Theo thống kê có đến 70% học sinh khi bị stress học đường có suy nghĩ tiêu cực. Ở lứa tuổi này, các em phải chịu nhiều áp lực từ gia đình, ganh đua điểm số bạn bè…dễ khiến các em kiệt quệ về sức khỏe, đáng lo ngại hơn là những triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Mục lục
I – Biểu hiện nào cho thấy bạn đang bị căng thẳng học đường?
Trong thời điểm hiện tại, vấn đề điểm số và chọn trường sau khi thi tốt nghiệp là nguyên nhân hàng đầu gây stress học đường.
Nhiều người cứ nghĩ stress về thi cử, chọn trường rất bình thường, vì đa phần mọi người đều phải trải qua. Nhưng không, stress vì chọn trường có thể gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, thậm chí là dẫn đến những quyết định sai lầm.
– Buồn bực mà không biết lý do là gì: Những tác động rất nhỏ cũng có thể khiến các bạn học sinh cảm thấy buồn bực, đôi khi chính các bạn cũng không rõ lý do là gì.
Qua đây, các em có thể tự tạo ra cho mình 1 chiếc tường ngăn cách với thế giới bên ngoài. Cha mẹ nên đồng hành, tìm hiểu lý do để giúp các em vượt qua giai đoạn căng thẳng vì chọn trường.
– Thường xuyên cảm thấy thất bại: Ở lứa tuổi học sinh, các em thường thích thể hiện bản thân. Nhưng nếu luôn cảm thấy thất bại, không có giá trị thì có lẽ các em đang gặp vấn đề về tâm lý. Điều này thường hay gặp khi các em căng thẳng, nhất là lo lắng vì điểm số sau khi thi cử, chọn trường.
Các biểu hiện của stress vì thi cử.
– Thích ở một mình, không muốn nói chuyện với bất kỳ ai: Ai cũng cần có không gian riêng để suy nghĩ và học sinh cũng vậy. Nhưng nếu các em ở một mình quá lâu, không muốn giao tiếp với bất kỳ ai thì cha mẹ nên chú ý, quan tâm nhiều hơn.
– Suy nghĩ hoặc hành động tiêu cực: Stress về chọn trường, thi cử có thể khiến các em học sinh có những hành động hoặc suy nghĩ tiêu cực. Thậm chí, một số em còn chọn cách hành hạ bản thân hoặc tự tử.
( → Xem thêm: Cách giảm đau dạ dày khi bị căng thẳng, stress công việc trong mùa Covid)
II – Đau dạ dày là 1 hậu quả do stress về chọn trường, thi cử gây ra
Stress vì thi cử, điểm số, chọn trường quá lâu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần, chẳng hạn như khiến các em học sinh không muốn đến trường, không muốn đi học, bị ốm liên tục không khỏi, không tăng cân, không phát triển chiều cao, bất thường về mặt tâm lý, trầm cảm,…
Ngoài những hậu quả điển hình về sức khỏe và tâm lý kể trên, stress vì điểm số lâu ngày có thể khiến các em học sinh bị đau dạ dày. Bởi vì, khi stress quá lâu, hệ thần kinh sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit dịch vị.
Đau dạ dày là 1 hậu quả do stress về chọn trường.
Trong khi đó, lượng thức ăn cần tiêu hóa không đổi hoặc ít hơn, dẫn đến axit dịch vị thường xuyên dư thừa, bào mòn niêm mạc dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày với các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, có thể nôn, đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, đau vùng thượng vị…
Đau dạ dày không được chữa trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày… Vì thế, bên cạnh kiểm soát sớm chứng stress học đường, các em học sinh cũng cần được chữa dứt điểm đau dạ dày do stress vì thi cử, điểm số.
III – Cách xử lý đau dạ dày do stress vì thi cử, chọn trường
Để chữa khỏi đau dạ dày do stress vì thi cử, chọn trường, phụ huynh và các em học sinh nên lưu ý:
1. Giải quyết stress, căng thẳng do thi cử, chọn trường
– Sắp xếp thời gian biểu hợp lý, để không tạo thêm căng thẳng trong thời gian thi cử, chọn trường.
– Đừng quá ép buộc bản thân phải suy nghĩ về điểm số, thành tích. Hãy đơn giản hóa mọi chuyện, các em đã cố gắng và kết quả như thế nào thì chấp nhận như vậy.
– Ngủ đủ giấc: Các em không nên suy nghĩ quá nhiều về kết quả. Thay vào đó, hãy nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt nên đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc.
– Nghe nhạc, ngồi thiền, tập thể dục để giải tỏa căng thẳng.
– Chia sẻ vấn đề đang gặp phải cùng người thân, bạn bè để nhận được những lời khuyên hữu ích.
Nghe nhạc giúp đầu óc thư giãn hơn.
2. Duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp tăng cường sức khỏe của dạ dày. Một vài nguyên tắc ăn uống, sinh hoạt giúp dạ dày khỏe mạnh hơn là:
– Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, ăn thực phẩm đã chế biến kỹ, không ăn đồ ăn cay nóng, chua, lạnh, nhiều đường, nhiều dầu mỡ.
– Không uống rượu bia, cà phê, đồ uống có gas, không uống thuốc lá.
– Không vận động, học tập, tắm gội ngay sau khi ăn.
– Không bỏ bữa, không để bị đói hoặc ăn quá no trong 1 bữa.
– Ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ.
– Tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe tổng quát và sức khỏe dạ dày.
3. Điều trị bằng thuốc
Nếu có các dấu hiệu của đau dạ dày, phụ huynh nên đưa các em đến cơ sở y tế để thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị với các loại thuốc phù hợp.
Ngoài ra, nếu các triệu chứng của đau dạ dày như ợ hơi, ợ chua, trào ngược, đau vùng thượng vị stress khiến các em khó chịu, có thể uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Yumangel có 2 nhiệm vụ chính là trung hòa axit dịch vị và tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Qua đó, giúp cơn đau dạ dày nhanh chóng dịu xuống.
Để được tư vấn kỹ hơn về cách sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel, bạn đừng quên gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 hoặc bình luận bên dưới nhé.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…