dùng các bài thuốc lá để thay thế phác đồ y khoa. Chỉ dùng lá trị HP dạ dày như một biện pháp hỗ trợ điều trị.

Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá trị HP, đặc biệt là các trường hợp như phụ nữ có thai, cho con bú, bệnh nền. Những nhóm đối tượng này cần được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.

Cẩn thận với nguồn gốc

Chỉ sử dụng các loại lá đã được nghiên cứu và kiểm chứng về hiệu quả, như lá chè dây, chè xanh…Không nên tự ý tìm kiếm và áp dụng các phương pháp chưa được kiểm chứng trên mạng, vì chúng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Đúng liều lượng

Người bệnh cần chú ý sử dụng đúng liều lượng, vì việc sử dụng quá mức có thể gây tác dụng phụ không mong muốn hoặc tương tác với các loại thuốc đang dùng. Phương pháp uống lá trị Hp dạ dày đòi hỏi sự kiên trì thực hiện trong thời gian dài và đều đặn thì mới mang lại hiệu quả.

Kết hợp lối sống lành mạnh

Duy trì chế độ ăn uống phù hợp (tránh thức ăn cay nóng, rượu bia), nghỉ ngơi đầy đủ, và giảm stress để hỗ trợ quá trình điều trị.

Sử dụng các loại lá để hỗ trợ điều trị HP là một biện pháp bổ trợ hiệu quả. Tuy nhiên, việc tìm hiểu “Uống lá gì trị HP dạ dày” cần được thực hiện cẩn thận, lựa chọn những loại lá an toàn và phù hợp để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về các loại lá hỗ trợ điều trị HP dạ dày cùng những lưu ý quan trọng giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao và an toàn.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *