Uống bột nghệ mỗi ngày đúng cách với lượng phù hợp hoàn toàn không gây hại hay thủng dạ dày. Tình trạng bị thủng dạ dày do uống bột nghệ chỉ xảy ra khi người dùng lạm dụng uống bột nghệ liều cao trong thời gian dài. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề uống bột nghệ mỗi ngày gây thủng dạ dày không qua bài viết sau của thuốc dạ dày chữ Y nhé!
Mục lục
I. Bột nghệ – vị thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả nhưng có thể gây tác dụng khi dùng quá liều
Nghệ (Curcuma longa) có lịch sử sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền. Loại gia vị đầy hương vị này chủ yếu được trồng từ thân rễ hoặc rễ của một loại cây có hoa mọc ở Ấn Độ và các khu vực khác ở Đông Nam Á, và ngoài việc mang lại cho cà ri màu vàng rực rỡ, nghệ còn được biết đến là có tác dụng chống viêm mạnh và chống oxy hóa.
1. Bột nghệ là gì?
Bột nghệ là được chế biến từ nghệ tươi, trải qua các bước làm sạch, gọt bỏ vỏ thái thật mỏng và đem phơi. Sau đó, cho nghệ khô vào máy xay và tiến hành xay nhuyễn sẽ cho ra một phần bột nghệ nhỏ mịn. Trung bình để có được 1kg bột nghệ sau khi chế biến, bạn cần dùng khoảng 2kg nghệ tươi.
Bột nghệ khác với tinh nghệ (nhiều người thường gọi là tinh bột nghệ), tuy cũng được làm từ nghệ tươi nhưng quy trình chế biến tinh chất nghệ hoàn toàn khác. Sau khi xay nhuyễn nghệ tươi và vắt lấy nước, cần phải tách bỏ nhựa và dầu củ nghệ để thu được lượng tinh chất nghệ nguyên chất. Trung bình, để làm được 1kg tinh bột nghệ sẽ cần đến khoảng 30kg nghệ tươi.
Tuy cùng là một nguyên liệu nhưng có cách chế biến khác nhau, vì vậy công dụng của bột nghệ và tinh chất nghệ cũng có điểm khác biệt.
Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), thành phần dinh dưỡng trong 100g bột nghệ gồm: 354 kcal, 10g lipid, chất béo bão hoà 3,1g; natri 38mg; kali 2,525 mg; tinh bột 65g; chất xơ 21g; đường 3,2g; chất đạm 8g; vitamin C 25,9mg; sắt 41,4 mg; vitamin B6 là 1,8 mg và magie 193 mg.
2. Bột nghệ – vị thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả
Bột nghệ có tính ấm, đặc tính chống viêm và chống oxy hóa tốt nên có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh dạ dày và tiêu hóa như: đau dạ dày, loét dạ dày.
Tác dụng của bột nghệ trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày gồm:
– Chống viêm: Như đã đề cập ở trên, hoạt chất chính trong bột nghệ là chất curcumin, chất này có khả năng kiểm soát tình trạng viêm hiệu quả, thậm chí còn tốt hơn thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin và ibuprofen.
– Giảm sự hình thành các vết loét ở dạ dày: Hầu hết các bệnh nhân bị đau dạ dày, loét dạ dày đều phải đối mặt với những cơn đau dữ dội do vết loét hình thành ở dạ dày và bột nghệ được coi là vị cứu tinh tuyệt vời. Curcumin trong bột nghệ có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa, bổ sung cho niêm mạc dạ dày một lớp màng bảo vệ. Từ đó giúp làm lành vết loét hiện có và giảm thiểu hình thành vết loét mới, giảm kích ứng dạ dày gây khó chịu, đau nhức cho người bị bệnh dạ dày.
– Kích thích sản sinh mật hỗ trợ hệ tiêu hóa: Bột nghệ có khả năng kích thích tiết mật nhiều hơn từ túi mật, giúp tăng cường tiêu hóa thức ăn, đồng thời hấp thu chất béo và chất dinh dưỡng. Mật giúp hỗ trợ và giảm bớt công việc của dạ dày, nhất là khi dạ dày đang trong tình trạng đau đớn, loét.
– Giảm đầy hơi, khắc phục triệu chứng chướng bụng: Khi bị bệnh dạ dày, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng chướng bụng, ợ chua do có quá nhiều khí trong dạ dày. Bột nghệ được chứng minh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn cư trú trong niêm mạc dạ dày, làm dịu hệ tiêu hóa, khắc phục triệu chứng đầy hơi, ợ hơi hiệu quả.
Với những công dụng trên nên bột nghệ được nhiều người sử dụng để điều trị các bệnh về dạ dày, đặc biệt là đau dạ dày và viêm loét dạ dày.
Không chỉ hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày, thành phần hoạt chất chính của nghệ và là thành phần tạo nên màu vàng đặc trưng cho loại gia vị này là chất curcumin còn mang lại rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe, gồm:
- Chống viêm: Nghiên cứu đã cho thấy, chất curcumin có hiệu quả cao trong việc giảm viêm. Tác dụng chống viêm của chất curcumin rất có thể được thực hiện thông qua khả năng ức chế cyclooxygenase-2 (COX-2), lipoxygenase (LOX) và synthase oxit cảm ứng (iNOS).
- Chống oxy hóa mạnh mẽ: Curcumin cũng là chất chống oxy hóa mạnh mẽ và do đó bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
- Trì hoãn bệnh tiểu đường: Curcumin có trong nghệ làm trì hoãn sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách ức chế sự hình thành các cytokine gây viêm và do đó có tác dụng thuận lợi đối với lượng đường trong máu.
- Tăng cường miễn dịch: Đặc tính chống vi khuẩn, chống vi-rút và chống nấm của nó bảo vệ chúng ta khỏi nhiều loại bệnh nhiễm trùng. Nhiều bác sĩ khuyên bạn nên dùng một thìa cà phê bột nghệ trong một ly sữa ấm mỗi ngày để ngăn ngừa cảm lạnh và cúm thông thường.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Đặc tính chống oxy hóa của chất curcumin có trong nghệ có thể ngăn ngừa bệnh tim và biến chứng tim mạch do tiểu đường. Curcumin cũng làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh và bảo vệ chống lại những thay đổi bệnh lý xảy ra với chứng xơ vữa động mạch.
- Giảm nguy cơ ung thư: Curcumin can thiệp vào sự tăng trưởng và phát triển của tế bào ung thư và ngăn chặn sự lây lan của chúng ở cấp độ phân tử nhỏ nhất. Vì vậy, nó có hiệu quả làm giảm nguy cơ phát triển ung thư mới.
- Giúp điều trị bệnh Alzheimer: Bệnh Alzheimer được gây ra do sự tích tụ của các đám rối protein gọi là mảng amyloid. Chất curcumin trong nghệ giúp làm sạch các mảng bám này.
- Tốt cho bệnh nhân trầm cảm: Curcumin làm tăng mức BDNF (yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não) trong não, do đó giúp ích cho bệnh nhân trầm cảm. Curcumin cũng làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và dopamine trong não.
- Chống lão hóa: Đặc tính chống oxy hóa của chất curcumin trong nghệ giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và do đó làm chậm quá trình lão hóa. Nó có hiệu quả ngăn ngừa sự hình thành các đường nhăn và nếp nhăn. Curcumin cũng kích thích tăng trưởng tế bào mới.
- Cải thiện sức khỏe xương: Việc bổ sung curcumin khi dùng cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cho thấy sự cải thiện đáng kể về tình trạng đau và hoạt động của khớp. Curcumin cũng bảo vệ mô xương và ngăn ngừa mất xương.
- Tốt cho tiêu hóa: Curcumin trong bột nghệ làm giảm đầy hơi và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Đồng thời còn kích thích túi mật sản xuất mật và giúp ngăn ngừa và điều trị viêm tụy.
- Điều trị bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể: Đặc tính chống oxy hóa của bột nghệ giúp điều trị bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Tiêu thụ nghệ thường xuyên sẽ ngăn chặn sự tiến triển của bệnh tăng nhãn áp và cũng ngăn ngừa mất thị lực.
- Làm đẹp da: Bột nghệ có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa có thể giúp: chữa lành vết thương; ngăn ngừa mụn trứng cá và mụn; chống lại bệnh chàm và bệnh vẩy nến; giảm sẹo; làm sáng quầng thâm; làm sáng da…
3. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng bột nghệ quá liều
Tuy nhiên, lạm dụng hoặc dùng bột nghệ quá liều khi chữa bệnh dạ dày nói riêng và chữa bệnh nói chung có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
– Gây kích ứng dạ dày: Nếu sử dụng nghệ với liều lượng cao khi cơ thể đang đói hoặc uống ngay sát thời điểm dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Điều này làm phản tác dụng của cả thuốc và nghệ, dẫn đến kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn và làm tăng các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ nóng.
– Trào ngược axit: Dùng bột nghệ liều cao có thể dẫn đến trào ngược axit, tiêu chảy, chóng mặt và đau đầu. Điều này có có thể làm cho các vấn đề về dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản trở nên tồi tệ hơn.
– Làm máu loãng hơn: Đặc tính trong nghệ có thể gây chảy máu nếu không sử dụng đúng cách và hợp lý. Vì vậy, những người đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc phụ nữ mang thai nên tránh dùng nghệ để điều trị bệnh dạ dày.
– Tác dụng phụ khác: Ngoài ra, nghệ còn có một số tác dụng phụ khác như thanh nhiệt, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn; đổ nhiều mồ hôi, cảm giác nóng trong người; rối loạn chuyển hóa chất ; kích thích tuyến thượng thận; làm mất khả năng chống viêm của cơ thể. Củ nghệ cũng có thể làm cho lượng đường trong máu quá thấp ở bệnh nhân tiểu đường.
Chính vì tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn nên một số người trước khi dùng bột nghệ còn thắc mắc uống bột nghệ mỗi ngày có gây thủng dạ dày không? Cùng đến với phần II của bài viết để có câu trả lời chính xác nhé!
II. Uống bột nghệ mỗi ngày gây thủng dạ dày không? Tại sao?
Gần đây, bệnh viện tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân bị loét dạ dày và viêm niêm mạc xuất huyết do việc sử dụng bột nghệ sai cách. Điều này khiến nhiều người lo lắng không biết uống bột nghệ mỗi ngày gây thủng dạ dày không?
Trả lời thắc mắc này, dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau. cho biết:
– Uống bột nghệ mỗi ngày không gây thủng dạ dày khi được dùng đúng cách với lượng khuyến nghị (khoảng từ 4 – 12gr/ngày).
– Tuy nhiên, nếu sử dụng bột nghệ không đúng cách (dùng với liều cao trong thời gian dài) có thể gây kích ứng dạ dày, khiến bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí còn có thể gây loét hoặc thủng dạ dày. Mặt khác, bột nghệ cũng có khả năng kết dính với thức ăn và tạo thành khối bã trong dạ dày.
Một nghiên cứu công bố trong tạp chí “Digestive Diseases and Sciences” năm 2011 đã phân tích mối liên hệ giữa việc sử dụng curcumin và ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Kết quả cho thấy, curcumin có thể tác động lên niêm mạc dạ dày và gây tổn thương tế bào.
Vì vậy, trước khi sử dụng bột nghệ chữa bệnh dạ dày hoặc bất kỳ bệnh lý nào khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
III. Lưu ý giúp dùng bột nghệ hiệu quả – an toàn
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, dạ dày và nhận được tối đa hiệu quả từ bột nghệ, bạn cần chú ý những vấn đề dưới đây khi sử dụng bột nghệ:
1. Phân biệt chính xác bột nghệ và tinh bột nghệ
Những ai đang băn khoăn uống bột nghệ mỗi ngày gây thủng dạ dày không cần phải phân biệt rõ ràng bột nghệ và tinh nghệ. Trong y học dân gian, không có khái niệm “tinh bột nghệ”, chỉ có tinh nghệ và bột nghệ.
Để phân biệt chính xác đâu là bột nghệ và tinh chất nghệ (tinh bột nghệ), bạn có thể căn cứ vào bảng so sánh dưới đây:
Tiêu chí | Bột nghệ | Tinh chất nghệ (tinh bột nghệ) |
Cách chế biến | – Nghệ sau khi làm sạch và phơi khô thì được đem xay nhuyễn mịn.
– Trung bình cần khoảng 2kg nghệ tươi để thu được 1kg bột nghệ. |
– Không chỉ dừng lại ở việc xay, chế biến tinh bột nghệ còn cần trải qua nhiều công đoạn khác như:
Xay nhuyễn nghệ tươi, vắt lấy nước, tách bỏ nhựa và dầu củ nghệ. – Trung bình để thu được 1kg tinh bột nghệ cần đến khoảng 30kg nghệ tươi. |
Ứng dụng | Làm đẹp, chế biến thực phẩm | Dùng nhiều trong học, chữa bệnh |
Hàm lượng Curcumin | Ít | Nhiều |
Màu sắc | Màu vàng đậm, sẫm màu | Màu vàng nhạt, tươi sáng |
Mùi hương | Hương nghệ khá nồng | Hương nghệ thơm nhẹ |
Vị | Đắng | Đắng nhẹ hoặc không có vị |
Khối lượng riêng | Nặng hơn bột gạo | Rất nhẹ |
Khả năng hòa tan | Hòa tan trong nước kém, xuất hiện nhiều cặn và lớp váng dầu nghệ | Hòa tan trong nước nhanh và tốt. |
Độ mịn | Chứa nhiều cặn | Rất mịn |
Độ tơi xốp | Không quá tơi xốp | Rất tơi xốp |
Tóm lại:
– Bột nghệ: Bột nghệ chỉ đơn thuần là củ nghệ được đem đi nghiền nát, tán nhỏ thành bột và chỉ được sử dụng trong làm đẹp và chế biến thực phẩm. Bột nghệ ít khi dùng vào y học vì tác dụng chữa bệnh không nhiều. Ngoài ra, nếu ăn hoặc uống bột nghệ vẫn còn tinh dầu thì có thể gây ra tình trạng kích thích dạ dày, khiến bệnh da dày trở nên nghiêm trong hơn.
– Tinh nghệ: Tinh nghệ được dùng nhiều trong y học nhờ sở hữu công dụng chữa bệnh hiệu quả. Thành phần chính là curcumin với khả năng kháng viêm, tăng cường chức năng miễn dịch, phòng ngừa các tế bào gây ung thư.
Do đó, cần phân biệt chính xác bột nghệ và tinh nghệ để tránh mua nhầm, khi sử dụng có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc gây hại cho sức khỏe và dạ dày.
2. Hỏi ý kiến bác sĩ
Uống bột nghệ mỗi ngày với lượng nhiều có thể gây thủng dạ dày và nhiều tác dụng phụ khác đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và ảnh hưởng đến hệ thống gan và thận.
Do đó, trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn để biết mình có phù hợp để sử dụng bột nghệ đồng thời được tư vấn cách dùng an toàn – hiệu quả.
3. Liều dùng lý tưởng
Liều lý tưởng của bột nghệ theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe là khoảng từ 4 – 12gr/ngày; nếu dùng tinh nghệ thì khoảng 2 – 4gr. Bạn nên tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định, tránh tự ý tăng liều dùng khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Tránh sử dụng bột nghệ lượng lớn vì chúng có khả năng gây tắc ruột hoặc gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày, đi kèm với các tác dụng phụ như buồn nôn và tiêu chảy.
4. Pha bột nghệ đúng cách
– Hòa tan trước bằng nước nguội: Bột nghệ rất dễ bị vón cục, vì vậy bạn pha bột nghệ bằng nước nguội trước khi cho thêm nước ấm. Khuấy đều cho tới khi bột nghệ tan hết để giúp hỗ trợ tối đa quá trình hấp thụ.
– Chỉ nên dùng nước ấm dưới 40 độ: Không dùng nước nóng trên 50 độ vì nhiệt độ này phá vỡ cấu trúc của các thành phần hữu ích trong bột nghệ.
– Nên pha thêm cùng mật ong hoặc sữa tươi: Do bột nghệ có mùi hăng và khó uống nên bạn có thể pha thêm cùng sữa tươi hoặc mật ong để dễ uống hơn.
5. Thời điểm nên và không nên uống
– Nên: Thời điểm lý tưởng nhất để uống bột nghệ là trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 – 2 tiếng, khi thức ăn đã được tiêu hóa một phần. Đối với bị đau dạ dày và viêm loét dạ dày, hãy uống tinh bột nghệ sau khi ăn ít nhất 1 giờ để giúp hỗ trợ điều trị viêm loét và cho hiệu quả tốt nhất.
– Không nên: Không uống bột nghệ khi bụng rỗng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày. Cũng không nên uống bột nghệ ngay sau khi vừa ăn no vì sẽ làm giảm tác dụng.
6. Cẩn trọng khi kết hợp với thuốc Tây
Khi kết hợp sử dụng với thuốc Tây, cần thận trọng và nên tham khảo ý kiến và theo dõi hướng dẫn của bác sĩ.
7. Đối tượng không nên uống bột nghệ
Không phải tất cả mọi người đều phù hợp để sử dụng bột nghệ. Những đối tượng dưới đây nên tránh dùng bột nghệ:
- Người bị trào ngược dạ dày thực quản: Curcumin trong bột nghệ có thể gây kích ứng cho niêm mạc dạ dày và thực quản, gây ra cảm giác đau hoặc khó chịu khiến bệnh nặng hơn.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Trong thành phần của tinh bột nghệ có chứa chất làm giảm sự đông máu, gây chảy máu và kích thích cổ tử cung đối với phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ đang cố thụ thai: Cần thận trọng và hạn chế sử dụng bột nghệ vì có chứa chất làm giảm nồng độ testosterone và lượng tinh trùng ở nam giới, gây khó khăn trong việc thụ tinh.
- Người bị thiếu máu: Bột nghệ có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể, làm giảm khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm. Điều này có thể gây ra tình trạng thiếu máu và làm suy giảm sức khỏe tổng thể.
- Người bị bệnh tiểu đường: Bột nghệ có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết và sự điều tiết insulin trong cơ thể. Curcumin – thành phần chính trong bột nghệ có khả năng giảm đường huyết.
- Người bị sỏi thận: Một số nghiên cứu đã cho thấy, curcumin có thể tăng khả năng hình thành sỏi thận và ảnh hưởng đến sự tiết lưu của các chất trong niệu quản. Hậu quả là có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận hoặc gây ra biến chứng cho người bị sỏi thận.
- Người chuẩn bị phẫu thuật: Curcumin trong bột nghệ có công dụng làm giảm đông máu và có thể gây rối loạn đông máu trong quá trình phẫu thuật.
8. Mua bột nghệ ở địa chỉ uy tín
Khi mua bột nghệ để uống, bạn cần lựa chọn địa điểm cung cấp và bán bột nghệ uy tín để mua được sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng được chứng nhận và có giấy kiểm định đầy đủ.
Tuyệt đối không nên mua bột nghệ có nguồn gốc không rõ ràng, nhái giả và chất lượng không đảm bảo, khi sử dụng có thể gây hại cho dạ dày cũng như sức khỏe.
Nội dung trên của thuốc dạ dày chữ Y đã phần nào giải đáp thắc mắc uống bột nghệ mỗi ngày gây thủng dạ dày không. Uống bột nghệ với lượng vừa phải (4 – 12gr/ngày), không gây thủng dạ dày. Thủng dạ dày do uống bột nghệ chỉ xảy ra khi bạn lạm dụng bột nghệ liều cao trong thời gian dài. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng bột nghệ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Tài liệu tham khảo
https://www.everydayhealth.com/diet-nutrition/diet/scientific-health-benefits-turmeric-curcumin/
https://pharmeasy.in/blog/13-health-benefits-of-turmeric/
https://www.vinmec.com/en/news/health-news/nutrition/eating-fresh-turmeric-helps-with-stomach-disease/#:~:text=Curcumin%20in%20fresh%20turmeric%20has,for%20people%20with%20stomach%20pain.
https://www.bbcgoodfood.com/howto/guide/health-benefits-turmeric
https://health.clevelandclinic.org/turmeric-health-benefits
https://www.webmd.com/diet/ss/slideshow-turmeric
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...