Trà được xem là thức uống được rất nhiều người ưa thích, bởi loại đồ uống này sở hữu hương vị thơm ngon, thanh mát. Tuy nhiên Trào ngược dạ dày có nên uống trà hay không cũng là vấn đề khiến không ít người cảm thấy thắc mắc. Để có được cái nhìn chính xác nhất cho vấn đề này, bạn đọc hãy cùng Yumangel tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Mục lục
I – Trào ngược dạ dày có nên uống trà không?
Có rất nhiều loại trà được sử dụng hàng ngày như: Trà xanh, trà đen, trà sữa, trà gừng, trà bạc hà, trà mật ong… Nhưng liệu người bị trào ngược dạ dày thực quản có nên uống trà hay không?
Thực tế, người dùng băn khoăn không biết trào ngược dạ dày có nên uống trà không là bởi trong loại đồ uống này thường chứa cafein.
Trào ngược dạ dày có nên uống trà?
Đây là thành phần giúp hệ thần kinh trung ương trở nên hưng phấn, tạo cảm giác dễ chịu và giúp chúng ta tập trung làm việc, học tập.
Tuy nhiên, cafein lại có thể làm cơ vòng thực quản dưới giãn ra, làm chứng trào ngược dạ dày – thực quản nghiêm trọng hơn.
Theo các chuyên gia, các loại trà mạn thường chứa ít cafein hơn so với cà phê.
Do đó, bạn có thể sử dụng loại trà này với mức độ thích hợp, không uống quá nhiều vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, hiện nay cũng có rất nhiều loại trà không chứa Cafein, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược, có thể kể đến như: Trà gừng, mật ong, hoa cúc…
(>> Xem thêm: Đau dạ dày uống trà sữa được không?)
II – Các loại trà nên và không nên uống khi trào ngược
Để có được cho bản thân sự lựa chọn phù hợp nhất, dưới đây chúng tôi xin gửi tới bạn đọc TOP các dòng trà mà người bị trào ngược nên và không nên uống.
1. Các dòng trà chữa trào ngược hiệu quả
- Trà hoa cúc
Trà hoa cúc được đánh giá là một trong những dòng trà chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất hiện nay. Bởi trên thực tế, đây là dòng trà có vị ngọt thanh, mát, giúp an thần, giải độc.
Đặc biệt, trà cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm, từ đó giảm tình trạng phù nề ở thực quản.
Nhờ vậy, người bị trào ngược dạ dày thực quản ít gặp khó khăn trong quá trình nuốt thức ăn sau khi uống loại trà này.
- Trà mật ong kết hợp chanh tươi
Trà mật ong chanh tươi thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày thực quản, nhất là cảm giác buồn nôn và chua miệng do axit dạ dày trào ngược lên.
Bên cạnh đó, trà mật ong chanh còn cung cấp nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ làm giảm các tổn thương xuất hiện trên niêm mạc dạ dày.
Do đó, bạn có thể uống trà vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy để tráng dạ dày.
Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá nhiều chanh kẻo làm tình trạng viêm loét dạ dày nặng hơn.
Xem thêm: Cách uống mật ong chữa trao ngược dạ dày
- Trà xanh
Một số người thường thích uống trà xanh thay thế cho nước lọc nên băn khoăn không biết loại trà này có gây trào ngược hay không
Theo các chuyên gia, trong trà xanh có một lượng caffein vừa phải, ít khiến triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản bùng phát. Do đó, người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể uống trà xanh.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng trà xanh chữa đau dạ dày nếu họ uống với một lượng vừa phải.
Bởi, trà xanh có tính mát, giúp thanh nhiệt và thúc đẩy tiêu hóa nên giảm đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, chất chống oxy hóa trong trà xanh còn hỗ trợ kháng viêm, cải thiện sức khỏe.
- Trà gừng
Trà gừng sẽ giảm các vấn đề như: buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng… của bệnh trào ngược dạ dày. Bởi theo y học cổ truyền, trà có tính ấm, vị cay nồng, nên hành khí, làm ấm phế, tán phong hành và hỗ trợ cầm nôn.
Ngoài trào ngược, bạn cũng có thể sử dụng trà gừng để giảm thiểu các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, đau bụng,…
- Trà bạc hà
Không chứa cafein nhưng trà bạc hà lại có tinh dầu với mùi thơm đặc trưng nên giúp chúng ta tỉnh táo, tập trung hơn.
Đồng thời, bạc hà cũng chứa thành phần Menthol, giúp làm giảm ợ nóng, dịu tình trạng nóng rát thượng vị,… Vì thế, người bị trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể uống trà bạc hà để làm dịu triệu chứng.
2. Trào ngược dạ dày nên kiêng trà gì?
Như bạn cũng đã biết, không phải loại trà nào cũng tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản. Vì thế, bạn nên hạn chế uống các loại trà sau đây.
- Trà sữa
Trà sữa được nhiều người yêu thích, nhưng đây lại là loại trà rất khó tiêu, vì nó là sự kết hợp nhiều nguyên liệu như: Trà, sữa tươi, sữa bột và hương liệu.
Khi uống trà sữa, dạ dày phải chịu áp lực lớn nên rất dễ kích thích các triệu chứng của trào ngược.
- Trà đen
Trà đen sở hữu thành phần methylxanthines, khiến bệnh trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, Theophylin và Theobromine còn gây tình trạn giãn cơ vòng thực quản dưới, khiến tần suất các cơn trào ngược trở nên dày hơn.
Người bị trào ngược dạ dày không nên uống trà đen.
- Trà có tính cafein cao
Cafein là nguyên nhân hàng đầu kích thích các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày thực quản bùng phát.
Vì thế, bạn nên sử dụng các loại trà có hàm lượng cafein thấp hoặc không chứa cafein như đã chỉ ra ở trên.
III – Một số lưu ý uống trà khi bị trào ngược dạ dày
Bên cạnh chọn đúng loại trà để sử dụng, người bị trào ngược dạ dày nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây khi uống trà.
– Với các loại trà chứa caffeine và tanin, bạn nên uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ để giảm cảm giác nôn nao, khó chịu. Còn những loại trà không chứa cafein và chất kích thích dạ dày, bạn có thể uống trước khi ăn và trước khi ngủ để ngăn trào ngược dạ dày.
– Mỗi ngày bạn chỉ nên uống 1 tách trà nhỏ không nên uống quá nhiều.
– Cafein trong trà có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc. Do đó, bạn nên uống trà và thuốc cách nhau ít nhất 3h.
– Không nên kết hợp trà với các thực phẩm như:
+ Thực phẩm giàu đạm vì tanin trong trà sẽ giảm khả năng tiêu hóa chất này của dạ dày.
+ Đậu nành: Đạm đậu nành kết hợp với tanic sẽ tạo ra đạm axit tannic, gây hại cho sức khỏe và làm tăng khả năng trào ngược dạ dày.
+ Đường cát: Vì loại đường này thường làm giảm khả năng giải độc và thanh lọc cơ thể của trà.
Tìm hiểu sản phẩm tốt cho người bị trào ngược
Để chữa khỏi triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên tới thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn có được phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài ra, khi bị các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nóng rát thượng vị… làm phiền, bạn có thể uống thuốc dạ dày chữ Y để cảm thấy dễ chịu hơn.
Hoạt chất Almagate của Yumangel có khả năng trung hòa Axit dịch vị một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, bào chế hỗn dịch của sản phẩm có khả năng bảo vệ niêm mạch dạ dày khỏ các tác nhân gây hại.
Đây được xem là yếu tố quan trọng giúp căn bệnh trào ngược có thể thuyên giảm 1 cách hiệu quả sau khi bạn dùng thuốc dạ dày chữ Y.
Như vậy, qua bài viết này chúng ta đã biết người bị trào ngược dạ dày có nên uống trà hay không. Chúc bạn đọc có được những kiến thức hữu ích sau khi tìm hiểu bài viết.
Xem thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…