Chế độ ăn, thực đơn cho người viêm loét dạ dày theo chuyên gia

Chế độ ăn uống hợp lý vừa giúp giảm thiểu triệu chứng vừa cải thiện chức năng tiêu hoá và dinh dưỡng cho người bệnh. Dưới đây là tư vấn thực đơn cho người viêm loét dạ dày để cải thiện và phòng ngừa bệnh. Cùng thuốc dạ dày Yumangel tìm hiểu trong bài dưới đây!

I. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa, chủ yếu do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Các nguyên nhân khác bao gồm: ăn uống sinh hoạt không khoa học; sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), uống nhiều rượu và một số bệnh viêm nhiễm, chẳng hạn như bệnh Crohn.

Các triệu chứng thường gặp của viêm loét dạ dày bao gồm: đau rát ở vùng thượng vị; ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và nôn; cảm giác đầy bụng, ập ạch bụng sau khi ăn…

Để điều trị bệnh, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, một chế độ ăn uống hợp lý đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày.

Viêm loét dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa, chủ yếu do nhiễm vi khuẩn HP.

1. Nguyên tắc chọn thực phẩm

Dạ dày có nhiệm vụ dự trữ và nghiền nát thức ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa và hấp thu thức ăn tại ruột non. Khi dạ dày bị viêm loét, chế độ ăn uống và dinh dưỡng càng có quan trọng hơn bởi thức ăn đưa vào ảnh hưởng trực tiếp tới vết viêm loét của dạ dày.

Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn H. pylori và một số thói quen ăn uống không tốt có thể gây ra xói mòn niêm mạc dạ dày hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm loét dạ dày. Người bị viêm loét dạ dày có thể cảm thấy chán ăn, khó khăn dẫn sụt cân không mong muốn.

Vì vậy mục tiêu của thực đơn cho người viêm loét dạ dày đó là phải khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế tạo áp lực khiến tình trạng loét dạ dày trầm trọng thêm, thúc đẩy và hỗ trợ quá trình làm lành vết viêm ở niêm mạc dạ dày. Để làm được điều đó, thực đơn cần đảm bảo các nguyên tắc dưới đây: 

1.1. Thực phẩm được khuyến nghị cho bệnh viêm loét dạ dày

Chế độ ăn uống của bệnh nhân viêm loét dạ dày cần ưu tiên các thực phẩm có tác dụng giảm tiết acid, giảm tác dụng của axit dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày. Đồng thời, chế độ ăn và thực phẩm khi đưa vào dạ dày còn cần loại bỏ hoặc hạn chế các kích thích có hại để dạ dày được nghỉ ngơi, các vết tổn thương viêm loét mau lành hơn. Cụ thể là:

  • Rau xanh: Rau xanh giàu chất xơ và magie giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện rối loạn tiêu hóa.
  • Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc như lúa mì, đậu, yến mạch có hàm lượng chất xơ khá cao, khi tiêu thụ giúp củng cố đường tiêu hóa đồng thời cân bằng axit dư thừa trong dạ dày.
  • Thực phẩm giàu Pectin: Có nhiều trong táo, dâu tây, ổi, lê,… có tác dụng tăng lợi khuẩn, cân bằng vi sinh đường ruột.
  • Thực phẩm giàu Probiotic: Chủ yếu là sữa chua, với nguồn lợi khuẩn cao để cân bằng đường ruột và ổn định tiêu hóa.
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Tìm thấy nhiều trong nghệ, cà chua, đu đủ, bông cảnh xanh. Tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm lành vết loét.
  • Thực phẩm bổ sung vitamin: Thực đơn ăn uống người viêm loét dạ dày cần bổ sung thêm vitamin A, B, C, E… qua khoai lang, khoai tây, thanh long…Vitamin có tác dụng tái cấu trúc niêm mạc dạ dày và giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Thực phẩm có khả năng giảm tiết acid trong dạ dày: Rau xanh lá, cà chua, trái cây không chua, nước lúa mạch, các loại hạt như hạt lanh, hạt chia…
  • Thực phẩm hỗ trợ quá trình lành vết loét niêm mạc: mật ong, sữa chua, thức ăn giàu protein, nước lọc, chất xơ…
  • Thực phẩm làm giảm gánh nặng cho dạ dày: cá hồi, cá có omega-3, gừng, sữa ít béo, thực phẩm chứa melatonin như lựu, dứa, cà chua…

Một số thực phẩm được khuyến nghị cho bệnh viêm loét dạ dày.

1.2. Hạn chế thực phẩm có hại/làm tình trạng viêm loét trầm trọng thêm

Một số thực phẩm có hại hoặc làm tình trạng viêm loét trầm trọng hơn bệnh nhân viêm loét dạ dày nên loại bỏ ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày gồm:

  • Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày: Rượu, bia, cà phê, trà đặc; các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng khô; các loại rau đậu già, củ cải già, rễ cây; món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị; đồ ăn chế biến sẵn có các chất bảo quản; các loại thức ăn như xương băm nhỏ, sụn, cổ cánh, tôm cua, chân gà, vịt, đầu cá…
  • Thực phẩm gây tăng axit dạ dày: Hoa quả chua (cam, quýt, xoài, chanh, khế…); thực phẩm chua (dấm, mẻ, dưa muối)…
  • Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng như: Giá đỗ, hành, hẹ, cần tây, nước trái cây có ga…
  • Thực phẩm nhiều dầu, mỡ: Thức ăn chiên, xào, rán, thịt mỡ, thức ăn có chứa dầu và mỡ nhiều có thể làm tăng acid dạ dày.
  • Thực phẩm có chất bảo quản: Thực phẩm có chất bảo quản và các phụ gia có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên kiêng ăn các thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như rượu, bia, cà phê, trà đặc, các gia vị cay nóng…

2. Nguyên tắc dinh dưỡng 

Thực đơn ăn uống hàng ngày của bệnh viên viêm loét dạ dày  cần được đảm bảo có đầy đủ dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm gồm: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Điều này giúp đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để đẩy lùi bệnh viêm loét dạ dày và phòng ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập tấn công gây bệnh.

  • Nhóm chất bột đường: Nên ăn cơm mềm, cháo; không nên ăn bún, phở.
  • Nhóm chất đạm: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày nên thường xuyên dùng các thực phẩm giàu protein như: Trứng, thịt lợn nạc, ức gà…
  • Nhóm chất béo: Người bệnh nên chọn các thực phẩm có nguồn gốc từ dầu thực vật, bởi dầu thực vật có tác dụng chữa lành các tổn thương của dạ dày nhanh hơn.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất hỗ trợ thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương của niêm mạc dạ dày nhanh hơn. Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau củ quả.

Chế độ ăn của bệnh nhân viêm loét dạ dày cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất.

II. Thực đơn cho người viêm loét dạ dày

Dưới đây là gợi ý chi tiết cho thực đơn cho người viêm loét dạ dày kèm thực đơn mẫu trong 7 ngày:

1. Bữa sáng

Bữa sáng của người bị viêm loét dạ dày nên ưu tiên ăn các món ăn mềm và dễ tiêu hóa như cháo, súp hoặc canh giúp dạ dày không cần phải co bóp nhiều. Dưới đây một số món cháo, súp, bánh và canh tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày:

1.1. Cháo

Cháo có đặc tính mềm nhuyễn, lỏng mịn nên rất dễ tiêu hóa. Cháo được nấu từ gạo giúp tạo một lớp màng tráng mỏng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự bào mòn của axit dịch vị. Người bị viêm loét dạ dày có thể tham khảo các món cháo dưới đây cho buổi sáng để hạn chế các cơn đau và giảm áp lực lên dạ dày.

  • Cháo bí đỏ đậu xanh: Có khả năng làm lành vết loét, chống nhiễm trùng và cung cấp chất xơ.
  • Cháo hạt sen: Tác dụng kháng viêm rất mạnh, hỗ trợ quá trình làm lành vết thương khá nhanh.
  • Cháo long nhãn: Hỗ trợ điều trị tiêu chảy, hỗ trợ tiêu hóa và chống suy nhược cơ thể.
  • Cháo bắp cải tôm thịt: Các dưỡng chất trong cháo bắp cải tôm thịt giúp vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển mạnh, từ đó giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày.
  • Cháo nấm hương: Tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp dạ dày khỏe hơn.
  • Cháo gạo cao lương thịt dê: Cháo chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như omega-3, protein, axit pantothenic,…
  • Cháo dạ dày, lá lách lợn: Có tác dụng bồi bổ sức khỏe và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào.

1.2. Súp 

Một số món súp có tác dụng chữa lành vết loét, bệnh nhân viêm loét dạ dày nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày như:

  • Súp thịt bò cà rốt khoai tây.
  • Súp đậu xanh bí đỏ.
  • Súp bắp cải thịt gà.
  • Súp ngũ cốc.
  • Súp yến mạch.

1.3. Canh

Ăn canh vào bữa sáng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và giảm áp lực lên dạ dày. Bên cạnh đó, canh còn giúp bù muối khoáng, bù nước cho cơ thể và hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể tham khảo một số món canh dưới đây: 

  • Canh thịt nạc nấm: Món canh này có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp dạ dày khỏe hơn và tốt cho thận. Bạn chỉ cần rửa sạch thịt lớn, thái miếng vừa ăn rồi cho vào hầm cùng nấm cho tới khi chín  mềm. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Canh đu đủ nấu sườn:  Canh đu đủ nấu sườn đặc biệt tốt cho các bệnh về tiêu hóa, giúp triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, viêm trực tràng. Bạn cho đu đủ, lạc, sườn, táo tàu vào ninh cho tới các nguyên liệu chín mềm sau đó nên nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Canh dạ dày lợn nấu đậu tương: Món ăn này giàu dưỡng chất giúp bồi bổ sức khỏe và tốt cho người mắc viêm loét dạ dày. Sau khi làm sạch dạ dày  bạn thái thành miếng vừa ăn rồi cho vào ninh nhừ cùng với đậu tương. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và ăn như món chính với cơm.

1.4. Bánh

Bánh mì và bánh quy giòn là 2 loại bánh bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể ăn mà không lo tình trạng bệnh nặng hơn:

  • Bánh mì: Bánh mì nướng khi đi vào cơ thể sẽ hấp thụ bớt phần axit dư thừa trong dịch vị. Mặt khác, bánh mì còn bổ sung tinh bột, chất xơ để người bệnh có đủ năng lượng trong một ngày.
  • Bánh quy giòn: Giống với bánh mì nướng, bánh quy giòn cũng có khả năng hút bớt phần axit dư thừa trong dịch vị giúp bảo vệ những vùng niêm mạc bị tổn thương.

1.5. Sữa tươi

Sữa tươi giàu protein, sắt, canxi, vitamin sẽ hỗ trợ quá trình điều trị viêm loét dạ dày. Uống sữa tươi vào mỗi buổi sáng có tác dụng hỗ trợ phục hồi vết loét và nhanh chóng chữa lành tổn thương ở dạ dày. 

Tuy nhiên, trước khi uống sữa, người bệnh cần ăn sáng. Không nên uống sữa tươi khi bụng đang đói dễ khiến cơn đau và tình trạng loét dạ dày càng thêm nghiêm trọng.

Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn cháo, súp, canh hoặc bánh mì vào bữa sáng.

2. Bữa trưa

Vào bữa trưa, người bị viêm loét dạ dày nên ăn các thực phẩm giàu tinh bột để hấp thụ bớt axit dịch vị dư thừa. Cụ thể là:

2.1. Thực phẩm nhiều tinh bột

Cơm, khoai lang, khoai tây… đều là các thực phẩm giàu tinh bột, khi ăn sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày.

Bên cạnh đó, tiêu thụ thực phẩm tinh bột vào bữa trưa còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và ổn định hơn đồng thời đảm bảo cung cấp đủ nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.

2.2. Rau xanh, hoa quả ít chất xơ

Rau củ và hoa quả là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa trưa của bệnh nhân viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn rau củ chứa ít chất xơ để tránh tăng áp lực cho hệ tiêu hóa và khiến dạ dày phải co bóp mạnh hơn.

Các loại rau củ và hoa quả giàu vitamin và khoáng chất nhưng có hàm lượng chất xơ giúp giảm triệu chứng đau dạ dày, khó tiêu và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

2.3. Trứng

Trứng là nguồn thực phẩm cung cấp protein dồi dào giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể và cũng rất tốt cho dạ dày. Không chỉ bổ dưỡng, trứng còn dễ tiêu hóa nên không gây gánh nặng và áp lực lên dạ dày.

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn thực phẩm nhiều tinh bột, rau xanh, trứng, hoa quả vào bữa trưa.

3. Bữa tối

Bữa tối của bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ưu tiên cá, khoai tây, cơm trắng, sữa chua và các thực phẩm giàu probiotic.

3.1. Cá

Các loại cá, nhất là cá hồi rất giàu omega-3 – hoạt chất chống viêm. Ngoài ra, cá cũng rất giàu protein nên sẽ là thực phẩm lý tưởng cho thực đơn bữa sáng của người bị viêm loét dạ dày.

Tuy nhiên, cần chú không nên ăn cá chưa nấu chín kỹ hoặc sống để tránh bị nhiễm khuẩn khiến tình trạng viêm loét dạ dày nặng hơn.

3.2. Khoai tây

Khoai tây có tính kiềm nên có khả năng trung hòa axit dịch vị dạ dày. Ăn khoai tây vào bữa tối giúp hấp thu bớt axit thừa trong dạ dày đồng thời ngăn táo bón và tiêu chảy.

3.3. Cơm trắng

Cơm trắng có hàm lượng tinh bột cao giúp làm dịu kích ứng và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tinh bột của cơm có khả năng hấp thu axit dư thừa trong dạ dày. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên ăn cơm quá khô.

3.4. Sữa chua và các thực phẩm giàu probiotic

Sữa chua và các thực phẩm giàu probiotic có khả năng xoa dịu niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương và viêm loét, cải thiện cơn đau và hỗ trợ điều trị bệnh.

Không chỉ giúp cải thiện các bệnh lý về dạ dày, thành phần axit lactic trong sữa chua còn có khả năng ức chế hoạt động của nhiều loại vi trùng, trong đó có vi khuẩn HP/Helicobacter pylori – nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về dạ dày. 

Bữa tối của bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ưu tiên cá, khoai tây, cơm trắng, sữa chua và các thực phẩm giàu probiotic.

4. Mẫu thực đơn cho người viêm loét dạ dày

Dưới đây là gợi ý thực đơn cho người viêm loét dạ dày trong thời gian 1 tuần, bạn có thể tham khảo và áp dụng: 

Thời gian/Thứ 7h 11h 17h 8h
Thứ 2 Cháo thịt lợn nạc: 1 bát tô + Cơm tẻ nấu nát: 1 bát con

+ Chả lá lốt

+ Rau cải xanh luộc

+ Trứng gà luộc: 1 quả

+ Cơm tẻ nấu nát: 1 bát con

+ Giá đỗ xào đậu

+ Thịt nạc lợn luộc

+ Bắp cải luộc

200ml sữa đậu nành
Thứ 3 Soup khoai tây hầm ức gà: 1 bát + Cơm tẻ nấu nát: 1 bát con

+ Cá chép rán

+ Rau bắp cải luộc

+ Nấm xào thịt gà

+ Cơm tẻ nấu nát: 1 bát

+ Thịt bò xào cần tỏi

+ Giò lụa

+ Rau muống luộc

Chè sen nấu đường phèn
Thứ 4 + Xôi lạc 1/2 bát con

+ 100ml sữa hạt

+ Cơm tẻ nấu nát 1 bát con

+ Thịt gà luộc

+ Canh bí ngô nấu sườn

+ Rau súp lơ xanh luộc

Cơm tẻ nấu nát:  1 bát con

+ Tôm hấp

+ Giò lụa xào nấm hương, súp lơ

+ Canh củ sen hầm móng giò

+ Bánh quy: 50g

+ Sữa chua 1 hộp nhỏ

Thứ 5 Cháo gà nấm hương: 1 bát tô + Cơm tẻ nấu nát: 1 bát con

+ Khoai tây hầm cà rốt, xương sườn

+ Củ cải luộc

+ Thịt nạc lợn luộc

+ Cơm tẻ nấu nát: 1 bát con

+ Tôm rang

+ Rau bắp cải luộc

+ Trứng gà ốp 1 quả

Ổi: 200g
Thứ 6 Bánh trứng: 200g + Cơm tẻ nấu nát: 1 bát con

+ Đùi gà luộc

+ Đậu bắp xào nấm

+ Canh sen hầm móng giò

+ Cơm tẻ nấu nát

+ Thịt vai lợn luộc

+ Trứng gà luộc

+ Rau cải xào.

Sữa hạt
Thứ 7 Bánh mì, cốc sữa + Cơm nát:1 bát con

+ Cá quả hấp sả

+ Đậu phụ sốt cà chua

+ Rau xu xu luộc.

+ Cơm tẻ nấu nát: 1 bát con

+ Thịt băm sốt cà chua

+ Giò lợn

+ Bí đao luộc.

Hoa quả mềm: Thanh long, hồng xiêm
Chủ Nhật  Súp bí đỏ thịt lợn + Cơm tẻ nấu nát: 1 bát

+ Thịt bò kho nhừ

+ Tôm hấp

+ Canh khoai tây hầm cà rốt.

+ Cơm tẻ nấu nát

+ Thịt băm viên nấm hấp

+ Rau cải luộc

+ Trứng rán thịt

+Dưa hấu.

+ Sữa chua: 1 hộp nhỏ

Thực đơn cho người viêm loét dạ dày

III. Người bị viêm loét dạ dày lưu ý gì trong chế độ ăn hàng ngày? 

Trong chế độ ăn hàng ngày, người bị viêm loét dạ dày cần đặc biệt chú ý tới phương pháp chế biến món ăn và thói quen ăn uống.  

1. Phương pháp chế biến món ăn

Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa để tránh cho dạ dày phải co bóp liên tục, từ đó hạn chế cơn đau bụng, chướng bụng. Do đó, khi chế biến thức ăn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Thái nhỏ thức ăn, nấu hoặc hầm thức ăn chín kỹ, mềm.
  • Nên chế biến dưới dạng ninh, luộc, hấp hoặc om sẽ dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán, chiên, nướng. 
  • Không nên chế biến thức ăn quá đặc khiến dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn gây khó khăn cho tiêu hóa.
  • Không nên nấu thức ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.
  • Tránh sử dụng gia vị cay nóng gây kích ứng dạ dày như tỏi, hành, ớt.
  • Nấu chín thật kỹ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn và kích thích dạ dày.
  • Hạn chế dùng nhiều dầu mỡ để chế biến món ăn, nên dùng dầu thực vật thay thay vì dùng mỡ. 
  • Cần loại bỏ phần xơ già, vỏ cứng ở thực phẩm để giảm tải áp lực cho dạ dày.
  • Nên thêm gừng và nghệ vào các món ăn.

Nên thái nhỏ và nấu chín mềm thức ăn.

2. Thói quen ăn uống

Ăn uống khoa học và đúng cách nghĩa là người bệnh cần ăn đủ bữa và ăn đúng giờ. Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Cụ thể:

  • Ăn chín uống sôi: Những người bị viêm loét dạ dày có nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa rất cao nên cần tránh ăn thức ăn sống, tái hoặc chưa nếu chín kỹ. Tất cả thức ăn cần phải được nấu chín nhằm tiêu diệt hoàn toàn các tác nhân gây bệnh có trong thực phẩm như virus, vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng. 
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ: Nên ăn đủ bữa và đúng giờ vào các thời điểm nhất định trong ngày. Ăn uống thất thường khiến bụng đói làm dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn, tăng co bóp, kích thích niêm mạc từ đó làm tăng các cơn đau và nặng hơn vết loét. 
  • Nên ăn chậm và nhai kỹ: Nên ăn uống chậm rãi để thức ăn được nghiền nát, giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa. 
  • Không nên vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim: Để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn.
  • Không để bụng quá đói: Vì khi bụng đói,  dạ dày sẽ co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu.
  • Tránh ăn quá no: Vì sẽ khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.
  • Tránh ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng: Vì đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm ở khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa và hấp thu.
  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: Để giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid dịch vị dạ dày.

Bệnh nhân viêm loét dạ dày cần chú ý ăn đủ và đúng giờ.

Đặc biệt, chế độ ăn của bệnh nhân viêm loét dạ dày nên chia thành 3 giai đoạn phù hợp với tình trạng, bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Đây là giải đoạn bắt đầu điều trị cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Ở giai đoạn này bệnh  nhân chỉ nên ăn sữa, cứ 1-2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần chỉ khoảng 1/3-1/2 cốc (khoảng 100ml một lần). Tổng năng lượng chỉ cần 1200 Kcal. Khoảng 2-3 ngày sau dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa để tăng thêm năng lượng.
  • Giai đoạn 2: Khi dạ dày hết đau thì bệnh nhân nên ăn các đồ mềm nhuyễn như cháo, súp. Mỗi lần ăn khoảng 100 ml sau đó tăng dần lên, nên ăn 6 bữa/ngày. Sau đó có thể ăn cơm nếp, bánh quy, bánh mỳ, thịt cá nghiền nát. Khi ăn nên nhai kỹ để đồ ăn thấm nước bọt trước khi nuốt.
  • Giai đoạn 3: Vẫn duy trì ăn 5-6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm và nấu chín nhừ.

3. Cách lựa chọn thực phẩm

Để mua được thực phẩm tươi ngon và sạch, bạn cần chú ý:

  • Chọn mua thực phẩm theo mùa để đảm bảo được độ tươi ngon và không chất bảo quản.
  • Rau củ nên chọn loại còn nguyên cuống, không bị dập nát, bị sâu hay đốm lạ. Không nên mua rau củ khi đã bị hép, dập nát, có mùi, màu sắc hoặc kích thước bất thường.
  • Mua thịt cần chọn loại có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm; không nên mua thịt có màu thâm, đen, xanh nhạ, có màng nhầy ở phía bên ngoài hoặc đã bị ôi thiu, có mùi lạ.
  • Chọn mua cá còn đang sống hoặc nếu không còn sống thì cần được được bảo trong đá lạnh. Không mua các loại cá bị ươn hoặc có mùi lạ.
  • Mua thực phẩm ở siêu thị/cửa hàng uy tín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nên chọn mua thực phẩm theo mùa để đảm bảo được độ tươi ngon và không chất bảo quản.

Người mắc bệnh viêm loét dạ dày nhẹ và không quá nghiêm trọng có thể điều trị nhà. Ngoài cách thay đổi chế độ ăn uống thì có thể kết hợp dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do. 

Dùng Yumangel  giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị…  chỉ sau 5-10 phút sử dụng. 

Một chế độ ăn uống và thực đơn cho người viêm loét dạ dày khoa học – hợp lý có vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh, ngăn ngừa cơn đau, cải thiện tiêu hoá và dinh dưỡng cho người bệnh. Kết hợp với chế độ sinh lành lạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng và tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, bệnh viêm loét dạ dày sẽ mau chóng được đẩy lùi.

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh viêm loét dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

5/5 (2 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *