Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không? Ngoài giải đáp thắc mắc này, bài viết còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích khác về hiện tượng bà bầu bị táo bón trong thai kỳ. Cùng theo dõi để hiểu rõ hơn về vấn đề này các mẹ nhé!
Mục lục
- I – Nguyên nhân bị táo bón khi mang thai
- II – Dấu hiệu táo bón khi mang thai
- III – Bà bầu bị táo bón có nguy hiểm không?
- IV – Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn không?
- V – Cách trị táo bón ở bà bầu an toàn cho mẹ và bé
- VI – Bà bầu bị táo bón ăn gì và kiêng ăn gì?
- VII – Cách phòng tránh táo bón khi mang thai
I – Nguyên nhân bị táo bón khi mang thai
Việc xác định sai nguyên nhân gây táo bón khi mang bầu ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến thai phụ bị táo bón khi mang bầu ở từng giai đoạn của thai kỳ.
1. Nguyên nhân bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu
Táo bón khi mang thai tuần đầu hay bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
- Do thay đổi nội tiết tố: Cơ thể phụ nữ mang thai thường tiết ra nhiều hơn các hormone, đặc biệt là progesterone. Chính điều này gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột cũng như quá trình đẩy chất thải ra ngoài.
- Ít vận động: Khi mới mang thai, thai phụ thường rất cẩn thận, đi lại nhẹ nhàng và hạn chế việc vận động nên cũng có thể là nguyên nhân táo bón xuất hiện.
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Ở thai phụ bị chứng ốm nghén, việc ăn uống cũng kém hơn, lượng chất xơ được dung nạp vào cơ thể quá ít khiến cho nhu động ruột hoạt động kém hiệu quả, chất thải khó đẩy ra ngoài gây táo bón khi có thai.
- Bổ sung vi chất không đúng cách: Thai phụ thường bổ sung canxi và sắt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Để có thể hấp thụ được 2 loại thuốc bổ này các mẹ cần phải cung cấp một lượng nước lớn.
Nếu không được hấp thụ hết, lượng sắt và canxi sẽ bị đào thải ra ngoài theo đường đại tiện và khiến phụ nữ mang bầu bị táo bón.
2. Nguyên nhân bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa
Thai phụ mang thai 3 tháng giữa vẫn phải duy trì việc bổ sung sắt và canxi hàng ngày. Đây là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón.
Theo các chuyên gia sức khỏe, thai phụ uống bổ sung sắt và canxi vô cơ có nguy cơ bị táo bón rất cao. Lý do là vì các phân tử sắt và canxi bị giải phóng ồ ạt, cơ thể người mẹ không thể hấp thụ kịp toàn bộ gây lắng cặn khiến bà bầu bị táo bón.
3. Nguyên nhân bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối
Theo thống kê, có tới 80% thai phụ bị táo bón khi mang thai tháng cuối. Các nguyên nhân gây táo bón khi mang thai 3 tháng cuối gồm:
- Càng về cuối thai kỳ lượng hormone nội tiết càng được sản xuất nhiều hơn, gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
Hình ảnh bà bầu bị táo bón đầy bụng.
- Các nguyên nhân khác có thể kể đến như: uống ít nước, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, do bồi bổ canxi và sắt khiến cơ thể nóng, tình trạng căng thẳng, stress trong thai kỳ.
- Ngoài ra, bị táo bón khi mang thai tháng cuối còn do một số nguyên nhân hiếm gặp khác như: bệnh tiểu đường, nhược giáp.
II – Dấu hiệu táo bón khi mang thai
Táo bón là trạng thái đi ngoài phân khô cứng, có cảm giác buồn nhưng không đi được. Khi muốn đi ngoài, mẹ bầu phải rặn mạnh, đi trong thời gian lâu, đi ít hơn 3 lần/tuần hoặc nhiều ngày mới đi 1 lần.
Táo bón thai kỳ khiến mẹ bầu đi ngoài lâu và phải rặn mạnh.
Ngoài ra, biểu hiện táo bón khi mang thai còn có thể gồm đầy hơi, đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn… Phụ nữ mang thai bị táo bón có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong thai kỳ, nhưng phổ biến hơn cả là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
III – Bà bầu bị táo bón có nguy hiểm không?
Mẹ bầu bị táo bón có sao không? Có nguy hiểm không? Bị táo bón ở bà bầu tuy chưa tới mức nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại có thể gây nhiều ảnh hưởng và tác hại đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe thai kỳ.
Thậm chí, hiện tượng táo bón khi mang thai còn có thể là nguyên nhân dẫn tới sảy thai, suy dinh dưỡng bào thai, đẻ non…
Khi mang thai bị táo bón còn là 1 trong các nguyên nhân làm phát sinh hoặc tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn…
Bị táo bón khi mang thai có sao không?
Lúc này mẹ bầu phải chịu đựng cảm giác đau rát ở vùng hậu môn, cơn đau bụng và đại tiện ra máu. Ngoài ra, mang thai bị táo bón nặng còn có thể tiềm ẩn một số hậu quả như:
- Khi có bầu bị táo bón nặng, thai phụ dùng lực rặn mạnh để đưa chất thải rắn ra ngoài dễ gây sảy thai hoặc đẻ non.
- Các chất độc trong phân như amoniac, phenol, indol… nếu ở trong ruột quá lâu có thể bị hấp thụ ngược.
- Thai nhi bị suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng.
- Tâm lý thi phụ thất thường, hay cáu gắt, thậm chí là căng thẳng.
IV – Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn không?
Mang thai bị táo bón có nên rặn không? Rặn táo bón khi mang thai là điều tuyệt đối không nên vì các lý do sau:
- Các cơn rặn có thể kích thích các cơn co tử cung gây sảy thai sớm ở 3 tháng đầu, sinh non vào 3 tháng cuối thai kỳ.
- Khi các mẹ cố rặn mạnh để cố đẩy phân ra ngoài có thể phải đối mặt với nguy cơ nứt kẽ hậu môn – đây cũng chính là nguyên nhân gây nhiễm trùng hậu môn, là tiền đề của bệnh trĩ và ung thư đại tràng.
Do đó, với câu hỏi có bầu bị táo bón có nên rặn không thì câu trả lời là không nên các mẹ nhé. Thay vì rặn, các mẹ áp dụng một số cách dưới đây để giảm táo bón khi mang thai.
Bà bầu bị táo bón có được rặn không?
V – Cách trị táo bón ở bà bầu an toàn cho mẹ và bé
Bà bầu bị táo bón phải làm sao? Có thai bị táo bón không phải là một tình trạng gây nguy hiểm, nếu chỉ mới bị với các biểu hiện nhẹ, các mẹ có thể tự chữa trị tại nhà.
Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài, bà bầu bị táo bón đau bụng trở nên dữ dội, mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu thì cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên tắc điều trị táo bón cho mẹ bầu là vừa giảm các triệu chứng, vừa không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Các cách chữa táo bón ở bà bầu phải đảm bảo an toàn và lành tính.
1. Thay đổi thói quen đi đại tiện
Mẹ bầu bị táo bón phải làm sao? Nếu đang không biết có bầu bị táo bón phải làm sao các mẹ có thể thay đổi thói quen đi đại tiện hàng ngày của mình. Cụ thể vào buổi sáng, các mẹ đặt chân lên một chiếc ghế vì tư thế giống ngồi để giúp phân di chuyển dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể massage khu vực giữa của âm hộ và vùng chậu khi đang đi vệ sinh để việc đi ngoài dễ dàng hơn.
2. Ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước
Một cách hữu khác nếu mẹ đang không biết bị táo bón khi mang thai nên làm gì đó là hãy ăn nhiều chất xơ. Bởi chất xơ vừa giúp cơ thể hấp thu nước nhiều hơn vừa làm mềm phân lại làm tăng tốc độ chuyển hóa, loại bỏ các chất thải nhanh hơn.
Mặt khác, cách làm giảm táo bón cho bà bầu khác các mẹ có thể áp dụng là uống đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
Ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước là cách trị táo bón cho mẹ bầu sau sinh hiệu quả.
3. Mẹo khắc phục táo bón khi mang thai
Bà bầu bị táo bón thì phải làm sao? Với trường hợp bị táo bón thai kỳ ở mức độ nhẹ, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo điều trị tại nhà dưới đây:
- Trà bồ công anh: Ăn gì trị táo bón cho bà bầu? Uống trà bồ công anh giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích gan tiết nhiều dịch mật hơn và tạo thuận lợi cho hoạt động tiêu hóa. Bên cạnh đó, loại trà này còn cung cấp nước, giảm cảm giác khó chịu do bị đầy hơi.
- Trà hoa cúc: Các tinh chất có trong trà hoa cúc có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa và giảm căng thẳng. Để giảm táo bón cho mẹ bầu, các mẹ hãy uống một cốc trà hoa cúc sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
- Chữa táo bón cho bà bầu bằng mật ong: Mật ong không chỉ giúp tăng cường đề kháng mà còn có khả năng bôi trơn đường ruột nên được xem là thực phẩm trị táo bón cho bà bầu hiệu quả. Mỗi ngày mẹ nên uống cốc mật ong ấm và dùng liên tục trong 3 ngày để khắc phục biểu hiện của táo bón ở bà bầu.
5. Sử dụng thuốc táo bón cho mẹ bầu
Trường hợp đã áp dụng các cách trên mà dấu hiệu táo bón ở bà bầu không cải thiện hoặc tình trạng nghiêm trọng hơn thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng dung dịch tháo thụt táo bón cho bà bầu, nhét hậu môn hoặc dầu bôi trơn.
Trong trường hợp bất khả kháng các phương pháp điều trị táo bón cho bà bầu ở trên điều không cho hiệu quả, bác sĩ sẽ kê thuốc nhuận tràng an toàn dành riêng cho bà bầu.
Mẹ bầu chỉ nên uống thuốc chữa táo bón khi được bác sĩ chỉ định.
Một số loại thuốc chữa táo bón cho bà bầu có thể kể tới như: thuốc Psyllium, thuốc Fybogel, thuốc Senna, thuốc Glycerol… Lưu ý thai phụ chỉ được sử dụng các loại thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ.
VI – Bà bầu bị táo bón ăn gì và kiêng ăn gì?
Nguyên tắc ăn uống và dinh dưỡng bà bầu cần nắm được khi bị táo bón đó là nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng kích thích nhu động ruột để tránh tích tụ phân trong đường ruột lâu ngày đồng thời uống đủ nước để niêm mạc ruột được bổ sung độ ẩm và phân di chuyển dễ dàng hơn.
1. Mẹ bầu bị táo bón nên ăn gì?
Có thai bị táo bón nên ăn gì? Các thực phẩm mẹ bầu bị táo bón nên ăn để cải thiện tình trạng gồm:
- Thực phẩm giàu chất xơ: Bị táo bón khi mang thai nên ăn gì? Mỗi ngày mẹ cần bổ sung cho cơ thể đủ từ 25-30g chất xơ. Chất xơ có nhiều trong các loại trái cây, rau xanh, điển hình như: mận, các loại hạt đậu, kiwi, ngũ cốc, bánh mì đen, táo, lê, đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu ngự…
Mẹ bầu bị táo bón nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ.
- Thực phẩm có tác dụng cải thiện tiêu hóa: Bà bầu bị táo bón ăn gì tốt? Các loại thực phẩm giàu probiotic không những giúp cải thiện và ngăn ngừa táo bón mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột. Mẹ bầu nên ăn sữa chưa, sữa bơ, dưa bắp cải, dưa chuột muối… để bổ sung probiotic cho cơ thể.
- Thực phẩm giàu magie: Khoáng chất này có nhiều trong các thực phẩm như: bơ, nho khô, lúa mì, yến mạch, một số rau màu xanh đậm,…
2. Có bầu bị táo bón kiêng ăn gì?
Để chống táo bón cho bà bầu và không khiến tình trạng nặng hơn, các mẹ cần chú ý kiêng ăn một số thực phẩm dưới đây:
- Sôcôla: Các nhà nghiên cứu cho rằng, hàm lượng lớn chất béo trong sôcôla có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, làm chậm các cơn co thắt giúp đưa thức ăn di chuyển qua ruột.
- Các sản phẩm từ sữa: Món ăn cho bà bầu bị táo bón nên kiêng tiếp theo các sản phẩm từ sữa như sữa, phô. Tuy vẫn chưa chắc chắn sữa là nguyên nhân chính gây táo bón nhưng đường lactose trong sữa có thể gây tích tụ khí và đầy hơi.
Chuối xanh là một trong các thực phẩm mẹ bầu nên kiêng ăn khi đang bị táo bón.
- Thịt đỏ: Bà bầu bị táo bón tháng cuối và thai phụ bị táo bón khi mang thai tháng đầu nên hạn chế ăn nhiều thịt đỏ vì đây là thực phẩm khó tiêu hóa do chứa nhiều chất béo và đạm. Mặt khác, loại thịt này còn rất giàu chất sắt – một trong những nguyên nhân gây táo bón.
- Chuối xanh: Chuối xanh chứa một lượng lớn tinh bột – hợp chất gây nhiều khó khăn cho việc tiêu hóa. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn chứa pectin – một loại chất xơ rút nước từ phân chuyển qua ruột, gây nên tình trạng khó đi tiêu.
- Các loại thực phẩm chứa caffeine: Caffeine trong cà phê, trà và sôcôla có thể làm trầm trọng thêm chứng táo bón thai kỳ.
VII – Cách phòng tránh táo bón khi mang thai
Thay vì tìm cách điều trị táo bón ở bà bầu, các mẹ nên chủ động phòng tránh táo bón khi mang thai bằng cách có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Cụ thể:
- Mỗi ngày cần uống đủ từ 8 – 10 ly nước, nên uống một cốc nước ấm vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Bổ sung đủ cho cơ thể từ 25 – 30g chất xơ mỗi ngày.
- Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm làm tăng nguy cơ táo bón ở phụ nữ mang thai như: đồ chiên rán, mít, nhãn, cà phê…
- Tích cực vận động, tập luyện vừa sức như: tập yoga, đi bộ, bơi…
Nhìn chung, táo bón khi mang thai khá phổ biến và thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu mang thai bị táo bón ra máu nặng và không được điều trị có thể gây đẻ non, sảy thai, thai nhi suy dinh dưỡng. Do đó, nếu táo bón thai kỳ kèm theo dấu hiệu bị đại tiện ra máu, nứt kẽ hậu môn, giảm thèm ăn, đau bụng hay buồn nôn thì các cần đi thăm khám ngay, tuyệt đối không nên chủ quan.
Yumangel gợi ý:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.